Theo dòng lịch sử trên 300 năm, ĐBSCL là vùng giao thoa văn hóa của 4 dân tộc Việt – Chăm – Hoa – Khơme. Đặc thù trên đã tạo nên bức chân dung sống động, bình dị nhưng vô cùng đặc sắc qua phong tục, đời sống văn hóa, kiến trúc nhà ở, nghệ thuật (cải lương, tài tử, thơ, ca, hò vè, hát ru), tế lễ, thờ cúng, ẩm thực, sản xuất, trong đó phải kể đến có hàng trăm làng nghề truyền thống dẫu trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn hiện hữu như nghề kim hoàn, chạm khắc, làm trống, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, từ lục bình, làm ghe, lu, gốm sứ, dệt chiếu, đan đát, bánh tráng, bánh phồng, kẹo dừa, bánh pía...
Với xứ dừa Bến Tre, làng nghề hiện hữu ở đây rất đa dạng và phong phú: Sản xuất bánh tráng, bánh phồng, đan đát, dệt chiếu, kết thảm, sản xuất kẹo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, sản xuất chỉ xơ dừa, than thiêu kết, sản xuất rượu nếp đặc
56
sản như rượu Phú Lễ, Bình Phú...; kềm kéo Mỹ Thạnh. Hoạt động của làng nghề chủ yếu hướng vào việc sử dụng lao động và phù hợp với sự khéo léo của người dân sở tại. Các làng nghề góp phần xóa đói giảm nghèo cho hàng vạn lao động tại địa phương, là bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Nhưng hầu như những làng nghề này đều được công nhận sau năm 2000. Trước năm 2000 những làng nghề này hiện hữu là các ngành nghề nông thôn sau dần dần mở rộng quy mô và số hộ. Sau đó được công nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống.