Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sản xuất do đó nó ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các ngành nghề. Mỗi vùng với khí hậu thời tiết đặc trưng tạo nên những nguồn nguyên liệu cho các làng

nghề khác nhau, hầu hết các sản phẩm thủ công truyền thống đều nhằm phục vụ đời

sống của người dân mà mỗi nơi người dân có những nhu cầu khác nhau cho phép phát triển những ngành nghề khác nhau. VD: vùng ĐBSH có khí hậu nhiệt đới ẩm

gió mùa có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến ngành may mặc,

ngành dệt len, chế biến lương thực và một số ngành khác ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới việc vận chuyển bảo quản phơi sấy, đi lại, giao dịch buôn bán…Đất đai cũng là

nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề nhất là việc thành lập các cơ sở ngành nghề, các cụm công nghiệp tập trung ở nông thôn.

Vị trí địa lý là một yếu tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển, đảm bảo sự phát triển lâu dài đối với các ngành nghề đặc biệt là các ngành nghề truyền thống.

Thực tế cho thấy các làng nghề thường ở vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ, gần nguồn nguyên liệu. Ở những nơi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,… đã quần tụ nhiều làng nghề tạo thành các trung tâm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng làm ra cần tiêu thụ ở nhiều tỉnh xa thậm chí ở hầu hết các địa phương trong cả nước mà xuất khẩu sang các nước khác yêu cầu vận tải lớn do đó không thể thiếu đường bộ, đường sông, đường biển. Các cụ tổ nghề nhất định là ngay từ đầu đã quan tâm đến yếu tố “bến sông, bãi chợ” vốn có ấy để quyết định mở nghề lập nghiệp ở một nơi. Các cụ còn quan tâm đến nguồn nguyên liệu thích hợp cho yêu cầu sản xuất lâu dài, nhất là nguyên liệu tại chỗ. Bởi cho dù các cụ có lựa chọn làng nào có đức để truyền nghề thì thực sự dân làng nào cũng có thể đào tạo thành thợ được chứ vị trí địa lí giao thông vận tải và nguồn nguyên liệu tại chỗ có sẵn cho sản xuất và tiêu thụ hàng làm ra thì không thể tạo ra được, nhiều khi không thể muốn là được có thể khẳng định rằng nếu thiếu hai điều chuyện (nguyên liệu, bến sông) chắc chắn không thể tồn tại những làng nghề lâu đời và nổi tiếng như hiện nay.

Phần lớn làng nghề ở nước ta làm nghề theo cấp độ là nghề phụ. Một số ít làng nghề khác đã lấy nghề thủ công làm nghề nghiệp chính phát triển nghề thủ công nghiệp đến mực thoát ly hẳn ngay tại làng quê mình thường diễn ra ở những làng nghề ít ruộng đất canh tác. Điều này giải thích tại sao ĐBSH lại là nơi có số lượng làng nghề tập trung đông nhất so với cả nước.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)