Đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hóa sản phẩm trong làng

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 127)

lượng này có khả năng nghiên cứu và thiết kế các mẫu mã sản phẩm phù hợp với từng thị trường trước khi chuyển giao đến cơ sở sản xuất.

Mở các lớp bồi dưỡng nghệ nhân và thợ giỏi nhằm bổ sung lực lượng dạy nghề và truyền nghề. Các nghệ nhân ở các làng nghề tổ chức truyền nghề được thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận; được thù lao theo quy định của cơ sở đào tạo khi tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; được hưởng các ưu đãi về thuế trong hoạt động truyền nghề theo quy định hiện hành. Do vậy, sau khi phong nghệ nhân, các ngành các cấp cần căn cứ vào điều này để khuyến khích các nghệ nhân tham gia đào tạo nghề, nhất là với các nghề truyền thống.

Tăng cường năng lực hoạt động các Trung tâm dạy nghề ở các huyện, Tp để các đơn vị này chủ động đào tạo ngành nghề cho lao động địa phương.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn để nâng cao kỹ năng quản lý, kiến thức về hội nhập kinh tế, xúc tiến thượng mại, phát triển thị trường,…cho các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề. Khuyến khích và hỗ trợ việc tổ chức truyền nghề và đào tạo nghề cho người lao động.

Đối với những nghệ nhân là người tâm huyết với nghề nắm vững bí quyết và kỹ thuật sản xuất phải có ưu đãi đặc biệt . Hàng năm hoặc vài năm cần tổ chức xét và công nhận trao tặng danh hiệu cao quý tôn vinh nghề nghiệp cũng như thưởng vật chất xứng đáng cho những người thợ giỏi, nghệ nhân, những nhà kinh doanh có tài làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu nhiều cũng như những người có phát minh sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị công nghệ sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

3.2.2. Đổi mới công nghệ, kỹ thuật và đa dạng hóa sản phẩm trong làng nghề nghề

Thông qua chương trình khoa học công nghệ để hỗ trợ đổi mới công nghệ thiết bị, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu, đăng kí nhãn hiệu, áp dụng công nghệ phù hợp đến từng cơ sở, từng hộ gia đình

tham gia sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời với việc xử lý chất thải, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Hàng năm dành tỷ lệ thỏa đáng từ kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ để hỗ trợ các cơ sở sản xuất ngành nghề đổi mới công nghệ, thiết bị.

Cần có sự kết hợp giữa phương pháp cổ truyền và công nghệ hiện đại, giữa thủ công và cơ giới nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật và vệ sinh môi trường.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề ứng dụng kịp thời công nghệ và kỹ thuật tiên tiến với thiết bị phù hợp để vừa tăng năng suất lao động, vừa sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.

Thành lập các trung tâm hỗ trợ phát triển ngành nghề cho từng vùng để hỗ trợ việc đào tạo, dạy nghề, chuyển giao công nghệ, giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường môi giới.

Trước mắt, một số các tiến bộ khoa học công nghệ có thể được ứng dụng vào phát triển các làng nghề ở Bến Tre:

 Sản xuất đất sạch từ mụn dừa và sản xuất chỉ sơ dừa: nghiên cứu chế tạo ra

các máy móc, nhằm làm giảm chi phí vận hành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất lao động.

 Sản xuất thạch dừa: nghiên cứu ứng dụng các giải pháp xử lý ô nhiễm môi

trường hiệu quả với chi phí hợp lý.

 Sản xuất cơm dừa (sơ chế): cải tiến thiết bị, máy móc nhằm làm tăng năng

suất lao động, chất lượng sản phẩm đảm bảo VSATTP; đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

 Sản xuất bánh tráng, bánh phồng: những công đoạn có khả năng ứng dụng cơ

giới hóa gồm: xay bột, cắt bánh, máy ép và cối quết bánh.

 Sản phẩm đan kết, tết bện: cơ giới hóa ở các khâu như chẻ, xe sợi, dệt,...

 Làng nghề sản xuất kinh doanh hoa cây kiểng, cây giống: ứng dụng công nghệ sinh học, nuôi cấy mô,...tạo ra những loại sản phẩm có chất lượng và sạch bệnh.

 Sản xuất muối: tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng; cải tiến quy trình sản xuất,

góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng muối.

Các dự án phát triển làng nghề có ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật được các ngành thẩm định và xét hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học, kinh phí khuyến công của tỉnh, của huyện, thị và các nguồn vốn khác. Các đề tài khoa học phục vụ cho việc phát triển làng nghề được tỉnh ưu tiên xem xét và tạo điều kiện cấp kinh phí để cơ sở thực hiện đề tài. Hằng năm, Sở Công Thương phối hợp với các ngành lựa chọn các cá nhân, tổ chức có dự án chuyển giao công nghệ mới, thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm mới có giá trị kinh tế, phục vụ phát triển làng nghề để UBND tỉnh khen thưởng.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 127)