Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010–tháng 6 năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra vào thị trường australia của công ty trách nhiệm hữu hạn thuận hưng (Trang 34)

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của công ty Thuận Hưng giai đoạn 2010- 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Diễn giải 2010 2011 2012 01-06/2013

Doanh thu 481.840 455.345 277.910 107.896

Các khoản giảm trừ doanh thu 95,40 4.341 4.970 2.242

Doanh thu thuần 481.745 451.004 272.940 105.654

Doanh thu hoạt động tài chính 11.141 14.574 1.441 508,34

Giá vốn hàng bán 446.757 428.559 239.338 93.588

Chi phí tài chính 6.408 6.681 7.472 3.083

Trong đó: chi phí lãi vay 2.804 5.165 6.700 2.456

Chi phí bán hàng 29.325 27.918 19.005 5.701

Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.738 2.338 6.911 3.179

Chi phí thuế TNDN hiện hành 935,77 690,32 594,06 -

Lợi nhuận trước thuế 3.743 2.761 2.376 1.062

Lợi nhuận sau thuế 2.807 2.071 1.782 1.062

25

Về doanh thu

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự suy giảm, ngược lại đó giá trị của các khoản giảm trừ doanh thu tăng mạnh, đặc biệt năm 2012, giá trị này lên đến hơn 4,9 tỷ đồng (do ảnh hưởng lớn từ hàng bán bị trả lại từ các thị trường khắt khe như Canada, Australia). Từ đó khiến cho doanh thu thuần của công ty giảm dần qua các năm. Đặc biệt năm 2012, công ty đạt doanh thu 277,909 tỷ đồng, giảm đến 39% so với năm 2011, và 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt 107,895 tỷ đồng, tức giảm 22,17% so với cùng kỳ năm trước. Hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 làm nền kinh tế thế giới suy thoái kéo dài, dẫn đến sức mua của nhiều thị trường giảm mạnh, cùng với đó là tình trạng cung vượt quá cầu đã làm cho giá bán của mặt hàng giảm. Đây là những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm trong doanh thu của Thuận Hưng.

Về chi phí

Các khoản chi phí của công ty bao gồm: chi phí tài chính, bán hàng , quản lý doanh nghiệp, cùng một số chi phí khác. Do góp phần không nhỏ của sự gia tăng trong chi phí lãi vay, phần còn lại là vì công ty bị lỗ do chênh lệch tỷ giá. Nên nhìn chung, chi phí tài chính tăng qua các năm. Đối với chi phí cho quản lý doanh nghiệp, nổi bật lên vào năm 2011 với 2,338 tỷ đồng. Con số này giảm gần 3 lần so với năm trước và năm sau liền kề. Do gặp phải hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, thêm vào đó công ty phải dự phòng tiền lương gần 5 tỷ đồng. Riêng với chi phí bán hàng của công ty, năm 2012, chi phí này đã giảm mạnh 35,19% so với năm 2010. Đây là điều đáng mừng khi một phần chi phí kinh doanh của công ty giảm giúp công ty có thể bổ sung vốn vào các hoạt động khác, mặt khác làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và dự đoán chi phí này sẽ tiếp tục giảm khi 6 tháng đầu năm 2013 mới chỉ đạt con số 5,7 tỷ đồng. Tuy nhiên ta thấy các khoản chi phí ở đây là tương đối lớn, nên cần phải có sự kiểm soát, hạn chế để đảm bảo được khoản lợi nhuận lớn cho công ty.

Về lợi nhuận

Mặc dù doanh thu cũng như chi phí hầu hết có sự tăng giảm không như mong đợi, nhưng nhìn chung tổng lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập của doanh nghiệp qua các năm đều đạt giá trị dương. Riêng năm 2010, dù lợi nhuận trước thuế có cao hơn các năm còn lại, nhưng do công ty phải chi cho thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 935,765 triệu đồng nên vẫn tạo nên sự đồng đều tương đối của lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, lợi thế của công ty là tiếp cận được nguồn vốn phục vụ nuôi nguyên liệu lãi suất thấp, đồng thời không gặp khó khăn trong hoạt động vay vốn ngân hàng để phục vụ nhu cầu

26

sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nên cũng góp phần vào 1,061 tỷ đồng tổng lợi nhuận sau thuế của 6 tháng đầu năm 2013, tăng gần 13% so với cùng kỳ và gần bằng với giá trị của cả năm 2012.

Về hoạt động xuất khẩu, mặc dù có sự tăng hoặc giảm nhẹ trong sản lượng xuất khẩu sang các thị trường, nhưng có thể thấy trong giai đoạn này, công ty chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Australia, vì qua các năm, sản lượng cũng như doanh thu xuất khẩu vào Australia luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể năm 2010, Australia chiếm 35,42% doanh thu xuất khẩu và cho đến năm 2012, thị trường này đã chiếm 43,71% doanh thu trong số các thị trường xuất khẩu của công ty, tăng 8,29% so với năm 2010. Đặc biệt 6 tháng đầu năm 2013 con số này đã tăng lên là 51,59%. Tiếp theo sau là thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á, ở các thị trường này, công ty tập trung vào một số quốc gia như Đức, Mexico, Arap Saudi.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra vào thị trường australia của công ty trách nhiệm hữu hạn thuận hưng (Trang 34)