Phát triển làng nghề, mở rộng quy mô và chất lượng các làng nghề.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 120)

Phát triển làng nghề gắn với làng nghề văn hóa du lịch

Phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển nghề hiện có, và đồng thời đưa nghề mới về địa phương và trên cơ sở khai thác tối đa tài nguyên, phát huy nghề truyền thống, nguồn nhân lực và các lợi thế khác của mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng nhiều hơn đến địa bàn nông thôn.

Tập trung phát triển các ngành hàng trọng điểm như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm,…

Phát triển kết cấu hạ tầng làng nghề, các chợ đầu mối và trung tâm thương mại.

Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng một đội ngũ cán bộ

Bến Tre là tỉnh nằm trong vùng ĐBSCL, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng có cách nhất định. Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do mất đất cho xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp… Lao động nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, không được đào tạo nghề. Các làng nghề, nghề truyền thống thì ngày càng bị mai một, phát triển kém, thiếu vốn đầu tư, bị cạnh tranh từ sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, cần phải bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống là hướng đi đúng của tỉnh.

Xây dựng khu trưng bày sản phẩm và bán sản phẩm lưu niệm ngành nghề nông thôn đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa (thân, cọng, lá), gắn kết phục vụ du khách trong các tour du lịch văn hóa làng nghề và du lịch mua sắm.

Nghiên cứu phát triển làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng tại huyện Chợ Lách và huyện Mỏ Cày Bắc, Tp Bến Tre, gắn với phát triển du lịch sinh thái tại các vùng cây ăn trái tập trung.

Khôi phục phát triển các nghề đan đát tại huyện Ba Tri, gắn du lịch văn hóa về nguồn, thăm khu tưởng niệm nổi tiếng nơi lưu dấu những bậc tiền nhân hào kiệt tại Ba Tri như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Phan Văn Trị, Trương Vĩnh Ký. Hiện nay ở huyện Ba Tri vẫn còn phần mộ của cụ Nguyễn Đình Chiểu, cụ Võ Trường Toản và cụ Phan Thanh Giản.

Phát triển các nghề nấu rượu tại xã Phú Lễ huyện Ba Tri, gắn với khu bảo tồn thủy sản nước ngọt Lạc Địa, hình thành điểm du lịch sinh thái tại đây.

Phát triển các nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa tại huyện Châu Thành, kết hợp với tuyến du lịch dân dã (đi xe ngựa từ đình Tân Thạch đến chùa Hội Tôn Cổ Tự) và thưởng thức các sản phẩm ẩm thực từ ngành nghề nông thôn tại các điểm du lịch sinh thái ven sông.

Khôi phục nghề làm bánh dừa “Bánh dừa Giồng Luông”, phát triển nghề sản xuất lu, nghề bó chổi cọng dừa tại huyện Thạnh Phú, hình thành điểm du lịch sinh

thái – du lịch làng nghề tham quan các di tích nơi đây như nhà Cổ Hương Liêm,

công viên đường Hồ Chí Minh trên biển, nơi xuất quân của tiểu đoàn 307,…

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)