Thực trạng phát triển làng nghề tỉnh Bến Tre năm 2000 – 2010

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 31 làng nghề đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Từ các làng nghề này đã giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động, tạo ra giá trị sản xuất chiếm khoảng 15 % giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh và từng bước tạo điều kiện cho người dân địa phương có việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định, trong 5 năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh Bến Tre đã liên tục triển khai các chương trình như: khuyến công, khuyến nông, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xóa đói giảm nghèo. Theo đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương đã phối hợp với các cấp, các ngành, cùng với doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ hàng tỷ đồng cho các làng nghề phát triển sản xuất. Thông qua việc tổ chức trên 100 lớp truyền nghề, đào tạo nghề, tập huấn về kỹ năng quản lý, kiến thức về hội nhập, kỹ thuật an toàn thiết bị điện, an toàn vệ sinh thực phẩm…cho 4.700 lao động, chủ cơ sở. Ngoài ra, bằng nguồn vốn của chương trình khuyến công, ủy ban nhân dân các huyện đã đầu tư trên 300 triệu đồng để tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề về phát triển các ngành nghề như thủ công mỹ nghệ, sản xuất than thiêu kết, kẹo dừa, chỉ xơ dừa. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, tham gia hội chợ triển lãm hàng năm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẳng, Cần Thơ…Bên cạnh đó tỉnh cũng đã đầu tư trên 4,5 tỉ đồng để gia cố, nâng cấp, làm mới đường

giao thông, xây dựng cống và hệ thống thoát nước cho các làng nghề như: Làng nghề An Thạnh, Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày), An Hiệp (huyện Châu Thành), Hưng Nhượng (huyện Giồng Trôm).

Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường các cơ sở, các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, qui trình công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu… Đến nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã công nhận 17 làng nghề đạt tiêu chuẩn như: Làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh, làng nghề sản xuất kẹo dừa Phường 7, làng nghề dệt chiếu An Hiệp, làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa An Thạnh, làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa Khánh Thạnh Tân, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ, làng nghề Đan đát Phước Tuy, làng nghề sản xuất bánh phồng Phú Ngãi, làng nghề sản xuất cá khô An Thủy, làng nghề sản xuất bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phước Long, làng nghề cá khô Bình Thắng, làng nghề đúc lu Hòa Lợi, làng nghề dệt chiếu Thành Thới B, làng nghề kềm kéo Mỹ Thạnh, làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong…

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp đã phát triển 14 làng nghề với các làng nghề cây giống, hoa kiểng cho 10 ấp thuộc xã Vĩnh Thành; làng nghề cây giống hoa kiểng Song Lân (xã Phú Sơn); làng nghề cây giống hoa kiểng (xã Thạnh Ngãi), làng nghề đánh bắt thủy sản xã Bình Thắng, làng nghề làm muối Xã Bảo Thạnh (huyện Ba Tri). Nhiều sản phẩm truyền thống của các làng nghề của tỉnh Bến Tre được khôi phục và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm như: kẹo dừa, dệt chiếu An Hiệp, rượu Phú Lễ, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ xơ dừa…trong đó các sản phẩm như: kềm kéo Mỹ Thạnh, kẹo dừa, rượu Phú Lễ đã dự thi đạt giải thưởng huy chương vàng, huy hiệu vàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn. Các làng nghề còn tạo môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển, đã xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Việc phát triển các làng nghề trong thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động...

2.2.2.1. Số lượng làng nghề và quy mô của các làng nghề

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 55 làng nghề (26 làng nghề nông nghiệp và 29 làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Xét theo tiêu chí để công nhận làng nghề, đến năm 2009 UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết định công nhận 14 làng nghề nông nghiệp, trong đó có 9 làng nghề truyền thống và 17 làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 9 làng nghề truyền thống (tổng số 31 làng nghề được công nhận). Và một số làng nghề chưa được công nhận.

Bảng 2.4: Hiện trạng làng nghề phân theo địa bàn Huyện (TP) năm 2010

Huyện - TP Làng nghề Số cơ sở (cơ sở) Tỷ lệ (%) Số lao động (Lao động) Tỷ lệ (%) Giá trị sản lượng (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Toàn tỉnh 31 6.798 100 17.523 100 808.878,6 100 1. Tp Bến Tre 2 28 0,41 1.079 6,16 396,6 0,05 2. Huyện Châu Thành 1 130 1,91 291 1,66 3.042 0,38 3. Huyện Chợ Lách 11 1.906 28,04 6.087 34,74 89.895 11,11

4. Huyện Mỏ Cày Nam 2 284 4,18 495 2,82 10.467 1,29

5. Huyện Mỏ Cày Bắc 2 867 12,75 1.016 5,8 3.823 0,47

6. Huyện Giồng Trôm 5 606 8,91 2.409 13,75 44.897 5,55

7. Huyện Bình Đại 2 1.140 16,77 2.983 17,02 606.353 74,96

8. Huyện Ba Tri 5 1.730 25,45 2.946 16,81 38.342 4,74

9. Huyện Thạnh Phú 1 107 1,57 217 1,24 11.663 1,44

Biểu 2.2: Biểu đồ số cơ sở và lao động làng nghề phân theo huyện (TP) tỉnh Bến Tre năm 2010

Biểu 2.3 : Giá trị sản lượng phân theo huyện (TP) tỉnh Bến Tre năm 2010

28 130 1906 284 867 606 1140 1730 107 1079 291 6087 495 1016 2409 2983 2946 217 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 TP Bến Tre Châu Thành Chợ Lá ch Mỏ Cày Na m Mỏ cày Bắc Giồng Trôm Bình Đại Ba Tri Thạnh Phú Cơ sở Lao động Triệu đồng

Tỉnh Bến Tre có 31 làng nghề với 6.789 cơ sở, huyện Chợ Lách có số lượng làng nghề nhiều nhất 11 làng nghề với 1.906 cơ sở chiếm 28,04%, xếp thứ hai là huyện Ba Tri có 5 làng nghề với 1.730 cơ sở chiếm 25,45% và Tp Bến Tre có 2 làng nghề nhưng số cơ sở ít nhất 28 cơ sở chiếm 0,42%.

Giá trị sản lượng sản phẩm của làng nghề Bến Tre đạt 808.878,6 triệu đồng , huyện Bình Đại có GTSL cao nhất 606.353triệu đồng (chiếm 74,96% tổng GTSL làng nghề toàn tỉnh). Cây giống và hoa kiểng là một trong những sản phẩm nổi tiếng của làng nghề ở huyện Chợ Lách đạt 89.895 triệu đồng chiếm 11,11%.

Tổng số lao động trong làng nghề 17.523 người, huyện nào tập trung nhiều làng nghề thì sử dụng số lượng lớn lao động. Phát triển làng nghề đã giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động nông nhàn, tận dụng lao động gia đình, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân khu vực nông thôn. Số lao động bình quân mỗi cơ sở là 2,6 lao động; GTSL bình quân của một lao động đạt 46,2 triệu đồng/năm.

Tóm lại, hầu hết làng nghề nào có cơ sở, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì làng nghề đó phát triển. Họ có vốn, có sự nhạy bén thị trường, có khả năng tổ chức. Họ hoạt động như đầu tàu chính kéo theo cả đoàn tàu là làng nghề đi lên. Còn những làng nghề đang gặp khó khăn thường do sản phẩm làm ra không phù hợp với thị trường, sản xuất manh mún, cò con, ngại đối đầu rủi ro, thiếu sự liên kết với nhau. Nhiều làng nghề mới chỉ biết tập trung sản xuất, chưa chú trọng khâu tiếp thị, kinh doanh. Sản phẩm họ làm ra đến được khách hàng phải qua nhiều khâu trung gian, làm lợi nhuận thu về rất thấp...

2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất, sản phẩm của các làng nghề và thu nhập của người lao động

Tỉnh Bến Tre có 31 làng nghề đang hoạt động với hình thức sản xuất chủ yếu là nghề phụ gia đình. Các làng nghề, ngành nghề còn phát triển manh mún và mang nặng tâm lý sản xuất nhỏ. Hầu hết, các cơ sở đều thiếu vốn đầu tư, mặt bằng và ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất còn nhiều hạn chế. Các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở, chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi

trường hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề hiện nay:

Loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh: hộ gia đình là chủ yếu với 6.662 (chiếm 98% số cơ sở); doanh nghiệp: 126 doanh nghiệp (chiếm 1.85%) chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ dừa. Hợp tác xã, tổ hợp tác là loại hình chiếm tỷ lệ thấp nhất (chiếm 0,15%) với 10 cơ sở . Như vậy, loại hình tổ chức sản xuất – kinh doanh đối với làng nghề Bến Tre chủ yếu là hộ gia đình, đây là nét đặc thù thể hiện sự gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp với làng nghề, góp phần tăng thu nhập cho kinh tế hộ nông thôn tỉnh Bến Tre.

Cơ chế quản lý kinh tế mới phần lớn là các hộ gia đình trở thành hình thức sản xuất chủ yếu trong các làng nghề. Một số tư nhân cá thể có trình độ quản lý có vốn… đã đứng lên thành lập các Công ty tư nhân, tiến hành sản xuất hoặc dịch vụ cung ứng vật tư bao tiêu sản phẩm cho các hộ gia đình làm nghề thủ công.

Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hình thành ngày một nhiều trong các làng nghề. Đây là hướng đi đúng nhưng mang tính tự phát rõ rệt. Những Công ty TNHH hoặc những hộ lớn đã và đang tồn tại qua thử thách của thương trường là những nhân tố mới rất đáng khích lệ. Nhà nước nên giúp đỡ, hỗ trợ cho họ và từ hoạt động của họ rút kinh nghiệm để nhân rộng thêm. Để thuận tiện cho việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật, thông tin…. Cũng cần có chính sách khuyến khích thành lập các hợp tác xã kiểu mới ở các làng nghề.

Hợp tác xã

Hiện tại, hầu hết các HTX chỉ hoạt động dịch vụ hỗ trợ. Một số HTX sản xuất tập trung đặc biệt trong các làng nghề nông nghiệp. Nhưng hoạt động sản xuất tập trung thực tế chưa có hiệu quả (sản xuất giống trong nhà lưới). Các HTX hoạt động tốt khâu dịch vụ tiêu thụ cây giống cho các hộ xã viên như mở điểm đại lý cây giống ở các tỉnh, kiểm tra gắn nhãn hiệu hàng hóa, tìm thị trường tiêu thụ với số lượng lớn: như HTX SXKD DV Cây giống Cái Mơn, HTX SXKD DV Cây giống hoa kiểng xã Tân Thiềng, xã Hòa Nghĩa.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các HTX không cao, làm dịch vụ đơn điệu. Nhưng cũng chỉ có 1 HTX làm tốt khâu này. Các HTX khác vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân do ban chủ nhiệm không thiết tha và có ý chí cao để vượt qua khó khăn ban đầu, bỏ nhiệm vụ, xã viên không góp vốn, vốn góp không đủ để hoạt động, xã viên không gắn bó: HTX SXKD DV cây giống hoa kiểng xã Sơn Định, HTX SXKD cây giống xã Thạnh Ngãi,…Nhiều HTX đã giải thể hàng loạt. Nhiều HTX cũ và mới thành lập đã rút kinh nghiệm, củng cố hoạt động nhưng vẫn còn trở ngại lớn chưa khắc phục được đó là khâu nhân sự, vốn hoạt động trong HTX. Đây là vấn đề chung cho HTX.

Mô hình HTX đang hướng tới là mô hình các HTX hoạt động đa ngành nghề.

Trong làng nghề đối với mô hình sản xuất tập trung, HTX hoạt động có hiệu

quả vì tập hợp được vốn để đầu tư trang thiết bị, tổ chức sản xuất có bài bản, quản lý chặt chẽ, chất lượng, kích cỡ sản phẩm tương đối đồng đều, tập trung được khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu, xây dựng và quảng bá được thương hiệu sản phẩm: như HTX TTCN Cửu Long chuyên sản xuất chế biến thạch dừa xuất khẩu. Trước khi thành lập HTX, sản phẩm thạch dừa thô do các hộ gia đình sản xuất ra khó tiêu thụ, sản lượng sản xuất thấp, thị trường không ổn định. Sau khi thành lập, HTX được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và có pháp nhân kinh tế để ký kết hợp đồng với nước ngoài (Đài Loan – Trung Quốc), nhờ đó đến nay các hộ thành viên HTX mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động, HTX có tích lũy, mở rộng mặt bằng sản xuất.

Đối với loại hình dịch vụ hỗ trợ, HTX hoạt động còn kém hiệu quả. Các HTX thành lập nơi có nghề tập trung (làng nghề) làm đầu mối để nhà nước đầu tư hỗ trợ vốn, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu

hàng hóa, duy trì hoạt động sản xuất ngành nghề truyền thống giúp hộ gia đình ổn

định sản xuất, giải quyết cho nhiều lao động có việc làm,… Ngoài ra, HTX làm dịch vụ đầu vào đầu ra cho hộ như cung ứng nguyên liệu, tìm thị trường tiêu thụ với khối lượng lớn. Các cơ quan quản lý chuyên ngành đã tích cực hỗ trợ HTX hoạt động. Ví dụ điển hình như HTX TTCN chuyên dệt chiếu ở xã Thành Thới B – Mỏ Cày, sau

khi thành lập HTX đã được lập dự án đầu tư trang bị thiết bị công nghệ dệt để giải quyết nguồn nguyên liệu mà trước đó đã bán với giá cả thấp,…HTX sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, HTX sản xuất kìm kéo ở Mỹ Thạnh đã được đăng ký thương hiệu hàng hóa,…Nhưng các HTX hoạt động vẫn chưa ổn định, chưa đem lại lòng tin cho các hộ thành viên. Có HTX còn số lượng xã viên ít hơn quy định tối thiểu, hoạt động như tư nhân. Nguyên nhân do thiếu cán bộ quản lý HTX có năng lực, nhất là người Chủ nhiệm. HTX tồn tại chỉ còn là hình thức, danh nghĩa. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tổng kết để đánh giá hoạt động của các HTX TTCN.

Nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển làng nghề trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nên trong thời gian qua Sở Công Thương đã phối hợp với các huyện, thị xã, các ngành có liên quan thường xuyên quan tâm, củng cố các làng nghề hiện có bằng các hoạt động cụ thể như:

Hoàn thành đề án phát triển làng nghề đến năm 2010 và đã được UBND tỉnh phê duyệt và đang triển khai thực hiện.

Phối hợp các huyện, thị xã vận động các hộ gia đình để làm đầu mối tổ chức phát triển sản xuất chung của các làng nghề. Kết quả đã vận động hình thành được 7 HTX trong các làng nghề như: HTX tiểu thủ công nghiệp Thành Thới B Mỏ Cày, HTX tiểu thủ công nghiệp Bến Tre, HTX tiểu thủ công nghiệp Hòa Lợi (ở Thạnh Phú), HTX kềm kéo, HTX bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc (ở Giồng Trôm), HTX bánh phồng Đa Phước Hội (ở Mỏ Cày).

2.2.2.3. Hiện trạng sản xuất của các làng nghề

Theo kết quả điều tra về NNNT năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện có 07 nhóm ngành nghề chính với 63 nghề nông thôn. Trong đó một số ngành nghề đã được công nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống.

Bảng 2.5: Hiện trạng các làng nghề phân theo nhóm ngành nghề năm 2010 Nhóm ngành nghề Làng nghề Số cơ sở (cơ sở) Tỷ lệ (%) Giá trị sản lượng (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số lao động (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 31 6.798 100 808.878,6 100 17523 100

I. Chế biến – bảo quản nông, lâm, thủy sản.

7 869 12,8 24852,6 3.07 2644 15,1

II. Vật liệu XD, may, mây, tre đan, cơ khí,…

6 747 11 37523 4,63 2424 13,8

III. Xử lí – chế biến nguyên liệu phục vụ NNNT

2 934 13,7 6840 0,85 1076 6,2

IV. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

2 108 1,6 11963 1,48 257 1,5

V. Gây trồng – kinh doanh sinh vật cảnh 12 2011 29,6 90150 11,15 6297 35,9 VII. Nghề khác (diêm nghiệp, đánh bắt thủy sản) 2 2129 31,3 637550 78,82 4823 27,5

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)