Mở rộng và phát triển đồng bộ thị trường cho làng nghề

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 129)

3.2.3.1. Thị trường vốn

Vốn là yếu tố đầu tiên của nguồn vật chất để làm ra sản phẩm vì nếu không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Mặc dù yêu cầu về vốn sản xuất cho các làng nghề không phải là lớn nhưng với quy mô sản xuất nhỏ nguồn vốn hạn hẹp nhiều doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể gặp khó khăn về vốn trong đầu tư trang thiết bị công nghệ mới.

Để có vốn sản xuất kinh doanh thì vấn đề đặt ra là người sản xuất phải dám mạnh dạn vay vốn phải có phương án kinh doanh khả thi có lãi đó là điều quan trọng nhất. Trong bối cảnh nền kinh tế đang thiếu vốn như hiện nay thì giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết bài toán vốn cho phát triển ngành nghề là phải đa dạng các nguồn lực tài chính trong nội bộ ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong nội bộ khu vực nông thôn kết hợp hài hòa với chính sách thu hút vốn đầu tư từ

bên ngoài đáp ứng tối đa nhu cầu vốn đặt ra cho mỗi ngành. Như vậy vốn đầu tư

- Vốn đầu tư cho phát triển làng nghề dự kiến sẽ được huy động từ nhiều nguồn: vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn liên doanh liên kết, vốn tự có, vốn lồng ghép các chương trình (chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tạo việc làm, chương trình điện khí hóa nông thôn, chương trình khuyến công; trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách tập trung hỗ trợ: chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống, mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng, hỗ trợ một phần xử lý môi trường, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khoa học

– công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển vùng nguyên liệu….Ngoài ra còn

sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển nông thôn. Vốn hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách tuy không lớn nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm tạo tiền đề cho phát triển các cơ sở ngành nghề, nhất là các làng nghề và các nhóm nghề đang có nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, mở mang thị trường và đổi mới công nghệ.

- Trong cơ cấu kinh phí ngân sách hỗ trợ theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP,

ngân sách trung ương hỗ trợ 1 phần trong dự toán hàng năm. Ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ 70% chi phí chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống và phát triển ngành nghề mới, hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề truyền thống, 50% chi phí đào tạo nguồn nhân lực; còn lại là ngân sách địa phương đảm nhận.

- Nguồn vốn vay tín dụng: Là những khoản vốn vay để phát triển mở rộng

sản xuất, đầu tư cơ giới hóa, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, thành lập cơ sở sản xuất mới,…Cần ban hành những chính sách thông thoáng về tín dụng để đảm bảo các cơ sở ngành nghề nông thôn tiếp cận được các nguồn vốn kích cầu của Chính phủ thông qua các ngân hàng. Ngoài ra, cần thiết thành lập quỹ tín dụng trợ giúp cho phát triển ngành nghề mới, làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn của Tỉnh.

- Nguồn vốn doanh nghiệp và vốn dân: Đây là nguồn vốn tự có của người sản xuất, vốn đầu tư trực tiếp để mở rộng phát triển sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc,…

- Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp bên ngoài tỉnh vào sản xuất các ngành nghề trên địa bàn.

Đơn giản hóa thủ tục cho vay vốn của các ngân hàng, các quỹ tín dụng hiện nay các thủ tục cho vay vốn còn nhiều phiền hà tốn nhiều thời gian. Trong khi đó thời hạn cho vay thường ngắn, lượng vốn cho vay nhỏ thường chỉ đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất theo kiểu gia công. Một số cơ sở sản xuất có nhu cầu vốn tương đối lớn phục vụ nhu cầu đầu tư thường không được đáp ứng do thiếu tài sản thế chấp. Trong các làng nghề hiện nay nên phát triển hình thức cho vay qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương thực tế cho thấy đây là mô hình cho vay có hiệu quả. Các ngân hàng thương mại và các quỹ đầu tư phát triển cần phải nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các làng nghề vay vốn để phát triển sản xuất trên cơ sở thẩm định hiệu quả của các dự án.

Giải pháp cuối cùng rất quan trọng là Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định mà trước hết là “hâm nóng lại nền kinh tế” tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Ngoài việc tăng thêm vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất cần tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của các tổ chức quốc tế qua các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

3.2.3.2. Về nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu có vai trò rất quan trọng trong phát triển làng nghề, tạo sự ổn định bền vững cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại các làng nghề có 2 dạng:

Nguyên liệu nhân tạo: các loại dây nhựa nhân tạo, khung sắt phục vụ các ngành nghề đan đát, tạo dáng hoa kiểng và nghề thủ công mỹ nghệ; sắt, nhôm phục vụ cơ khí sửa chữa và các loại nguyên liệu công nghiệp khác,…Các loại nguyên liệu này được tạo ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp và được cung cấp từ thị

trường thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và nội tỉnh khá phong phú, ổn định.

Nguyên liệu truyền thống: Đây là nguyên liệu chính phục vụ chính cho các làng nghề. Hầu hết nguồn nguyên liệu này được tạo ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của tỉnh và được thu mua từ các tỉnh khác. Vì vậy để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất tại các làng nghề. Do đó cần tập trung quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh như định hướng trong quy hoạch nông nghiệp, đảm bảo cung cấp sản lượng ổn định và chất lượng cao.

3.2.3.3. Thị trường tiêu thụ

Hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, khâu tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề ở Việt Nam nói chung và ở Bến Tre nói riêng còn nhiều hạn chế, thời gian gần đây hàng loạt các làng nghề trong cả nước gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Vì vậy, các cấp chính quyền cần phải thật sự nỗ lực để giúp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng bước chiếm lĩnh và phát triển thị trường.

Tạo điều kiện cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, nghiêm cấm tình trạng cắt cớ địa phương dưới mọi hình thức. Tìm kiếm thị trường ổn định ở các nước trong khu vực và thế giới để các cơ sở an tâm sản xuất.

Giúp cho tiểu thủ công nghiệp nông thôn tiếp cận thị trường trong nước và thị trường nước ngoài bằng cách ưu tiên về quảng cáo, triễn lãm. Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến thương mại cung cấp các thông tin về thị trường, tổ chức hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, thông qua các tham tán thương mại,…cho quyền được đăng ký để kinh doanh xuất khẩu trực tiếp nếu có nhu cầu hoặc có những biện pháp hạn chế sự lũng đoạn của các đơn vị trung gian xuất nhập khẩu.

Tổ chức mạng lưới tiêu thụ, nhất là phối hợp với các điểm du lịch, mạnh dạn mở các đại lý và văn phòng đại diện ở các thành phố lớn, với phương thức tiếp thị đa dạng và kết hợp với các ngành kinh tế khác để quảng bá sản phẩm ngành nghề, nhất là các sản phẩm đặc trưng của Bến Tre.

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội và các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ,…để sản phẩm được thị trường chấp nhận.

Chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành khác trong cả nước để tiêu thụ sản phẩm, bằng các hình thức nhận làm gia công, ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm ngành nghề. Phát triển các doanh nghiệp ngành nghề nông thôn hiện có trên địa bàn tỉnh, thành các đầu mối tìm kiếm thị trường và thu mua sản phẩm ngành nghề nông thôn ở các cơ sở nhỏ để tiêu thụ. Có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất trên địa bàn nông thôn.

Khuyến khích các cơ sở ngành nghề hợp tác với kiều bào ở nước ngoài để thâm nhập thị trường hàng xuất khẩu, xây dựng mạng lưới các đại lý, chuỗi các cửa hàng ở nước ngoài và phát triển các mặt hàng mới theo yêu cầu của thị trường.

Kết nối thông tin đến với người sản xuất, kinh doanh

Trong thời đại thông tin, có rất nhiều hình thức để đưa thông tin đến với người sản xuất; trong đó, cần tập trung vào các hình thức sau:

- Tổ chức tập huấn các lớp ngắn hạn (về khởi sự doanh nghiệp, quản lý, hợp

lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật TBT ( Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại của WTO – Agreement ON Technical Bariers To Trade).

- Thành lập mạng lưới thư viện đến các xã, tăng thời lượng và chất lượng đối với các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí địa phương (các nội dung liên quan đến CN – TTCN, ngành nghề nông thôn, kinh tế thị trường và hội nhập.

- Phát triển hệ thống mạng thông tin từ các cơ sở ngành nghề - ấp - xã -

- Thường xuyên cập nhật nội dung về phát triển ngành nghề nông thôn, về thị trường tiêu thụ trên website của tỉnh.

- Ngoài ra, nội dung sinh hoạt của các hội, đoàn…thuộc các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp cũng được xem như những kênh thông tin rất quan trọng phục vụ phát triển làng nghề.

Các hoạt động liên doanh liên kết để phát triển làng nghề

Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết trong phát triển ngành nghề, làng nghề tỉnh Bến Tre với các tỉnh thộc vùng ĐBSCL, các tỉnh lân cận như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,…để vừa tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và để thu hút đầu tư.

Những lĩnh vực tăng cường hợp tác và liên doanh liên kết:

- Hợp tác để hình thành các tuyến du lịch mới, thu hút khách du lịch, hỗ trợ cho làng nghề phát triển.

- Hợp tác, trao đổi và phân công các lĩnh vực về công nghệ sản xuất, chế

biến, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trường, nguồn nguyên liệu,…

- Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa (kẹo dừa, cơm dừa, thạch dừa; các sản phẩm từ

chỉ và mụn dừa, sản phẩm đan kết, tết bện, gây trồng kinh doanh hoa cây kiểng, sản xuất cây giống, ca cao,…).

- Trao đổi tham quan học tập kinh nghiệm – kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh,

sản xuất cây giống, mô hình du lịch sinh thái,…

- Tiếp cận và đặt hàng thiết bị cơ giới hóa – hiện đại hóa nông nghiệp.

- Thu hút các doanh nghiệp đến Bến Tre hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn với các mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm ngành nghề nông thôn, từng bước tiếp thu công nghệ để hình thành những ngành nghề mới, làng nghề mới.

- Ký kết các hợp đồng tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm ngành nghề nông thôn.

- Liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp để hợp tác gia công các mặt

hàng phục vụ công nghiệp hoặc khai thác nguyên liệu cho phát triển ngành nghề.

- Tổ chức các đợt tham quan để học hỏi các cơ sở ngành nghề khác và đa

Hoạt động tiếp thị, khuyến thị

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, số lượng các buổi hội chợ cũng có xu thế tăng nhanh; quy mô hội chợ rất đa dạng, từ cấp huyện, cấp tỉnh, cấp vùng, cả nước đến hội chợ quốc tế; những hội chợ lớn thường có các buổi hội thảo chuyên đề. Đây là cơ hội lớn để các tổ chức, cá nhân tham gia quảng bá về sản phẩm, cũng như tìm kiếm đối tác hợp tác và mở rộng thị trường…

Với vai trò quan trọng của hội chợ trong xúc tiến thương mại như trên, kiến nghị các ngành, các cấp có liên quan theo dõi chặt chẽ chương trình kế hoạch của các hội chợ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân tham gia đầy đủ các buổi hội chợ và có chính sách hỗ trợ khi tham gia.

Xây dựng quan hệ hợp tác với mạng lưới tiêu thụ cả trong và ngoài nước để giới thiệu các sản phẩm mới.

Xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, kết hợp với du lịch mua sắm.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)