Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra vào thị trường australia của công ty trách nhiệm hữu hạn thuận hưng (Trang 45)

4.2.1.1 Đặc điểm của thị trường Australia

a) Vài nét về Australia và thị hiếu tiêu dùng của người dân Australia Vài nét về thị trường Australia

36

Australia có khoảng 23 triệu dân, với thu nhập bình quân đầu người đạt 60.000 USD/người/năm. Hầu hết người dân Australia sống ở các thành phố dọc theo bờ biển của đất nước. Hai thành phố lớn nhất của nước này là Sydney và Melborne, và hàng hóa chủ yếu được nhập khẩu qua các cảng biển của các thành phố này. Thêm nữa, mặc dù là đất nước rộng lớn và có dân số ít, nhưng hầu hết người dân Australia đều sống ở những tỉnh, thành phố lớn. Và thực tế có khoảng ¾ dân số Australia sống ở hai thành phố lớn là Sydney và Melbourne cùng các tỉnh, thành phố lân cận. Trong đó, trung tâm kinh tế Sydney là nơi thu hút đông đảo các cộng đồng dân di cư, đặc biệt là từ Châu Á đến tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh doanh và sinh sống nhờ vào mức độ sầm uất, nhịp sống năng động cùng điều kiện thời tiết thuận lợi tại nơi này. Và cũng vì vậy mà các nhà cung cấp nước ngoài luôn coi Sydney là một trong những điểm dừng chân trong các chuyến thăm tới Australia bởi có rất nhiều nhà nhập khẩu đóng trụ sở ở đây. (Hiệp hội Doanh nhân Việt kiều Australia (VBAA), 2011)

Đối với nguồn tài nguyên thủy sản trong nước, do nguồn thủy sản không dồi dào, nên Australia đang phụ thuộc phần lớn vào thủy sản nhập khẩu. Ước tính mỗi năm, thủy sản nhập khẩu chiếm tới 70% nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân nước này, với lượng nhập khẩu khoảng 200 ngàn tấn. Và ngay cả khi tăng hạn ngạch khai thác, thị trường này vẫn không có khả năng bù đắp việc thiếu trầm trọng nguồn cung thủy sản. Sản lượng khai thác tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa đạt thấp, vì vậy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nước này vẫn sẽ tiếp tục tăng. Với dự báo trong 10 năm tới đây, Australia có thể phải nhập khẩu hàng triệu tấn thủy sản.

Thị hiếu tiêu dùng của người dân Australia

Nhìn chung người tiêu dùng Australia khá bảo thủ và rất hiểu biết về vấn đề “giá cả tương xứng với giá trị”. Mặc dù đại bộ phận người tiêu dùng Australia có thái độ khá cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu. Nhưng khi hàng hóa sản xuất trong nước được đánh giá là có “giá cả tương xứng với giá trị” thì sẽ được người tiêu dùng chọn mua hơn là chỉ dựa trên tiêu chí giá cả, vì họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người tiêu dùng Australia lúc nào cũng sẵn sàng trả giá cao. Trên thực tế, phần lớn người tiêu dùng luôn so sánh giá cả của rất nhiều người bán lẻ khác nhau trước khi quyết định mua hàng (VBAA, 2011).

Đối với mặt hàng cá nhập khẩu các loại, người tiêu dùng nước này rất thích dùng cá thịt trắng, đặc biệt là các loại cá tươi, cá fillet đông lạnh. Vì thế cá tra, basa của Việt Nam trở thành mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn bởi đáp ứng được những tiêu chí về khẩu vị, thơm ngon và có hàm lượng dinh

37

dưỡng cao. Nhờ vào đó mà các doanh nghiệp Việt Nam chuyên về xuất khẩu cá thịt trắng đứng đầu là Công ty TNHH Thuận Hưng, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, Công ty TNHH Vĩnh Hoàn, là những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường này.

Một điều đáng lưu ý là người Australia rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng vừa qua, vẫn còn nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị cơ quan chức năng Australia cảnh báo, tiêu biểu là việc phát hiện dư lượng Fluoroquinolones tăng cao trong hàng thủy sản Việt Nam, với 39 lô hàng đã bị Bộ Nông lâm ngư nghiệp Australia cảnh báo mới đây (VASEP, 2013). Cùng những thông tin không đúng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản Việt Nam được đăng tải trên một số phương tiện truyền thông ở Châu Âu, Mỹ…, cũng đã có tác động tới một bộ phận người tiêu dùng Australia. Do vậy hoạt động quảng bá tuyên truyền nhằm lấy lại hình ảnh cho mặt hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường này là điều hết sức cần thiết.

b) Tình hình nhập khẩu thủy sản của Australia

Như đã biết, do nguồn cung trong nước không dồi dào nên Australia phụ thuộc phần lớn vào nguồn thủy sản nhập khẩu. Chính vì vậy, nước này vẫn đang nhập khẩu một lượng lớn thủy sản từ các nước khác trên thế giới. Hiện Australia nhập khẩu đến 70% tổng lượng thủy sản tiêu thụ trong nước.

Năm 2012, giá trị nhập khẩu thủy sản (mã HS03) của Australia đạt 824,5 triệu USD, tăng 10,9% so với năm 2011. Và Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba vào thị trường này. Với giá trị năm 2012 đạt 121,7 triệu USD (trong đó 65,2 triệu USD là fillet cá đông lạnh, có mã số HS0304), sau New Zealand (172,04 triệu USD) và Trung Quốc (160,9 triệu USD). (VASEP, 2013)

Trong nhóm hàng fillet cá đông lạnh, Australia nhập nhiều nhất là fillet cá tuyết (hake), đông lạnh với khối lượng năm 2012 đạt 5.729 tấn, tiếp đến là fillet cá tra và cá da trơn với 5.560 tấn, từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Myanmar.

Nửa đầu năm 2013, Australia nhập khẩu 3.191 tấn fillet cá tuyết (hake) đông lạnh từ 8 nước trên thế giới, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 2.587 tấn fillet cá tra và cá da trơn đông lạnh từ Việt Nam và Thái Lan, tăng 47,8%, trong đó 2.549 tấn từ Việt Nam. (VASEP, 2013)

Thêm vào đó, với chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh và hương vị thơm ngon, cá tra Việt Nam đang dần thâm nhập vào hệ thống các cửa hàng tại thị trường này. Australia hiện có nhu cầu nhập khẩu rất lớn những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, trong đó có thủy sản nói chung và cá tra nói riêng.

38

Với hai nhà phân phối lớn ở Australia là chuỗi siêu thị Coles và Woolworths, chiếm 1/3 thị phần bán lẻ ở thị trường này. Vì vậy, tiếp cận được hệ thống siêu thị này sẽ rất tốt để tiêu thụ các sản phẩm của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng cá tra.

Bảng 4.7: Nhập khẩu Fillet cá Tra, cá da trơn đông lạnh vào Australia

Đơn vị: tấn Xuất xứ Quý I/2012 Quý II/2012 Quý III/2012 Quý IV/2012 Quý I/2013 Quý II/2013 Việt Nam 728 1.023 1.313 1.810 1.027 1.522 Thái Lan 0 0 0 10 10 20 Myanmar 0 0 9 0 0 0 Trung Quốc 0 0 17 0 0 0 Singapore 0 0 15 0 0 0

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2013

Qua bảng trên ta thấy, liên tục trong hai quý đầu năm 2012, Australia chỉ nhập khẩu mặt hàng fillet cá tra và cá da trơn từ Việt Nam với sản lượng lần lượt là 728 tấn và 1.023 tấn thay vì nhập khẩu từ các quốc gia cung cấp còn lại. Điều này cho thấy, Australia đã ngày càng tin tưởng vào mặt hàng thủy sản của Việt Nam, và cũng là triển vọng không nhỏ cho mặt hàng cá tra Việt Nam nói riêng. Trong quý III và quý IV năm 2012, sản lượng này tiếp tục tăng, riêng quý IV tăng 497 tấn, tức gần 37,8% so với quý III, và không những vậy sản lượng này vượt xa so với sản lượng mà các nước khác cung cấp cho Australia. Sang quý I năm 2013, sản lượng cá nhập khẩu tăng gần 299 tấn, tức là 41,07% so với cùng kỳ năm trước, và riêng quý II tăng 499 tấn, tức tăng 48,8% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, nếu so với hai quý cuối năm 2012, ta thấy sản lượng có sự suy giảm, nguyên nhân là do những thông tin sai sự thật của truyền thông nước ngoài về tôm, cá của Việt Nam không được nuôi trồng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh quá cao, làm ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân Australia, dẫn đến sự suy giảm sản lượng nhập khẩu vào nước này. Thế nên, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ và đặc biệt cần chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, tăng cường chủ động giám sát, kiểm tra các cơ sở, hộ nuôi cung cấp nguyên liệu về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh đúng quy định.

Trong bối cảnh thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu thấp, khó có khả năng phục hồi sớm, thị trường Mỹ dư thừa nguồn cung, Nhật Bản gây khó khăn với nhiều rào cản kỹ thuật... thì Australia là một trong những “điểm sáng” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2013. Vì theo thống kê của VASEP, trong 7 tháng đầu năm 2013, Australia đã nhập khẩu thủy sản Việt

39

Nam với giá trị đạt trên 96 triệu USD, chiếm 2,76% trong các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, riêng cá tra đạt trên 24 triệu USD, chiếm 2,5% trong các thị trường nhập khẩu cá tra. Theo đó, hiện Australia là thị trường nhập khẩu lớn thứ bảy của thủy sản Việt Nam.

Nhưng mặc dù dựa trên tình hình đã nêu thì có khá nhiều thuận lợi cho mặt hàng cá tra cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam nói chung và công ty Thuận Hưng nói riêng. Tuy nhiên một điều không thể phủ nhận là sức ảnh hưởng lớn của các nhân tố khách quan như khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với giá bán sản phẩm giảm, giá nguyên liệu không ổn định đã tác động đến sức mua của thị trường này cũng như sản lượng xuất khẩu và doanh thu xuất khẩu của các công ty, trong đó có Thuận Hưng.

c) Quan điểm của nhà nhập khẩu Australia

Các nhà nhập khẩu Australia thường tạo mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp quen thuộc để đảm bảo việc kinh doanh được liên tục và rất ít khi thay đổi nhà cung cấp một cách đột ngột. Tuy nhiên, khi họ muốn tìm một nhà cung cấp mới thì vấn đề đầu tiên mà họ quan tâm thường liên quan tới giá FOB/FCA của sản phẩm. Bởi vì nhà nhập khẩu Australia thường mong muốn trả giá thấp hơn so với các nhà nhập khẩu tại Mỹ và Châu âu nhưng đòi hỏi hàng hóa nhất định phải có chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. Họ cũng thường đặt hàng với số lượng ít hơn các nhà nhập khẩu ở rất nhiều thị trường khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà nhập khẩu Australia thích mặc cả. Họ sẵn sàng thương thảo một mức giá hợp lý nhưng không mặc cả để có mức giá giảm từ 20% trở lên. Nếu nhà cung cấp nước ngoài đưa ra mức giá không thực tế, nhà nhập khẩu Australia thường sẽ không xem xét đến đơn chào hàng. Chính vì vậy, khi báo giá cho nhà nhập khẩu Australia, điều quan trọng nhất là nhà cung cấp phải đưa ra mức giá “hợp lý nhất”. Mức giá này thường phải thấp hơn mức giá chào cho người mua tại Mỹ và Châu Âu với tỷ lệ mặc cả không quá 3% đến 5%. (VBAA, 2011)

Một điểm quan trọng khác là nhà nhập khẩu Australia rất chú trọng đến vấn đề chất lượng, độ tin cậy, thời hạn giao hàng, khối lượng giao hàng và việc giữ mối liên lạc thường xuyên với đối tác. Họ sẽ do dự khi làm ăn với nhà cung cấp không chứng tỏ được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên. (VBAA, 2011).

Do nhiều năm hợp tác trong kinh doanh xuất khẩu tại thị trường này nên Thuận Hưng đã nắm bắt được tâm lý và tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với các khách hàng lớn tại đây, và cũng nhờ vào quan điểm ít thay đổi bạn hàng mà các nhà nhập khẩu thủy sản lớn ở nước này đó là tập đoàn Seabest (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

International Pty Ltd, Oceanic Food, Markwell Foods, Shore Mariner Ltd đã trở thành khách hàng truyền thống của Thuận Hưng, tạo thuận lợi lâu dài cho hoạt động xuất khẩu của công ty sang Australia.

d) Chính sách quản lý hàng thủy sản nhập khẩu của Australia Thuế hải quan

Thuế nhập khẩu ở Australia được tính trên cơ sở giá FOB, có nghĩa là giá của hàng hoá đã được đóng vào container và được chuyển lên sàn tàu tại cảng xuất hàng (là cảng biển hoặc cảng hàng không). Cước vận tải và phí bảo hiểm nội địa cho tới địa điểm cuối cùng tại cảng xuất khẩu được bao gồm trong tổng giá tính thuế. Để xác định giá trị lô hàng nhập khẩu ghi bằng đồng ngoại tệ sang đồng đô la Australia, hải quan Australia sử dụng tỷ giá hối đoái tương ứng vào thời điểm xuất hàng. Kể từ Ngày 1/7/2003, tất cả các mặt hàng xuất xứ từ những nước kém phát triển (LDCs) và Đông Timor cũng được miễn thuế khi xuất khẩu vào thị trường Australia.

Đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam hiện nay đã và đang nhận được sự ưu đãi của Australia :

Thứ nhất, hàng thủy sản tươi sống nhập khẩu vào Australia không bị đánh thuế, thủy sản đóng hộp chỉ chịu mức thuế 5%. Australia cũng không áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây chính là lợi thế để thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh ở Australia.

Thứ hai, thị trường này tương đối dễ tính hơn các thị trường như Mỹ, EU hay một số thị trường khác ở chỗ Australia không dựng nhiều rào cản khắt khe như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Cho nên, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam không lo bị kiện bán phá giá hay trợ cấp khi xuất khẩu vào thị trường này. (Tạp chí Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Quy định về đóng gói, bao bì Vật liệu bao gói

Các loại túi được sử dụng làm bao gói cho những lô hàng phải là những loại túi mới, sạch và bền, đảm bảo không làm rơi hàng hoá đựng bên trong ra ngoài. Các loại túi được tái sử dụng trong vận chuyển hàng hoá phải được kiểm dịch và xử lý tiêu huỷ hoặc tái xuất. Tất cả các loại gỗ gồm thùng thưa, tấm lót, tấm chặn, tấm nâng hàng cũng phải được kiểm tra ngoại trừ trường hợp được cơ quan Kiểm dịch Thực vật Australia chứng nhận rằng đã được xử lý bằng phương pháp thích hợp.

Vật liệu bao gói có nguồn gốc thực vật bị cấm nhâp khẩu, trừ các loại sau: len, mùn cưa, giấy vun, giấy bôi, vỏ gỗ sồi nghiền nhỏ, than bùn. Các loại vật liệu bao gói khác được chấp nhận bao gồm vật liệu perlite, vermiculite và

41

các loại vật liệu tổng hợp. Tất cả các loại rơm ngũ cốc bị cấm nhập khẩu và không được sử dụng làm vật liệu bao gói.

Trên thực tế, để tránh việc kiểm tra đóng gói, có thể sử dụng các nguyên liệu thay thế như bìa các – tong, đay hoặc kim loại. Khi sử dụng các sọt gỗ, thùng hoặc tấm nâng hàng, cần xử lý những vật dụng này bằng phương pháp được Cơ quan Kiểm dịch Thực vật Australia chấp thuận. Với container đóng hàng cần phải sạch, không dính cát và không có những chất ô nhiễm từ động thực vật như các hạt ngũ cốc, bột mỳ, thịt, xương, da. Australia cấm nhập khẩu sử dụng vật liệu bao gói làm bằng rơm, vỏ trấu và những nguyên liệu tương tự từ thực vật.

(Bộ Công Thương – Hồ sơ thị trường)

Bao bì

Các nhà xuất khẩu cần phải tuân thủ những quy định về bao bì sau đây: Bao bì có thể tái sử dụng hoặc tiêu huỷ

Độ mới và chất lượng Bao bì chống giả mạo

Thông tin về đơn vị/ người đóng gói trên bao bì Nhãn mác rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin Đối với nhãn mác cần phải:

Được viết bằng tiếng Anh

Từ ngữ rõ ràng, dễ đọc, không bị nhoè Dễ nhìn

Được in ở cỡ chữ tiêu chuẩn, tối thiểu 1,5mm

Màu sắc dễ phân biệt với tông màu nền của sản phẩm.

Nhãn mác cần phải ghi rõ nước xuất xứ, mô tả chính xác và trung thực về hàng hoá, liệt kê số lượng, khối lượng, độ dài, diện tích hoặc số sản phẩm. Trong bao bì không được chứa ít hơn số lượng được ghi trên nhãn mác, ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị đóng gói và / hoặc nhà nhập khẩu. Không được phép

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu cá tra vào thị trường australia của công ty trách nhiệm hữu hạn thuận hưng (Trang 45)