Khái quát làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Làng nghề ở nước ta đã có từ lâu đời, đã đóng góp rất quan trọng vào giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, cần chấn hưng và phát triển làng nghề, phát huy hơn nữa giá trị của sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, để làng nghề đóng góp xứng đáng hơn nữa vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay cả nước ta có khoảng 2.790 làng nghề, trong đó có trên 300 làng nghề truyền thống, có những làng nghề nổi tiếng như Lụa Vạn Phúc, Thêu Quất Động, Gốm sứ Bát Tràng, Chạm bạc Đồng Xâm, Đúc Đồng Ý Yên, Đúc Đồng Phước Kều, Đá Non nước Ngũ Hành Sơn, Mộc Kim Bồng, Sứ Bình Dương…Làng nghề tạo ra nhiều giá trị to lớn: tạo việc làm, tăng thu nhập. Việc phát triển ngành nghề, làng nghề là hướng chủ yếu để tạo việc làm cho lao động nông thôn, một vấn đề thời sự đang rất bức xúc. Làng nghề phát triển còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, dịch vụ khác, qua đó tạo thêm việc làm, thêm thu nhập cho dân cư nhiều vùng nông thôn. Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Song song với đó, ngành lại có lợi thế là không đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, cơ sở

hạ tầng không đòi hỏi cao như các ngành công nghiệp hiện đại, dễ phù hợp với trình độ quản lý của người dân nông thôn và có thể phát triển được ở những vùng sâu, vùng xa là những nơi không có điều kiện phát triển công nghiệp với quy mô lớn. Chính vì vậy, việc phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn đang là mục tiêu hàng đầu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống này đã tạo được chỗ đứng trên thị trường như gốm sứ Bát Tràng, giấy Yên Hòa, dệt Triều Khúc, khảm gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), mây, tre đan, chiếu cói (Hưng Yên, Thái Bình)...

Những sản phẩm này đáp ứng được thị hiếu cao của người tiêu dùng, đặc biệt là khách nước ngoài. Nhiều sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được dự thi ở các cuộc triển lãm quốc tế và cũng đạt thứ hạng cao như: Giải Công vàng châu Âu cho đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Huy chương Vàng cho gốm sứ Đông Thành. Điều này khuyến khích những nghệ nhân và nhân dân gắn bó với nghề truyền thống, mở rộng và phát triển các làng nghề.

Có thể nói, đây là một trong những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả. Lao động nghề tại các làng đã giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông nhàn. Theo thống kê, có 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm các ngành nghề và 13% số hộ chuyên về ngành nghề. Lao động làng nghề đã thu hút tới 10 triệu lao động thường xuyên. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động nghề là nguồn thu nhập đáng kể với các hộ nông dân, ở nhiều làng nghề. Chẳng hạn như làng nghề làm gốm ở Bát Tràng tạo ra hàng ngàn sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu hàng năm.

Từ khi công cuộc đổi mới được triển khai, làng nghề có bước phát triển mới, có những đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cả về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hiện nay, các doanh nghiệp làng nghề (bao gồm các hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã các công ty và doanh nghiệp tư nhân) đang có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nhiều vùng nông thôn, góp phần cải thiện đời sống cư dân nông thôn. Thu nhập của lao động các làng nghề cao

hơn hai đến ba lần các lao động tại các xã thuần nông. Ở những xã có làng nghề, đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần đều phong phú hơn nơi không có nghề; xã hội lành mạnh, tệ nạn xã hội hầu như không có.

Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề được xuất khẩu tới trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Giá trị hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tăng nhanh, năm 2000 mới đạt 274 triệu USD; năm 2007 đã đạt 750 triệu USD. Đó là chưa kể mặt hàng gỗ và đồ gỗ mỹ nghệ có tiến bộ vượt bậc, năm 2007 đạt kim ngạch xuất khẩu 2,365 tỷ USD. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt gần 800 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ gần 2,8 tỷ USD. Riêng trong năm 2009 các làng nghề trong cả nước đã xuất khẩu đạt 900 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15% trong tổng giá trị sản xuất của khu vực nông thôn.

Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ năm 2006 – 2010

Đơn vị (triệu USD)

2006 2007 2008 2009 2010 Giai đoạn 2006 - 2010 KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%) KN Tăng (%) 662 16,3 821 24,0 997 21,5 1.214 21,7 1.511 24,5 5.024 21,6

Nguồn: “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010” của Bộ Thương Mại

Bảng 1.2: Cơ cấu xuất khẩu của các nhóm hàng

Nhóm hàng Năm 2006 Năm 2010

Mây, tre, cói, lá, thảm 191,6 tr USD tỷ trọng 30,4% 450 tr USD tỷ trọng 30%

Gốm sứ 274,3 – 4,3% 660 - 44%

Đá, kim loại quý 164,5 – 26% 390 – 26%

Nguồn: “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010” của Bộ Thương Mại

Trong năm 2008 và năm 2009, do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh doanh của nhiều làng nghề giảm sút đến 30

– 40%. Đến nay, tình hình đã có những dấu hiệu chuyển biến tốt. Hàng xuất khẩu

đã có đơn hàng trở lại. Hàng tiêu thụ trong nước được quảng bá rộng rãi với những cách bán hàng mới đang hứa hẹn nhiều triển vọng.

Bảng 1.3: Khảo sát các nhóm hàng xuất khẩu vào tháng 4 – 2009

Cơ cấu các mặt hàng chính Giá trị

(triệu USD)

Tỷ trọng (kim ngạch XK)

Hàng làm bằng tre 4,5 triệu USD 40,08%

Hàng làm bằng cói 1,9 triệu USD 16,94%

Hàng làm bằng mây 1,79 triệu USD 15,96%

Hàng làm bằng lục bình, lá buông 2,1 triệu USD 18,68%

Hàng làm bằng chuối 294.828 USD 2,62%

Hàng sơn mài 65.284 USD 0,58%

Các loại khác 574.691 USD 5,12%

Việt Nam hiện nằm trong tốp 3 quốc gia xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất thế giới, với tổng doanh số hơn 210 triệu USD/năm. Với nguồn nguyên liệu lớn sẵn có, nhân lực dồi dào, mặt hàng này được sự tin dùng của thế giới và chúng ta hoàn toàn có khả năng chiến lĩnh thị trường. Vấn đề còn lại là giải quyết về nguyên liệu trong tương lai.

Về hàng gốm sứ, tính chung trong năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 261 triệu USD, năm 2010 ước đạt 300 triệu USD.

Hiện nay, trong 52 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ theo điều tra của Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản – JICA, có một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thể phát triển thành hàng hóa xuất khẩu với số lượng lớn và chất lượng cao như mây tre lá, gỗ mỹ nghệ, vàng bạc đá quý, gốm sứ, thêu ren, kim khí, cói và lục bình (các loại sợi tự nhiên), điêu khắc đá, dệt thủ công, giấy thủ công, tranh nghệ thuật, sơn mài.

1.5.2.1. Tình hình lao động tại các làng nghề

Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Sản phẩm làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hóa ở các sản phẩm thủ công truyền thống được đánh giá cao hơn nhiều so với hàng công nghiệp sản xuất hàng loạt.

Những năm trước khi ban hành chính sách đổi mới, lao động tại các làng nghề truyền thống chủ yếu làm việc trong các hợp tác xã hoặc các tổ sản xuất tiểu thủ công. Thời kỳ này đã tạo một đội ngũ thợ thủ công đông đảo, phục vụ cho phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, xuất khẩu. Nhưng, hình thức tổ chức theo kiểu hợp tác xã, việc đào tạo thợ thủ công đại trà đã phá vỡ kết cấu gia đình truyền thống, gây nên sự thất truyền bí quyết nghề ở những nghề đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo.

Hiện nay, nhờ các chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế của chính phủ, hoạt động thủ công lại trở về với hình thức sản xuất theo hộ gia đình (khoảng 90%). Các cơ sở làm nghề này trung bình có ba đến bốn lao động thường xuyên,

tám đến mười lao động thời vụ.

Về trình độ lao động, phải nói rằng thực trạng về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các ngành thủ công truyền thống của nước ta vẫn còn thấp. Lao động phổ thông chủ yếu nhưng trình độ học vấn của họ phần lớn chỉ đạt mức tốt nghiệp phổ thông trung học, thậm chí có người còn ở trình độ thấp hơn. Trong khi đó, số lao động lành nghề, thợ bậc cao và các nghệ nhân chỉ chiếm 2,1%. Cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ đại học càng rất ít. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nghề cũng như sự tiếp nhận có hiệu quả sự hỗ trợ đầu tư.

Vấn đề cuối cùng là việc dạy nghề. Chủ yếu việc dạy nghề trong các làng nghề trước đây là theo phương thức truyền nghề trong gia đình hoặc bí truyền

(không truyền dạy cho con gái) nhằm bảo lưu nghề trong phạm vi làng nghề, phố

nghề. Chính vì vậy, một điều đáng tiếc là có nhiều nghề đến nay đã bị thất truyền như gốm men ngọc…Cách truyền nghề theo phương thức vừa học vừa làm như hiện nay có ưu điểm là đào tạo được những người thợ giỏi, tài hoa song lại bộc lộ nhược điểm không đào tạo được một đội ngũ thợ lành nghề đông đảo để đáp ứng nhu cầu phát triển của các làng nghề. Đây cũng là một trong các vấn đề bất cập hiện nay của các làng nghề truyền thống.

1.5.2.2. Tình hình công nghệ - kỹ thuật

Công nghệ cổ truyền dựa trên kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo và dụng cụ lao động thủ công khá thô sơ do người thợ tự chế tạo ra. Hiện nay, nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật trong các làng nghề. Một số cơ sở đã trang bị được thiết bị hiện đại ở một số khâu cần thiết. Ví dụ như ngành sản xuất đồ gỗ đã trang bị được những máy đa năng (cưa, đục, bào) giúp rút ngắn thời gian sản xuất, ngành dệt nhờ áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất mà công nghệ dệt vải với nhiều hoa văn phức tạp, đa dạng, khổ rộng đã thay thế cho công nghệ dệt cổ truyền khổ hẹp, hoa văn đơn giản. Công nghệ hồ nhuộm hiện đại cũng thay thế cho công nghệ hồ, nhuộm thủ công. Ở Bát Tràng, công nghệ nung sản phẩm gốm sứ bằng lò tuy nen

(dùng nhiên liệu gas và điện) đã thay thế cho lò hộp và lò bầu (dùng nhiên liệu than và củi), công nghệ nhào luyện đất bằng máy đã thay thế cho công nghệ thủ công…

Song nhìn chung, việc đổi mới công nghệ ở các làng nghề chưa được thực hiện một cách có hệ thống, chưa cơ bản. Năng lực nghiên cứu tiến bộ khoa học – công nghệ vẫn còn thấp kém. Trong các làng nghề, những người thợ kỹ thuật chuyên nghiên cứu, sáng tác mẫu mã còn ít ỏi do không có trường lớp đào tạo cơ bản nào mà chủ yếu là tự tìm tòi, học hỏi. Tất cả nhứng điều này đã hạn chế sự phát triển của các làng nghề truyền thống.

1.5.2.3. Tình hình môi trường

Sản xuất trong các làng nghề đem lại hiệu quả kinh tế, song mặt trái của nó là

gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Qua điều tra, có tới 52% số hộ và các cơ sở sản

xuất làm ảnh hưởng đến môi trường. Ở một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, thuộc da, nhuộm vải, sản xuất giấy…đang gặp khó khăn về nước thải chưa được xử lý, ở các làng nghề sản xuất gạch vôi, gốm sứ, đúc đồng, nhôm…đang gặp khó khăn về ô nhiễm không khí…Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, làm ô nhiễm môi trường sinh thái. Nguyên nhân là do hạn chế về vốn, kỹ thuật, thiếu quy hoạch tổng thể nên hầu hết các gia đình khi đầu tư sản xuất đã không đầu tư xử lý chất thải, các chất độc hại từ sản xuất đổ thẳng ra môi trường. Bên cạnh đó, đại bộ phận các cơ sở sản xuất được bố trí xen kẽ khu vực dân cư, thậm chí dùng nhà ở làm nơi sản xuất đã gây tác hại trực tiếp tới sức khỏe con người.

Ngoài ra, sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên do phát triển sản xuất ở các làng nghề cũng là điều cần bàn tới. Nghề gốm phát triển thì tài nguyên đất bị suy kiệt dần, nguồn nước cũng bị thu hẹp, chưa kể tới việc các chất thải ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm. Nghề gỗ, mây tre đan phát triển thì sự suy thoái tài nguyên rừng tăng nhanh. Sản lượng rừng tự nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, trong khi đó ý thức bảo vệ rừng và môi trường sinh thái của người dân rất kém, nhà nước lại chưa có chính sách hữu hiệu nào để bảo tồn và tái sinh nguồn tài nguyên này.

Nhìn chung, sau khi xem xét thực trạng của các làng nghề như trên ta có thể thấy nghề truyền thống Việt Nam đang từng bước hồi sinh cùng với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước. Các làng nghề phục hồi và phát triển đa dạng góp phần không nhỏ vào sự gia tăng GDP ở địa phương, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Song, vẫn còn những khó khăn về vốn, về thị trường tiêu thụ, trình độ công nghệ - kỹ thuật, sự ô nhiễm môi trường, năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan nhà nước đối với sự phát triển của các làng nghề còn chưa thích đáng. Những khó khăn trên nhiều mặt như vậy đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp, chính sách thiết thực được thực thi đồng bộ mới mong giải quyết triệt để những vấn đề trên.

Tuy vậy, nhìn một cách tổng quát, trong thời gian qua, việc phát triển làng nghề còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của làng nghề. Có thể nêu một số yếu kém chính như sau:

Sản phẩm làng nghề còn đơn điệu, mẫu mã thiếu đa dạng, phong phú; chất lượng sản phẩm, trình độ công nghệ chưa cao. Nhiều cơ sở sản xuất theo mẫu mã cũ hoặc theo đặt hàng của nơi tiêu thụ, ít chú trọng nâng cao trình độ tinh xảo và phát huy giá trị truyền thống của sản phẩm.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, một mặt do hầu hết các sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác hàng hóa, cho nên sức cạnh tranh kém; mặt khác là do thiếu thông tin thị trường, thiếu những biện pháp cụ thể để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất làng nghề gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng ở mức độ rất hạn chế, đang còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, việc phát triển vùng nguyên liệu cũng như cung ứng nguyên liệu, phụ liệu chưa được quan tâm tổ chức có hiệu quả.

Doanh nghiệp làng nghề thiếu nhiều vốn, nhưng khó tiếp cận được với ngân

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)