Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 125)

Để có thể vừa tăng nhanh về số lượng vừa nâng cao được trình độ kỹ thuật tay nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu mở rộng phát triển sản xuất của các làng nghề đòi hỏi trước hết Nhà nước cần phải mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng các hình thức dạy nghề thành lập các trường dạy nghề truyền thống ở bậc Cao Đẳng nhằm tạo ra được một đội ngũ những người quản lý những cố vấn kỹ thuật cho các

thống tổ chức các dịch vụ tư vấn giúp đỡ các cơ sở về mặt kỹ thuật quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc pháp luật.

Đa số các làng nghề ở Bến Tre sử dụng lao động thủ công, lao động trẻ ngày nay phần lớn đi làm công nhân ở các khu, cụm công nghiệp; nếu không có chiến lược và chính sách đào tạo phù hợp sẽ có nguy cơ mai một nghề truyền thống. Từ nay đến năm 2020 ngoài số lao động tự nâng cao tay nghề và truyền nghề cho nhau, sẽ tiến hành hỗ trợ đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho 10.000 lao động tại cơ sở; đào tạo trình độ quản lý và chuyên môn kỹ thuật cho 2.000 chủ cơ sở và lao động tại các trung tâm dạy nghề. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề như sau:

Thay đổi phương thức đào tạo, thời gian đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng, phát huy hình thức đào tạo theo hợp đồng.

Các cơ sở làng nghề được hỗ trợ kinh phí gửi lao động đi đào tạo tại các trường quản lý, trường công nhân kỹ thuật của nhà nước.

Đưa một số lao động đến một số trường kỹ thuật có ngành nghề trong làng nghề địa phương đang phát triển để đào tạo theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước hỗ trợ một phần chi phí.

Khuyến khích các làng nghề mở lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương và các vùng lân cận. Nhà Nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí (bao gồm tiền thuê địa điểm truyền nghề, các chi phí về vật tư phục vụ truyền nghề). Gắn kết công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với chương trình đào tạo mỗi năm 1 triệu nông dân của Chính phủ do Bộ Lao động TB-XH đảm nhận, theo đó lao động nông thôn được vay vốn với lãi suất 0% từ nguồn vốn đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ để học nghề.

Lao động nông thôn khi tham gia học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH; được vay vốn từ chương

trình quốc gia giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 125)