Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội làng nghề

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 135)

Trong các năm qua, lãnh đạo tỉnh đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng. Nhiều công trình, dự án trọng điểm thuộc các ngành giao

thông, nông nghiệp, điện, nước, bưu chính, viễn thông, giáo dục, y tế, văn hóa đã

hoàn thành đưa vào sử dụng, đang phát huy hiệu quả, giúp Bến Tre phá thế biệt lập về địa lý, mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi thu hút mạnh đầu tư và phục vụ cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Đặc biệt trong các năm qua, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, hàng loạt công trình kiến thiết đô thị, hạ tầng nông thôn được xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đô thị và nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát triển.

Danh mục các công trình hạ tầng đầu tư xây dựng trong năm 2010 gồm: đường vào cầu Hàm Luông, đang gấp rút thi công để đưa cầu Hàm Luông trên quốc lộ 60 vào sử dụng dịp 30/4 sắp tới; cầu Bến Tre 1, bắc qua sông Bến Tre (thành phố Bến Tre), phục vụ cho việc mở rộng thành phố Bến Tre về phía bờ Nam sông Bến

Tre, xây dựng 10 cầu bê-tông vĩnh cửu thay thế cầu sắt trên quốc lộ 57; nâng cấp đường tỉnh 883, 884, đường tránh thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, trên tỉnh lộ 885. Đặc biệt, Chính phủ đã đồng ý cho lập dự án cầu Cổ Chiên, trên quốc lộ 60, bắc qua sông Cổ Chiên, nối Bến Tre - Trà Vinh, dự kiến khởi công vào cuối năm 2010, vốn đầu tư 4.000 tỉ đồng.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được thể hiện trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch chuyên ngành của địa phương.

Cần lồng ghép với các chương trình mục tiêu, chương trình xây dựng nông thôn mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, với các mục tiêu cụ thể như: xây dựng kế hoạch nhựa hóa đường giao thông nối liền từ khu sản xuất nghề tập trung, các làng nghề tới các trục đường chính đã nhựa hóa, tạo sự giao lưu thông suốt trong việc vận chuyển và trao đổi hàng hóa; xây dựng hệ thống điện, cấp thoát nước, các hệ thống dịch vụ như tài chính, tín dụng, bưu chính viễn thông,…

Bên cạnh đó tỉnh cũng đã đầu tư trên 4,5 tỉ đồng để gia cố, nâng cấp, làm mới đường giao thông, xây dựng cống và hệ thống thoát nước cho các làng nghề như: Làng nghề An Thạnh, Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày), An Hiệp (huyện Châu Thành), Hưng Nhượng (huyện Giồng Trôm).

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)