Hiệu quả và vai trò của làng nghề tỉnh Bến tre

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 99)

2.3.1.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

GTSL sản phẩm của làng nghề 808.878,6 triệu đồng chiếm 8,2% giá trị tổng sản phẩm GDP năm 2010. Giá trị sản xuất chiếm khoảng 15 % giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Các sản phẩm được làm ra từ các làng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, đáp ứng cả nhu cầu thực dụng và nhu cầu tinh thần (tâm linh). Các sản phẩm sản xuất ra trước hết là do yêu cầu kinh tế và nguồn sống của người

dân. Do đó, sản phẩm thủ công truyền thống tự thân đã là sản phẩm hàng hóa, chúng được mua bán, trao đổi với số lượng rất lớn trên thị trường trong nước và với nước ngoài. Nhìn chung làng nghề đã có đóng góp vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế ở địa phương, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, góp phần ổn định đời sống của người dân nông thôn.

Các sản phẩm làm ra từ các làng nghề trong những năm qua phát triển khá ổn định, nếu khắc phục được những hạn chế của một số ngành hàng đang gặp khó khăn (nhất là về thị trường, lao động, ô nhiễm môi trường) và phát triển thêm một số ngành nghề mới có khả năng phát triển ở Bến Tre chắc chắn làng nghề trong những năm tới sẽ phát triển mạnh và giữ vị trí vai trò quan trọng đối với kinh tế của tỉnh, nhất là khu vực kinh tế nông thôn.

2.3.1.2. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập

Ở những ấp xã nào có ngành nghề thì giải quyết việc làm gắn với tăng thu nhập là đáng trân trọng. Số lao động vào làm có công việc ổn định, thu nhập tương đối. Làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động, một phần khác làng nghề còn thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh…Thu nhập của người lao động tham gia vào các làng nghề bình quân đạt 1.638.000 đồng/tháng (so với thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh 1.432.000 đồng/tháng thì thu nhập của lao động tham vào các làng nghề cao hơn 206.000 đồng/tháng.

Bảng 2.13: Thu nhập của lao động chính tại làng nghề qua các năm

(Đơn vị: đồng/ người/ tháng) Năm Mức thu nhập 2007 1.200.000 2008 1.325.000 2009 1.480.000 2010 1.638.000

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre)

Nhìn vào bảng có thể thấy thu nhập của lao động làng nghề có tăng dần qua các năm. Theo số liệu điều tra thu nhập bình quân 1 lao động làm nghề gần tương

đương với thu nhập 1 công nhân trong các khu công nghiệp sau khi trừ tất cả các chi phí, bởi lợi thế của lao động làng nghề là hầu hết họ sản xuất ngay tại gia đình không phải tốn các chi phí liên quan; mặt khác còn tận dụng được thời gian làm nhiều việc như: nội trợ, trông coi con trẻ,… Thu nhập của một hộ nông thôn tham gia làm nghề ở tỉnh Bến Tre cao hơn giá trị thu nhập từ hộ trồng lúa. Chính vì vậy, nguồn thu nhập từ làng nghề là nguồn thu nhập không kém phần quan trọng và trở thành nguồn thu nhập chính của nông hộ.

2.3.1.3. Sử dụng hợp lý và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên

Phát triển hệ thống làng nghề góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả và nâng cao giá trị sử dụng các nguồn tài nguyên. Bến Tre là “thủ phủ” dừa Việt Nam, tận dụng rất hiệu quả nguồn nguyên liệu từ dừa. Một số làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa,…sử dụng tre trúc, lục bình, dây chuối, cói, lát,…để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn. Các làng nghề chế biến như: làm bánh tráng, bánh phồng, chế biến cá khô,…góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, thể hiện bản sắc văn hóa vùng miền một cách rõ nét và phong phú. Các nghề sản xuất kềm kéo, đúc lu,…tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu con người, nâng cao giá trị các nguồn nguyên liệu.

Giá trị nguyên liệu sau khi chế biến thành phẩm tăng lên so với giá trị nguyên liệu thô, cụ thể như sau:

+ Sản xuất kẹo dừa: 2,59 lần + Sản xuất chỉ xơ dừa: 1,4 lần + Tre trúc cho đan đát: 3,0 lần + Làm lu chứa nước: 2,0 lần + Lát se lõi: 2,3 lần + Lát dệt chiếu: 3,1 lần + Sản xuất kềm kéo: 11,1 lần + Lục bình thảm lục bình: 2,4 lần + Gạo làm bánh tráng: 1,8 – 2 lần + Gỗ để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: 40 – 95 lần

2.3.1.4. Làng nghề gắn kết với phát triển dịch vụ du lịch

Ngành dịch vụ du lịch tỉnh Bến Tre đã có bước phát triển khá ấn tượng trong 5 năm 2005 – 2010 cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng hấp dẫn du khách nhất là sau khi khánh thành cây cầu lịch sử: Rạch Miễu. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ trợ trong các cơ sở lưu trú du lịch được cải thiện nâng cấp và xây dựng mới, nguồn nhân lực được đào tạo, chuyên sâu nên tính chuyên nghiệp cao hơn, đã góp phần rất quan trọng tạo nên hình ảnh du lịch Bến Tre với nhiều nét đẹp, độc đáo, tạo được ấn tượng với du khách cả trong và ngoài nước, được chứng minh bằng số khách du lịch năm 2010 ước đạt 540.000 người, gấp 8,36 lần năm 2000 (64.571 người).

Các điểm, tour du lịch thường gắn liền cảnh quan sông nước và làng nghề truyền thống, đặc biệt là các mặt hàng kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ từ dừa, đan đát, bánh tráng, bánh phồng, dệt chiếu, hoa cây kiểng, cây giống,…có sản lượng và giá trị năm sau cao hơn năm trước. Do vậy, làng nghề phát triển sẽ làm đa dạng hóa loại

hình du lịch, các điểm tham quan, phòng trưng bày sản phẩm truyền thống, mở rộng

các tour du lịch, tạo sức thu hút mời gọi và giữ chân du khách. Mặt khác, với những mặt hàng lưu niệm phong phú sẽ làm tăng thêm chất lượng của tour du lịch, đồng thời đó cũng là những cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh đẹp cho du lịch Bến Tre, đặc biệt là du lịch làng nghề.

Ngành du lịch Bến Tre đã khai thác cảnh quan sông nước, ẩm thực dân giã với văn hóa tinh tế gắn với làng nghề nhằm thu hút, hấp dẫn du khách để phục vụ cho hoạt động của ngành. Đặc biệt, với loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch sinh thái miệt vườn đã có số lượng lớn du khách quốc tế, du khách trong nước đến tham quan.

Phát triển du lịch tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người dân địa phương, kích thích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương… Đó là hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực của du lịch Bến Tre đến môi trường.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 99)