Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra vào thị trường australia của công ty trách nhiệm hữu hạn thuận hưng (Trang 70)

Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua đã có nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị trả về từ các thị trường nói chung và Australia nói riêng vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo. Tiêu biểu là việc thị trường Australia và Canada thông báo tình hình phát hiện dư lượng các chất kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolones – một loại kháng sinh cấm sử dụng, trong các lô hàng thuỷ sản của Việt Nam tăng cao. Hơn nữa tại Australia, DAFF cũng thông báo đã phát hiện 39 lô hàng thuỷ sản của Việt Nam có dư lượng chất Fluoroquinolones vượt mức cho phép. Do vậy, vấn đề đẩy mạnh công tác sản xuất sao cho đảm bảo được chất lượng cũng như vệ sinh cho sản phẩm là điều rất cần thiết không chỉ đối với riêng công ty Thuận Hưng mà tất cả các cá nhân, tập thể trong ngành thủy sản cũng cần phải tham gia.

61

Riêng đối với doanh nghiệp cần triển khai một số các biện pháp như sau: Triển khai các chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thủy sản: áp dụng các tiêu chuẩn như Global GAP trong quản lý toàn diện quá trình nuôi cá tra tại vùng nuôi nguyên liệu của công ty, đảm bảo tuân thủ bảo vệ môi trường sinh thái, quy tắc phát triển bền vững và nuôi có trách nhiệm xã hội. Kiểm soát việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong phòng, chống bệnh trong nuôi thả cá. Phát triển kỹ thuật làm sạch nhuyễn thể, kỹ thuật kiểm nghiệm kháng sinh.Nhận diện mối nguy an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

Áp dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, công ty nên áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, vì khi hàng thủy sản xuất khẩu bị phát hiện là kém chất lượng, nhiễm dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm thì công ty có thể áp dụng hệ thống này để biết được sự cố phát sinh từ khâu nào và có hướng giải quyết kịp thời. Hệ thống này có thể làm tăng chi phí, tuy nhiên lợi ích thu lại cũng không nhỏ. Trước hết là nhờ vào đó mà doanh nghiệp có thể quản lý tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối. Hơn nữa giúp công ty nâng cao uy tín về chất lượng, an toàn vệ sinh của sản phẩm, từ đó nhận được sự tin cậy hơn của khách hàng, khuyến khích họ tiêu dùng sản phẩm của công ty.

Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho nhà máy và vùng nuôi. Cụ thể là tiêu chuẩn HACCP (bao gồm GMP và SSOP), HALAL, ISO 9001: 2008, IFS Version 7 (thị trường EU), và đặc biệt là tiêu chuẩn WQA của thị trường Australia.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra vào thị trường australia của công ty trách nhiệm hữu hạn thuận hưng (Trang 70)