Quản lý về số lượng giáo viên

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 42)

Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng theo quy định của Điều lệ

trường Tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ giáo dục &đào tạo và định mức theo thông tư liên tịch số

35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 giữa Bộ GD&ĐT về việc

chuẩn bị đội ngũ giáo viên kế cận để sẳn sàng bổ sung, thay thế kịp thời

những trường hợp có giáo viên chuyển công tác, nghỉ hưu, sức khỏe yếu hoặc

khả năng không còn đảm đương được nhiệm vụ được giao,…

1.4.2. Quản lý về cơ cấu đội ngũ giáo viên [4, tr 274]

Cơ cấu đội ngũ giáo viên phải đảm bảo sự đồng bộ trên các sự tương thích :

- Cơ cấu về giới

- Cơ cấu về phân ngành chuyên môn

Trong giai đoạn hiện nay, cần bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trẻ

có khả năng tiếp thu và vận dụng KHCN vào công tác giảng dạy, đồng thời

phải đảm bảo tính kế thừa, sự hợp lý về cơ cấu, phù hợp trong phân công phụ

trách các mặt hoạt động của nhà trường, phù hợp với năng lực và điều kiện

công tác, phù hợp với cơ chế quản lý điều hành.

1.4.3. Quản lý về trình độ đào tạo - chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên

Theo Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/10/2007 quy định về trình độ đội ngũ giáo viên: Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định hiện hành tương ứng với ngạch giáo viên dự tuyển. Cụ thể:

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;

b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.

d) Ngoài trình độ đào tạo, người giáo viên tiểu học cần phải bồi dưỡng

trình độ nghiệp vụ ở 3 lĩnh vực:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. + Kiến thức.

+ Kỹ năng sư phạm.

Khi quản lý về trình độ cần quan tâm đến công tác thanh, kiểm tra, đánh giá giáo viên. Công tác thanh, kiểm tra hoạt động của giáo viên tiểu học nhằm đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, đặc

biệt là giáo viên dạy chương trình mới để có căn cứ bố trí lại những người

không đáp ứng được yêu cầu của chương trình.

Trước đây, thanh tra giáo viên là hoạt động kiểm tra tuân thủ các quy định của Bộ giáo dục và đào tạo; ngày nay đã trở thành hoạt động kiểm tra- đánh giá, hổ trợ. Nghĩa là việc đánh giá nhằm mục tiêu đào tạo, giúp đỡ giáo viên phát triển năng lực của mình.

Nội dung đánh giá trước đây chỉ hạn chế trong khuôn khổ quan sát hoạt

động của giáo viên thông qua dự giờ dạy trên lớp. Ngày nay không hạn chế

trên phạm vi đó mà còn xem xét việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhất là sự hoạt động đóng góp của tập thể sư phạm, đảm bảo sự phối hợp của

giáo viên với những người liên quan.

Thanh tra giáo viên có mục tiêu là cải thiện chất lượng giảng dạy và

dạy của giáo viên đúng theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, phục vụ mục tiêu đào tạo; phát hiện tiềm năng của giáo viên - tăng khả năng nghề nghiệp của họ, giúp giáo viên phát triển hết khả năng của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 42)