Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 76)

2.3.1. Nguyên nhân những mặt mạnh

Có thể nói rằng, những kết quả đạt được trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một xuất phát từ:

Trước hết, đó là sự quan tâm đánh giá đúng mức tầm quan trọng của giáo dục nói chung, đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú nói riêng thể hiện qua

các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như sự

thực hiện có hiệu quả những quan điểm, chủ trương, chính sách mà Đảng và

nhà nước đã đề ra. Trong những năm qua các cấp Ủy, Đảng, Nhà nước đã có

những chủ trương rất quan trọng về đổi mới sự nghiệp GD&ĐT. Những chủ

trương đúng đắn này đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho năng lực nội sinh

của ngành giáo dục nói chung và đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị xã

Thủ Dầu Một nói riêng.

Kế đến, đó là ngành giáo dục ở Thị xã Thủ Dầu Một trong những năm

gần đây đã khẳng định được chất lượng giáo dục, tạo được niềm tin đối với

các cấp lãnh đạo Tỉnh Bình Dương, khẳng định khả năng phát triển của Thị

xã trước yêu cầu đổi mới. Đó cũng là động lực để đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý các trường nâng cao tinh thần trách nhiệm, vươn lên khắc phục khó

khăn, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng.

2.3.2. Nguyên nhân những mặt còn hạn chế

Nhiều người nhận thức về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên tiểu

học bán trú chưa cao. Có ý kiến cho rằng đội ngũ giáo viên tiểu học – tiểu học bán trú thì không cần trình độ cao. Đây là ý kiến chưa đúng, vì giáo viên tiểu

học là người thầy đầu tiên trong cuộc đời của người học sinh, là người khắc

dấu ấn sâu sắc trong sự hình thành nhân cách của học sinh sau này. Người

giáo viên tiểu học bán trú cần phải luôn học tập, nâng cao trình độ, có kiến

thức không sâu nhưng trải rộng về nhiều bộ môn khoa học cơ bản để có thể

giảng dạy tốt cho các em ở tất cả các môn trong chương trình tiểu học.

Trong công tác quy hoạch, tuyển dụng, hàng năm Phòng GD&ĐT Thị

xã Thủ Dầu Một và các trường đều có kế hoạch định hướng cho việc quy

hoạch, tuyển dụng nhưng việc thực hiện gần như chưa đạt yêu cầu. Lý do phụ

phối hợp chưa tốt với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, ... cũng như chưa có sự phân cấp tuyển dụng cho Phòng GD& DT và nhà trường.

Hệ thống chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên chậm, chưa được

sửa đổi, bổ sung. Một số chế độ, chính sách định mức biên chế, các quy định

trong tuyển dụng và sử dụng viên chức không còn phù hợp, chưa thật sự hợp

lý nhưng chậm hoặc chưa được điều chỉnh, thay thế cho sát với tình hình mới. Trong công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá giáo viên còn nhiều vấn đề

bất cập, một số giáo viên chưa nhận thức rõ được mục đích, yêu cầu, ý nghĩa

của việc kiểm tra, đánh giá giáo viên.

Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về trình độ chuyên môn và năng lực sư

phạm. Cần tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên.

Một số giáo viên tiểu học cuộc sống vẫn còn rất khó khăn, tuy nhiên

chưa có chính sách hợp lý và thật sự rõ ràng. Chưa tạo được hứng thú cho

giáo viên tập trung giảng dạy. Cần có chế độ chính sách hợp lý để tạo hứng

thú cho giáo viên.

Ngành giáo dục Thị xã Thủ Dầu Một hiện nay còn nhiều khó khăn, bất

cập trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên. Một số cán bộ quản lý, giáo

viên chưa nhận thức đúng về vị trí. Vai trò của nhà trường, của bản thân trước yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xã hội, nên chưa thật tận tâm với nghề, thiếu

cố gắng vươn lên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Một số cán bộ

quản lý, giáo viên có hoàn cảnh gia đình, do tuổi tác, do khó khăn trong cuộc

sống đời thường, nên chưa quyết tâm cao trong việc học tập, nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ.

Kết luận chương 2

Từ kết quả nghiên cứu tài liệu, báo cáo của Phòng GD&ĐT Thị xã Thủ

Dầu Một, khảo sát thực tế 73 CBQL (bao gồm : Hiệu trưởng, Phó hiệu

xã Thủ Dầu Một với 300 phiếu khảo sát về nội dung thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương, cho thấy bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ như: từng bước đã

khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên, nhà trường đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi để các giáo viên nâng cao trình độ để trình độ chuyên môn nghiệp

vụ của giáo viên ngày càng được nâng lên từ đó tác động tích cực đến đội ngũ

giáo viên tạo ra những chuyển biến đáng khích lệ trong hoạt động dạy học

của nhà trường.

Tuy nhiên, những ghi nhận cũng cho thấy còn những vấn đề hạn chế

như: Về số lượng giáo viên bộ môn và giáo viên dạy năng khiếu còn thiếu, tỉ

lệ giáo viên/ lớp chưa đáp ứng được theo chuẩn của đề lệ trường tiểu học đã

quy định (so với trường tiểu học 2 buổi và bán trú), giáo viên trình độ 9+3 và

12 +2 còn cao (27,8%); Cơ chế tuyển dụng chậm đổi mới, chưa phân cấp cho

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC BÁN TRÚ Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT

– TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1. Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp

3.1.1. Chiến lược và định hướng phát triển kinh tế, giáo dục của Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương

3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế của Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương

Theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (2010-2015), Đảng bộ Thị xã

Thủ Dầu Một đã xác định mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là

“Phát triển Thị xã Thủ Dầu Một thành trung tâm đô thị theo hướng văn minh,

hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật của Bình Dương và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bảo đảm phát triển bền

vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, bảo vệ môi

trường. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và đảm bảo giữ vững quốc phòng – an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn”.

- Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Thủ Dầu

Một, phấn đấu thực hiện theo các tiêu chí đô thị loại I văn minh, hiện đại vào năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng mới (thành phố mới) vừa cải tạo nâng cấp đô thị hiện hữu, tạo tiền đề góp phần xây dựng thành phố Bình Dương trong tương lai.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát

triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú

trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ.

- Phát triển kinh tế đảm bảo yếu tố bền vững, thực hiện tốt các giải pháp

để tăng nhanh tốc độ phát triển dịch vụ. Chú trọng đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp. Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Tăng cường các hoạt động văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng an ninh.

3.1.1.2. Định hướng phát triển giáo dục tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một– Tỉnh Bình Dương

Theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (2010-2015), Đảng bộ Thị xã

Thủ Dầu Một đã định hướng phát triển giáo dục 5 năm (2010-2015) như sau:

Mục tiêu chung:

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ chất lượng giáo dục theo hướng tiếp

cận với trình độ chuẩn hóa và hiện đại hóa. Xây dựng và phát triển đội ngũ

giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn

100%, nâng dần tỷ lệ giáo viên trên chuẩn theo từng năm. Tiếp tục đầu tư cơ

sở vật chất trường học, xây dựng xã hội học tập, mở rộng hình thức liên kết

trong giáo dục và đào tạo, phát huy vai trò của Hội khuyến học và các Trung

tâm học tập cộng đồng, động viên kịp thời các gương điển hình trong học tập,

sử dụng hiệu quả “ Quỹ khuyến học” địa bàn. Phấn đấu thực hiện đạt các chỉ

tiêu đề ra trong lĩnh vực giáo dục, giữ vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn

quốc gia về phổ cập giáo dục bậc tiểu học, trung học cơ sở và phổ cập bậc

- Thực hiện công bằng trong giáo dục nhằm phát huy tiềm năng về trí

tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo

dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ thành quả giáo

dục ở mức độ ngày càng cao.

- Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi thành viên

trong xã hội được học tập, học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ phổ

thông, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tri thức và khả năng thích ứng với cuộc sống.

- Từng bước hoàn thiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý giáo dục theo hướng đa dạng hoá các loại hình giáo dục, phát triển mạnh các cơ sở giáo

dục ngoài công lập; mở rộng liên kết, hợp tác, khuyến khích đầu tư trong và

ngoài nước để phát triển hợp lý cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và yêu cầu đặc điểm của giáo dục Thị xã.

+ Từng bước chuyển cơ sở giáo dục công lập sang hoạt động theo cơ

chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế tài chính và thực

hiện nhiệm vụ; bảo đảm thường xuyên nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo

dục, bảo đảm quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người học.

+ Có lộ trình thích hợp chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang loại hình bán trú và 2 buổi/ngày.

- Cùng với chủ trương chung của Tỉnh, Ngành giáo dục thị xã cũng đặt

mục tiêu phát triển hoàn chỉnh hệ thống giáo dục nhằm nâng cao nguồn nhân

lực cho địa phương. Phấn đấu đến năm 2015, mạng lưới trường, lớp từ mầm

non đến THCS rãi đều khắp các xã, phường.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chỉ đạo điều hành của

chính quyền và sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể từ thị đến cơ sở

xây dựng đội ngũ CB-GV-CNV nói riêng; quan tâm, hỗ trợ cho các trường có điều kiện tốt để thực hiện nhiệm vụ.

Mục tiêu cụ thể :

Giáo dục phổ thông : phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lầu hoá, phòng học

kiên cố ngành học phổ thông đạt 90%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia toàn

thị xã đạt từ 80 % trở lên.

- Tiểu học:

+ Đến năm 2015 đảm bảo đủ phòng học cho học sinh học 02 buổi/ngày; đạt 100% trường công lập học bán trú, 2 buổi/ngày vào năm 2015.

+ Số phòng học kiên cố, đúng quy cách đạt 85% năm 2015.

+ Số trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 85% năm 2015.

+ Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi đạt 99,5% năm 2015. Tỷ lệ học

sinh ngoài công lập chiếm 1% - 1,5% năm 2015.

Về công tác xây dựng đội ngũ :

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ, tiếp tục

thực hiện chủ trương luân chuyển CBQL, củng cố đội ngũ CBQL-GV cho các

nhà trường.

- 100% CBQL được bồi dưỡng về quản lý và lý luận chính trị; trình độ

chuẩn hoá của giáo viên các cấp học đạt 100%, trong đó : tỷ lệ bình quân giáo viên đạt trình độ trên chuẩn các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) trên 50%.

3.1.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, các quyết định và chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo

Đội ngũ giáo viên luôn luôn là lực lượng quyết định thành quả của một nền giáo dục. Đội ngũ giáo viên có chuẩn hóa, hiện đại hóa, có được nâng cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì nền giáo dục mới phát triển, chất lượng giáo dục mới có thể trở thành động lực, đòn bẩy thúc đẩy kinh tế -

xã hội phát triển. Nội dung chuẩn hóa của đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú cần phải đầy đủ các yếu tố: phẩm chất chính trị ; đạo đức lối sống ; trình độ; kiến thức; kỹ năng sư phạm,…

Theo quyết định số 295/QĐ- BGDĐT ngày 11/10/1994 của Bộ GD&ĐT

có nêu : “ Giáo viên tiểu học là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục, tổ chức quá trình phát triển của trẻ bằng phương

thức nhà trường”; Và theo chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư

Trung ương Đảng đã nêu rõ : “Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa

mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ chiến lược

phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước”.

3.1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương trường Tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương

Qua khảo sát và phân tích thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên THBT ở

Thị xã Thủ Dầu Một về cơ bản có những mặt đã đạt được yêu cầu, nhiệm vụ

đặt ra đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và định mức giáo viên trên

lớp theo quy định của từng giai đoạn để từng bước nâng cao chất lượng dạy

và học theo xu hướng và tình hình mới hiện nay đồng thời cũng tính đến tỷ lệ

giáo viên hao hụt do tới tuổi về hưu để bổ sung cho từng giai đoạn đảm bảo

yêu cầu phát triển giáo dục, góp phần tích cực trong việc ổn định hoạt động

của ngành, tạo động lực cho sự phát triển.

Tuy nhiên, so với xu thế chung và đòi hỏi đổi mới giáo dục phổ thông,

thì công tác quản lý đội ngũ giáo viên THBT ở Thị xã Thủ Dầu Một vẫn còn

nhiều bất cập: đội ngũ giáo viên vẫn đang thiếu về số lượng, cơ cấu đội ngũ

giáo viên vẫn trong tình trạng nữ hóa và trình độ đội ngũ tuy có nâng lên về

bằng cấp nhưng thực chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy ngày

động quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra; những bất cập trong công tác hoạch định, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên vẫn cần phải được khắc phục kịp thời.

3.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học bán trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương trú ở Thị xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, kết quả phân tích và đánh giá thực trạng,

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú ở thị xã thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)