Hiện nay, thị trường Australia chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu của công ty. Và tỷ trọng về doanh thu từ thị trường này liên tục tăng qua các năm, đặc biệt đến 6 tháng đầu năm 2013, thị trường này chiếm 51,59% doanh thu của tổng thể. Vì thị trường này tương đối dễ tính hơn các thị trường khác khi không dựng nhiều rào cản khắt khe như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Cho nên, doanh nghiệp không lo bị kiện bán phá giá hay trợ cấp khi xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, Australia lại là thị trường rất khắt khe trong yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho nên, doanh nghiệp luôn hết sức cẩn thận trong việc đáp ứng yêu cầu chất lượng cũng như vệ sinh thực phẩm của thị trường này. Cụ thể hiện nay, công ty đã và đang phát triển nhà máy quản lý nghiêm khắc về chất lượng HACCP, ISO 9001:2008, IFS version 7, WQA (Woolwors: thị trường Australia), Global GAP (vùng nuôi) để có thể đáp ứng tốt yêu cầu của sản phẩm. Phương thức thanh toán chủ yếu ở thị trường này là phương thức T/T (điện chuyển tiền).
Thị trường Châu Âu cũng là một trong những thị trường chủ lực của công ty. Thị trường Châu Âu nói chung và liên minh EU nói riêng là những nước phát triển, mức sống người dân rất cao, họ rất quan tâm đến mức chi tiêu cho lĩnh vực ẩm thực và đặt biệt là mặt hàng thủy, hải sản. Do vậy, nhu cầu thủy hải sản của thị trường này trong tương lai là rất cao. Tại thị trường này, công ty xuất khẩu phần lớn vào Đức (khoảng 60%), còn lại là các nước Bỉ, Italia, Pháp, Anh, Norway, Hà Lan… Tuy nhiên, để giữ vững thị phần xuất khẩu vào thị trường này cũng không phải là điều dễ dàng đối với doanh nghiệp. Vì yêu cầu về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường này cũng đang dần khắt khe, điều đó yêu cầu công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới có thể tạo đà phát triển trong tương lai. Tại thị trường này công ty áp dụng phương thức thanh toán D/P, D/A hoặc L/C.
Một thị trường nữa cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ đó là thị trường Châu Mỹ, với quốc gia đạt tỷ trọng xuất khẩu cao nhất là Mexico (80%), còn lại là Dominica, Canada và Brazil. Ở thị trường này lại tiềm ẩn sự không ổn định do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan về kinh tế, chính trị, dẫn đến sự tăng giảm doanh thu không ổn định cho công ty. Còn đối với thị trường Châu Á, công ty chủ yếu xuất khẩu vào ARap Saudi. Tương tự như Australia, công ty cũng áp dụng phương pháp T/T cho việc thanh toán tiền hàng.
Để mở rộng và duy trì những thị trường trên, công ty luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường và thâm nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên, dù nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác nghiên cứu marketing, nhưng do hạn
22
chế về khả năng tài chính cũng như đội ngũ cán bộ chuyên môn về marketing, nên công ty thường dựa vào thị trường xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu trong những năm trước để dự đoán cho năm kế hoạch. Ngoài ra, công ty thường xuyên cập nhật những thông tin về giá cả thị trường để xác định nhu cầu xuất khẩu, phục vụ cho quy trình dự đoán nhu cầu. Còn về công tác nghiên cứu thị trường trực tiếp ở nước ngoài, công ty rất ít khi tổ chức vì chi phí quá lớn. Thông thường công ty sẽ tìm thông tin qua các Hội Chợ Thủy Sản Quốc Tế hay thông qua các khách hàng thâm niên của công ty tai thị trường đó.
Nói chung, công tác nghiên cứu thị trường về nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài của công ty còn nhiều hạn chế do việc nghiên cứu không trực tiếp, thông tin nhận được không đạt độ chuẩn xác cao, hơn nữa công ty chỉ theo dõi một vài thị trường chứ không theo dõi tổng quát tất cả các thị trường, và chỉ thông qua công tác chào hàng để tăng khả năng xuất khẩu.