4.2.2.1 Nguyên liệu đầu vào
Nhiều năm qua, công ty ở vào thế bị động về nguồn nguyên liệu đầu vào. Do công ty chủ yếu là chờ nhận được đơn đặt hàng từ các nước, xem xét giá cả rồi mới cử nhân viên tiến hành thu mua nguyên liệu, dẫn đến sự bị động trong công tác chuẩn bị sản xuất, chưa kể đến là ngay cả khi thu mua thì công ty cũng gặp nhiều đơn vị thu mua cạnh tranh trong khu vực.
Mặt hàng thế mạnh của công ty là cá tra. Nhưng giá cá tra nguyên liệu đang có nhiều diễn biến phức tạp, cùng với đó nguồn cá tra nguyên liệu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn trong tình trạng bấp bênh, không ổn định. Tình trạng này không ít lần gây khó khăn cho công ty khi một số hộ nuôi cá tra do làm ăn thua lỗ nên ngừng cung cấp cá nguyên liệu hoặc giữ lại trong ao để đòi tăng giá bán khi nguồn cá khan hiếm.
Trước tình hình này, công ty đã tự đầu tư vào xây dựng vùng nuôi nguyên liệu, đây là giải pháp phù hợp nhằm không chỉ bảo đảm nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, đồng thời còn đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản sạch để đáp ứng nhu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường, nhất là Australia và Canada.
51
Thêm vào đó, việc công ty áp dụng tiêu chuẩn Global GAP cho vùng nuôi không chỉ là là lời cam kết hiệu quả về sự an toàn và chất lượng đối với sản phẩm mà còn giúp nâng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình. Đặc biệt, việc áp dụng tiêu chuẩn WQA về cá nguyên liệu cho riêng thị trường Australia đã giúp công ty vượt qua được những rào cản kỹ thuật, tạo dựng tên tuổi và thương hiệu trên thị trường này.
Tuy nhiên, nhìn chung trong thời gian qua sản lượng từ hoạt động thu mua của công ty vẫn chiếm phần lớn.
Bảng 4.8: Nguồn nguyên liệu của công ty giai đoạn 2010–tháng 6 năm 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Sản lượng (Tấn) Tỉ lệ (%) Sản lượng (Tấn) Tỉ lệ (%) Sản lượng (Tấn) Tỉ lệ (%) Sản lượng (Tấn) Tỉ lệ (%) Vùng nuôi của công ty 0 0 636 3,84 1.401 15,99 1.103 44,80 Thu mua 20.929 100 15.912 96,16 7.359 84,01 1.359 55,20
Nguồn: Số liệu kế toán của công ty TNHH Thuận Hưng, 2010-6 tháng đầu năm 2013
Qua bảng trên ta thấy, ở năm 2010 công ty vẫn chưa phát triển vùng nuôi cá tra, nguyên liệu đầu vào chủ yếu được lấy từ hoạt động thu mua với 20.929 tấn. Sang năm 2011, công ty đã phát triển vùng nuôi cá tra với sản lượng đầu tiên thu được là 636 tấn, chỉ chiếm 3,84 %, và một phần do đó mà sản lượng cá từ thu mua giảm còn 15.912 tấn, giảm 5.017 tấn so với năm 2010, chiếm 96,16%. Sản lượng nguyên liệu của công ty đã tăng lên hơn gấp đôi khi đạt 1.401 tấn vào năm 2012, chiếm gần 16% và gần đủ cho sản xuất đáp ứng đơn đặt hàng của riêng thị trường Australia, ngược lại với đó là sản lượng thu mua đã giảm hơn phân nữa so với năm trước. Sáu tháng đầu năm nay, sản lượng ở vùng nuôi đã cao gần bằng với sản lượng thu mua, với 44,80% nguyên liệu được lấy từ vùng nuôi, tức 1.103 tấn, đủ đáp ứng cho cả ba thị trường Australia, Châu Mỹ và Châu Á, bên cạnh đó sản lượng thu mua đạt 1.359 tấn, chiếm 55,20%.
Qua phân tích trên, về tổng quát ta thấy nguồn nguyên liệu của Thuận Hưng giảm dần qua các năm, xuất phát từ các nguyên nhân khách quan làm thị trường tiêu thụ giảm, khiến công ty giảm sản xuất, và vì thế nguyên liệu đầu vào cũng giảm. Nhưng qua đó ta có thể thấy, sản lượng nguyên liệu do công ty tự cung cấp từ vùng nuôi ngày một tăng, đây là dấu hiệu đáng mừng cho công ty trong việc chủ động nguồn nguyên liệu, khắc phục được tình trạng nguyên
52
liệu khi thiếu, khi thừa. Hiện công ty thu mua cá nguyên liệu từ các địa điểm: huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Và vùng nuôi nguyên liệu nằm ở Đại Thành, thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang.
4.2.2.2 Giá bán
Như chúng ta đã biết, yếu tố giá bán cũng là nhân tố quan trọng tác động đến sự tăng lên hay giảm xuống của kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 này, ta có cái nhìn chung là sản lượng xuất khẩu cá tra của công ty sang các thị trường giảm mặc dù đôi lúc có sự gia tăng chút ít giữa các năm gần nhau. Kèm theo sự biến động của giá bán cá tra được công ty quyết định đã làm kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm xuống.
Thông qua các phân tích ở những phần trước, ta được biết năm 2010 sản lượng xuất khẩu của công ty vào Australia là 2.445 tấn, tương đương 2.445.000 kg cá tra, như vậy với đơn giá là 3,14 USD/kg, công ty đã đạt doanh thu 7.675.310 USD. Sang năm 2011, mặc dù sản lượng giảm xuống 395 tấn, nhưng với đơn giá 3,31 USD/kg cá tra, doanh thu mà công ty đã đạt là 6.790.062 USD. Như vậy, so với năm 2010, sản lượng xuất khẩu năm 2011 đã giảm nhiều, và nếu Thuận Hưng giữ nguyên giá bán của 2010 là 3,14 USD/kg thì doanh thu sẽ giảm đáng kể (hơn 1,2 triệu USD), nhưng do giá bán cá tra tăng thêm 0,17 USD đã phần nào kéo lại doanh thu cho công ty (chỉ giảm 885.248 USD so với năm 2010). Điều đó cho thấy sự tác động đáng kể của giá bán đến doanh thu của công ty. Sang năm 2012, sản lượng xuất khẩu giảm xuống còn 1.765 tấn. Điều quan trọng là giá bán cá tra đã giảm rất nhiều so với năm 2011 (chỉ còn 2,8 USD) cho nên trong năm này doanh thu mà công ty đạt được giảm đến hơn 1,8 triệu USD so với năm 2011 (chỉ đạt 4.939.954 USD). Sáu tháng đầu năm nay, giá bán sản phẩm đã bắt đầu tăng trở lại với 2,97 USD/kg cá tra.
4.2.2.3 Hoạt động chiêu thị mở rộng thị trường
Trong thời gian qua, những hợp đồng mà công ty có được chủ yếu là do đơn đặt hàng của các khách hàng truyền thống tại các thị trường, bên cạnh đó, các công ty khác thông qua kinh doanh với các khách hàng truyền thống này mà biết được Thuận Hưng có nguồn hàng cá tra nên đến giao dịch, số ít còn lại biết đến qua quảng cáo của công ty trên các Tạp chí Thủy sản của Việt Nam được giới thiệu tại các Hội Chợ Quốc Tế. Việc quảng cáo, chiêu thị cũng chưa được quan tâm đúng mức. Từ khi thành lập cho đến nay, công ty quan niệm rằng làm ăn kinh doanh với đối tác thì giữ uy tín là quan trọng hàng đầu. Đối với hoạt động quảng cáo, công ty đã tiến hành in các tài liệu bướm, catalogue quảng cáo, xây dựng Website riêng, nhưng tầm quan trọng của các hoạt động
53
quảng cáo này chưa được đánh giá đúng mức. Quảng cáo tại công ty chỉ có chức năng hình thức, giới thiệu hoạt động chung chung, hiện tại công ty chỉ đăng quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, nội dung cũng như phương tiện sử dụng để quảng cáo còn nghèo nàn. Vì thế, nếu trong ngành thủy sản thì Công ty TNHH Thuận Hưng được nhiều người biết đến, nhưng đối với những người ngoài ngành thì Thuận Hưng vẫn còn là cái tên khá xa lạ.
Hoạt động chiêu thị của công ty diễn ra rất đơn giản với các dạng sau: Đối với các khách hàng quen thuộc, công ty sẽ gửi fax, email chào hàng. Đối với các đối tác mới hay trong Hội Chợ Quốc Tế, công ty thường dùng catalogue của công ty để giới thiệu sản phẩm, quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn quốc tế của sản phẩm…
Hoạt động khuyến mãi của công ty cũng còn đơn giản, chỉ khuyến mãi ở hình thức giảm giá bán nếu khách hàng mua số lượng lớn và thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên hoạt động này cũng được sử dụng rất hạn chế. Và hiện tại (bắt đầu từ năm 2007) thì công ty không còn áp dụng hình thức này nữa.
Nhìn chung, do ngân sách có giới hạn nên công ty vẫn chưa đầu tư tốt nhất cho hoạt động chiêu thị xúc tiến bán hàng cũng như công tác nghiên cứu mở rộng thị trường. Do đó, các thông tin đem lại chưa phản ánh đầy đủ về tình hình thị trường thế giới, dẫn đến việc công ty bị động trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Và trên thực tế, công ty chưa có chiến lược xâm nhập thị trường quốc tế đầy đủ và hoàn chỉnh. Không phải là công ty không quan trọng vấn đề này mà là vì năng lực tài chính có hạn, quy mô hoạt động chưa thật sự rộng lớn, điều kiện mua bán, giá cả, giao hàng… chỉ dừng lại ở cầu cảng Việt Nam, các phần còn lại đều qua các đầu mối trung gian. Chính vì thế, công ty không trực tiếp nắm bắt được tình hình tiêu thụ thủy sản của mình, và điều này gây cản trở sự nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty.
54
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY VÀO THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA