Những khó khăn trong quá trình phát triển hệ thống làng nghề tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 103)

hướng kết hợp du lịch sinh thái miệt vườn với du lịch làng nghề, xây dựng các khu du lịch trọng điểm, phát triển các điểm du lịch làng nghề, nghề truyền thống, du lịch sinh thái miệt vườn độc đáo ở các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, hoa kiểng… Vì vậy, phát triển ngành nghề truyền thống cũng như một số ngành nghề mới sẽ góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch phát triển mạnh và bền vững hơn.

2.3.2. Những khó khăn trong quá trình phát triển hệ thống làng nghề tỉnh Bến Tre Bến Tre

Các làng nghề nông thôn phát triển đã tạo ra một khối lượng hàng hoá đáng

kể, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường trong nước và ngoài nước đã được mở rộng có tác dụng kích thích sản xuất và phát triển. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất trong làng nghề đã kinh doanh có hiệu quả và sản phẩm đảm bảo chất lượng, tạo được uy tín cao trên thị trường trong nước. Mặt khác các làng nghề tạo ra việc làm tại chỗ cho hàng vạn lao động và thu hút lao động ở các vùng phụ cận. Có thể nói, các làng nghề đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và xoá đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề trong thời gian qua phần nhiều mang tính tự phát, tùy tiện, không có quy hoạch. Tồn tại nhiều hạn chế trong hoạt động sản xuất tại các làng nghề như trình độ công nghệ lạc hậu, lao động giản đơn, thiếu đào tạo cơ bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống. Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất kinh doanh còn khép kín trong quy mô hộ gia đình, thiết bị và công cụ sản xuất còn nhiều lạc hậu, phần lớn là tự tạo hoặc cải tiến thủ công. Các hạn chế trên đã tác động không chỉ tới sự phát triển chung của làng nghề mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường. Hầu hết các làng nghề chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường trong đó có hoạt động quản lý chất thải. Với đặc thù sản xuất quy mô nhỏ, rải rác khắp làng tạo nên những nguồn thải không tập trung và lâu dài gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ của người dân tại chính các làng nghề đó và người dân của

các vùng phụ cận.

Bên cạnh đó, một số lượng tương đối lớn các làng nghề chưa áp dụng giải pháp cụ thể để giảm thiểu, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường, chất thải từ quá trình sản xuất phần lớn bị thải bỏ bừa bãi ra ngoài môi trường mà không qua xử lý. Đồng thời, đầu tư về tài chính cho bảo vệ môi trường làng nghề chưa thực sự tương xứng. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hướng dẫn hỗ trợ kinh phí, giảm thuế, ưu đãi tín dụng đã được ban hành nhưng cho đến nay, hầu hết các cơ quan quản lý môi trường đều thiếu kinh phí hoạt động cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề. Kinh phí hỗ trợ cho làng nghề chủ yếu dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn, có rất ít từ nguồn kinh phí này được dành cho việc nghiên cứu, áp dụng những công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đầu tư hệ thống xử lý ô nhiễm. Bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở tại làng nghề hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, ý thức trong công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở rất thấp, dẫn đến việc các cơ sở không đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý chất thải cần thiết. Đây chính là những nguyên nhân quan trọng khiến cho môi trường tại nhiều làng nghề trong thời gian qua chưa được cải thiện, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo thống kê trong Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008, tại nhiều làng nghề tỷ lệ người mắc bệnh, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng cao. So sánh giữa các khu vực làng nghề và làng thuần nông cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của các đối tượng khu vực làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần nông. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề đã có ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ cộng đồng dân cư.

2.3.2.1. Các yếu tố đầu vào

Đầu vào vốn sản xuất

Theo Trung tâm hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, có khoảng 8% doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không tiếp cận được vốn và có tới 70% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thuộc làng nghề không đủ điều điều kiện vay.

+ Vốn đầu tư của nhà nước.

+ Vốn do tư nhân đóng góp.

+ Vốn đầu tư sản xuất của từng hộ.

+ Vốn lưu động từng hộ.

Bảng 2.14 : Vốn đầu tư cho các đơn vị sản xuất kinh doanh .

(Đơn vị: Triệu đồng)

Vốn 2008 2009 2010

Vốn đầu tư của nhà nước 2.540 3.876 4.260

Vốn tư nhân đóng góp 70 92 110

Vốn đầu tư sản xuất của từng hộ 1.500 1.800 1.900

Vốn lưu động từng hộ 470 510 580

(Nguồn: Sở NN và PTNN tỉnh Bến Tre)

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tại các làng nghề là vốn của nhà nước và vốn đầu tư sản xuất của từng hộ, qua các năm nguồn vốn đầu tư có tăng lên nhưng các hộ sản xuất vẫn không đủ vốn cho hoạt động sản xuất. Vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là vốn tự có, chủ yếu để đầu tư vào tài sản lưu động để mua nguyên vật liệu. Nhưng nguồn vốn này vẫn còn thấp chưa đủ cho sản xuất.

Hầu như các doanh nghiệp làng nghề tại Bến Tre đều phải tự xoay sở để có vốn, các doanh nghiệp không xoay sở vốn tốt phải ngừng hoạt động sản xuất.

Các cơ sở, doanh nghiệp đã hình thành và đang hoạt động đều có nhu cầu đầu tư đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo công nhân, nhưng lại không có vốn. Cơ sở, doanh nghiệp làng nghề thiếu nhiều vốn, nhưng khó tiếp cận được với ngân hàng, do trình độ lập phương án sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng còn thấp; mặt khác do thủ tục cho vay còn phức tạp, thời hạn cho vay chưa phù hợp với quy trình sản xuất của các mặt hàng của làng nghề. Do đó việc phát triển ngành nghề cũng gặp nhiều khó khăn.

Đầu vào khoa học công nghệ

Nhấn mạnh đến vai trò của KHCN trong việc phát triển làng nghề: KHCN là rất cần thiết, “cần phải thấy rằng, làng nghề rất cần có sự kết hợp của khoa học công nghệ hiện đại với khoa học truyền thống để có thể phát triển bền vững”. Trong các ngành nghề như việc sản xuất kẹo dừa, việc chuyển từ thủ công sang các thiết bị máy móc như: máy ép, máy xay xát dừa, máy trộn và khuấy khi nấu kẹo, máy gói kẹo máy đóng gói do đó vừa thay thế sức người vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với các ngành nghề khác cũng vậy, công nghệ cũ phần lớn sản xuất theo thủ công, với việc ứng dụng tiến bộ KHCN, người ta đã kết hợp với máy móc, cơ khí để nâng cao năng suất và tận dụng được nhiều hơn các loại vật liệu. Cành cây, gốc cây, mùn cưa đều có thể đưa vào để tạo thành các sản phẩm... Sự tiến bộ của KHCN đã góp phần giúp sản phẩm của làng nghề được đứng vững và phát triển bền vững trên thị trường. Theo đó, người nghệ nhân luôn tranh thủ tiến bộ công nghệ để áp dụng trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình.

Tuy nhiên, quá trình triển khai các ứng dụng KHCN cho các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn như vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng nghề, quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao để có thể tiếp cận với các lĩnh vực KHCN mới, hay sự quan tâm của nhà nước, các nhà khoa học đối với các làng nghề...

Hiện nay, có không ít làng nghề vẫn không áp dụng được các tiến bộ KHCN. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta cũng luôn quan tâm, khuyến khích và có những chính sách ưu đãi đối với làng nghề truyền thống. Nhưng thực tế, việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống thời gian qua ở các địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều làng nghề còn hạn chế trong việc đầu tư cải tiến công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chưa có định hướng lâu dài trong phát triển. Trình độ lao động trong các làng nghề hiện nay còn thấp, hầu hết chưa được đào tạo, chỉ thông qua hình thức “cha truyền con nối”, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau từ người đi trước, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Vì

thế chủng loại, mẫu mã được sản xuất từ các làng nghề chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng của làng nghề tạo sự ổn định và bền vững cho sản xuất. Để nâng cao hiệu quả và chủ động nguồn nguyên liệu sử dụng với chi phí thấp nhất, đa số các cơ sở ngành nghề tỉnh Bến Tre sử dụng nguyên liệu tại chỗ như sản lượng sản phẩm từ dừa nhiều nhất cả nước, nơi cung cấp giống cây và hoa kiểng đứng đầu cả nước, ca cao lớn nhất các tỉnh vùng ĐBSCL, các loại dây chuối, lục bình, tre,...để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, kẹo dừa và các cơ sở cây giống và hoa kiểng. Có thể nói việc phát huy lợi thế nguyên liệu tại chỗ ở tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ đắc lực cho các ngành nghề trong các làng nghề phát triển ổn định với chi phí vận chuyển và tỷ lệ tổn thất thấp. Đó là một lợi thế quan trọng mà làng nghề tỉnh Bến Tre cần tận dụng để khai thác triệt để.

Nguồn nguyên liệu cung ứng chủ yếu cho hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn là tại địa phương, đặc biệt là các hộ làm ngành nghề có giá trị nguyên liệu mua vào tại địa phương chiếm tới 80,84% (tại Bến Tre có các vùng nguyên liệu: dừa được xem là lớn nhất có 50.000 ha đất trồng dừa, lớn nhất cả nước với sản lượng đạt 350 triệu trái/năm. Kim ngạch xuất khẩu từ dừa mang lại hơn 60 triệu đô la Mỹ/năm, chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Mía diện tích: 5.856 ha, sản lượng: 460.056 tấn, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy đường, đây cũng là nguyên liệu cho các làng nghề chế biến, lát cho ngành nghề dệt chiếu được trồng nhiều ở xã Khánh Thạnh Tân và Nhuận Phú Tân huyện Mỏ cày Bắc. Vùng nguyên liệu thủy hải sản phân bố chủ yếu ở 3 huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú được khai thác có hiệu quả). Nơi sản xuất nhiều cây cảnh hoa nổi tiếng Nam Bộ. Cho thấy tình hình cung ứng nguyên vật liệu là tương đối thuận lợi. Nhưng cho tới nay hầu hết các cơ sở sản xuất đều ít hoặc không có quan hệ chặt chẽ với người cung ứng nguyên liệu chính vì thế thị trường này thường kém ổn định. Nhiều nghề thường xuyên phải mua bù nguyên liệu từ ngoài vào như: mua nguyên liệu ở các tỉnh lân cận và thành phố.

Để tình hình nguyên liệu được cung ứng bảo đảm hơn cần phải thiết lập quan hệ giữa người cung cấp nguyên liệu với người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với chiến lược phát triển các làng nghề chúng ta cũng cần phải xem xét quy hoạch những vùng nguyên liệu có như vậy thì mới có thể sản xuất ổn định lâu dài. Việc khai thác tối đa khả năng cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cho các đơn vị sản xuất.

2.3.2.2. Thị trường đầu ra

Thị trường là yếu tố sống còn quyết định sự thành bại của các làng nghề thực tiễn những cơ sở những làng nghề đẩy mạnh và phát triển sản xuất đều là những nơi giải quyết được đầu ra. Trong những năm gần đây nhờ sự khai thông các thị trường xuất khẩu sang các nước lãnh thổ như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Nhật Bản và một số nước Tây Âu, song vẫn chưa tạo lập được các thị trường ổn định và lâu dài. Hiện nay các cơ sở sản xuất phải tự thân lo liệu tìm kiếm thị trường. Vì vậy hướng tới Nhà nước cũng như các cơ quan trong tỉnh phải có biện pháp hỗ trợ các làng nghề tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Thị trường tiêu thụ trong nước còn hạn chế do mức thu nhập của người dân chưa cao lại bị cạnh tranh bởi một số hàng hóa nhập ngoại từ Trung Quốc.

Nhìn chung, thị trường đầu ra không ổn định. Số lượng sản phẩm xuất khẩu hàng hóa không liên tục.

Thị trường chủ lực của các sản phẩm làng nghề Bến Tre là: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, EU, Mỹ,…nhưng chất lượng sản phẩm làm ra không thể cạnh tranh lại với các sản phẩm ở các nước khác như: Thái Lan, Indonexia, Malaysia,…mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm chưa tạo được sự khác biệt nên ít được chú ý trên thị trường.

Các sản phẩm chủ lực của làng nghề tỉnh Bến Tre: các sản phẩm làm từ dừa, giống cây và hoa cây kiểng kềm kéo, bánh tráng, bánh phồng,… được tiêu thụ mạnh thị trường trong nước, nhưng hướng ra thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Vấn đề môi trường của các làng nghề phần nào ảnh hưởng đáng kể đến chất

không chỉ giới hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận.

2.3.2.3. Quản lý nhà nước và chinh sách của nhà nước

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của các làng nghề đối với việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Để tiếp tục khai thác có hiệu quả cao hơn tiềm năng lợi thế NNNT, làng nghề nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của chính phủ về phát triển NNNT có một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề trong đó khẳng định.

Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm làng nghề nhất là các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên.

Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện và có chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn.

Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội theo ngành nghề hoặc theo địa phương nhằm hỗ trợ thiết thực cho các cơ sở ngành nghề phát triển, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân huy động các nguồn lực xã hội triển khai các hoạt động trợ giúp, tư vấn, thông tin, tiếp thị, đào tạo nghề, nghiên cứu công nghệ, kiểu dáng mẫu mã cho phát triển ngành nghề nông thôn. Quyết định nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề nông thôn được chính phủ đã yêu cầu các cơ quan nhà nước quản lý nhà nước ở địa phương phải có chính sách hỗ trợ về vốn, về khoa học công nghệ, về đào tạo,… đối với các cơ sở ngành nghề.

Tỉnh Bến Tre xác định phát triển NNNT là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách. Do đó việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống và làng nghề truyền thống cũng như tiếp tục du nhập hình thành các nghề mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là hướng đi đúng của tỉnh. Bên cạnh đó cũng ban hành nội dung xây dựng cũng như các chính sách đối với làng nghề.

Xây dựng thương hiệu các sản phẩm ngành nghề truyền thống.

Tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định sản phẩm ngành nghề truyền thống. Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho NNNT phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển hệ thống làng nghề tỉnh bến tre, thực trạng và giải pháp (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)