Trình độ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đối với hàng thủ công truyền thống, nhu cầu này rất lớn và hết sức đa dạng thời nào cũng có không bao giờ chấm dứt. Nhìn chung đó là nhu cầu ăn, mặc ở đi lại, vận tải, học hành đó còn là nhu cầu

chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc, nhu cầu thời cúng tôn giáo tín ngưỡng. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử ở giai đoạn nào nhu cầu về tiểu thủ công nghiệp tăng thì làng nghề cũng tăng cả về quy mô và số lượng và ngược lại thu nhập càng tăng thì càng tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.

Trong những năm vừa qua ngành tiểu thủ công nghiệp có nhiều biến động thăng trầm thị trường cũng có nhiều thay đổi nhất là do trình độ kinh tế ngày càng phát triển mức sống người dân được nâng cao, sự biến động của nền kinh tế thế giới khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm thủ công nghiệp. Nhưng để thích hợp đáp ứng được nhu cầu của người dân cho đến ngày nay cùng với sự cải tiến về mẫu mã chất lượng sản phẩm đặc biệt là chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta đã tạo đà cho ngành tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, một số mặt hàng tiêu dùng trong nước trước đây do ngành nghề thủ công sản xuất và cung cấp song nay do công nghiệp phát triển đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn phù hợp với nhu cầu của người dân khiến nhiều làng nghề thủ công nghiệp đã phải thu hẹp dần quy mô sản xuất hoặc chuyển sang làm nghề khác. VD: làm nón, làm giấy, quạt và một số nghề đan lát,…

1.4.2.1. Trình độ của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề

Cần khẳng định rằng vai trò của nghệ nhân đối với nghề và làng nghề thủ công truyền thống là rất lớn. Không có nghệ nhân thì không có làng nghề hay ít nhất cũng không có làng nghề lừng danh. Chính tài năng của các nghệ nhân với đôi “bàn tay vàng” của họ đã tạo nên những sản phẩm quý giá, tinh xảo và độc đáo những sản phẩm văn hóa sống mãi với thời gian, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và cho mỗi làng nghề. Chính nghệ nhân, thợ cả đã giữ cho làng nghề tồn tại đã đào tạo ra những nhóm thợ mà trước hết là con cháu của họ, những người trong gia đình, dòng tộc rồi đến con em trong làng thuộc các dòng họ khác. Kiên trì dạy nghề hết ngày này qua ngày khác theo lối “cầm tay chỉ việc”, “vừa học vừa làm” các nghệ nhân đã tạo ra một đội ngũ thợ lành nghề ngay tại làng xóm mình. Cứ như thế thợ thủ công kế tiếp, đan xen nhau lớp này đến lớp khác đời sau nối tiếp đời trước. Do đặc trưng sản xuất thủ công cả gia đình từ ông bà, anh em con cháu đến cùng làm nghề mỗi

người mỗi việc cho nên cùng một lúc ở làng nghề thường có vài ba thế hệ thợ thủ công cùng sản xuất.

1.4.2.2. Kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời

Về kỹ thuật hầu như các làng nghề đều sử dụng kỹ thuật truyền thống lâu đời của Việt Nam trong sản xuất. Mỗi nghề đều có kỹ thuật sản xuất riêng, kỹ thuật ấy bao gồm nhiều công đoạn, từ khâu khai thác chế biến nguyên liệu đến khâu cuối cùng là hoàn thành sản phẩm để bán ra thị trường cho người tiêu dùng. Trong đó còn bao hàm cả thủ pháp nghệ thuật, tuy các làng nghề đều sử dụng kỹ thuật chung, nếu các làng nghề ấy đều làm một nghề nhưng từng công đoạn kỹ thuật thì mỗi nơi một khác. Làng nghề nào cũng biến cách ứng dụng kỹ thuật chung ấy theo cách riêng của mình. Riêng thủ pháp nghệ thuật người ta còn tiến hành đa dạng hơn nữa, bởi mỗi nghệ nhân đều có thủ pháp nghệ thuật theo trình độ sáng tạo và kinh nghiệm của riêng mình. Điều đó giải thích tại sao làng nghề cụ thể này không thay thế được làng nghề kia, nghệ nhân này không thay thế được nghệ nhân khác mặc dù các làng ấy các nghệ nhân ấy đều làm một nghề và sản xuất ra những sản phẩm cùng loại sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay vô cùng nhanh chóng thay thế sức lao động của con người ở nhiều công việc nặng nhọc làm tăng hiệu quả của

các làng nghề. VD: máy móc trong nghề mộc, vi tính trong thiết kế mẫu và vẽ họa

tiết nghề thêu,…

1.4.2.3. Kết cấu cơ sở hạ tầng ở nông thôn

Một trong những nguyên nhân làm quy mô sản xuất của các làng nghề chậm

lại chính là cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

Từ xưa, các làng nghề truyền thống thường được hình thành ở những vùng

có giao thông thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế càng được phát triển, thị

trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề không còn bó hẹp tại địa phương mà đã vươn ra các khu vực lân cận, thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh đó

nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng cho nhu cầu của làng nghề ngày càng cạn kiệt,

bắt buộc phải vận chuyển từ những nơi khác về, chính vì vậy hệ thống giao thông

Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự phát triển của các làng nghề chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện nước, xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, sự hoạt động của các làng nghề trong nền kinh tế thị trường chịu

tác động mạnh mẽ bởi hệ thống thông tin nói chung. Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, nhất là internet giúp cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về nhu cầu, thị hiếu, giá cả, mẫu mã...

1.4.2.4. Vốn cho sản xuất

Vốn là một yếu tố quan trọng của một nền sản xuất hàng hóa trong các làng nghề nhu cầu về vốn phát triển sản xuất kinh doanh cũng rất khác nhau giữa các đối tượng, các thành phần kinh tế thông thường các doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu về vốn càng nhiều, các hộ gia đình và cá thể người lao động thì nhu cầu về vốn không lớn lắm.

Mặc dù những năm gần đây chúng ta có một số loại vốn cho vay để phát triển sản xuất và giải quyết việc làm như vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, vốn cho địa phương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vốn xóa đói giảm nghèo. Nhưng số lượng và tỉ lệ các hộ được vay vốn trong các làng nghề còn ít ỏi trong khi nhu cầu vay vốn là rất lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển chỗ làm việc mới như đầu tư theo chiều sâu của các doanh nghiệp trong các làng nghề.

Thực tiễn trong một số nghề cho thấy nếu đáp ứng được nhu cầu về vốn và có chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với người sản xuất thì chắc chắn sẽ phát triển mạnh được sản xuất, giải quyết tốt được công ăn việc làm cho người lao động của các địa phương và cơ sở.

Trong điều kiện ngày nay, nhất là khi nền kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất ngày càng gia tăng.

Trước đây, qui mô vốn của các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề

rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của gia đình nên khả năng mở rộng qui mô sản xuất

thành phần kinh tế quốc doanh cho nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay là rất khó. Đây chính là một trở ngại lớn cho sự phát triển của làng nghề.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)