1. Kiến thức:
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về công, động năng, thế năng và cơ năng để HS nhớ lại định nghĩa và công thức của các đại lượng trên.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các lực tác dụng lên vật và xác định được các dạng năng lượng của vật trong quá trình chuyển động.
- Xác định các phương pháp có thể sử dụng để giải bài tập (phương pháp năng lượng, phương pháp động lực học) từ đó thấy được giới hạn áp dụng của mỗi phương pháp trong các bài tập cụ thể.
- Trong phương pháp năng lượng HS sử dụng đúng công thức định lí động năng hoặc định luật bảo toàn năng lượng vào từng bài toán cụ thể.
- Đổi đơn vị, tính toán nhanh và chính xác.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm: tích cực làm việc, làm việc có kế hoạch.
II.Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Năng lượng từ bức xạ Mặt Trời Năng lượng nhiệt
- Chuẩn bị phiếu học tập, phiếu đánh giá kết quả nhóm.
III.Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học theo nhóm theo mô hình trò chơi.
IV. Thiết kế các hoạt động:
Chuẩn bị các câu hỏi, phiếu học tập, phiếu chấm điểm.
Câu 1: Trong các lực biểu diễn sau, lực nào có tính chất đặc biệt so với các lực còn lại.
a. Lực kéo dây cung của vận động viên. b. Áp lực ô tô lên mặt đất..
c. Lực tác dụng lên quả bóng của vận động viên . d. Trọng lực tác dụng lên trái táo.
- Mục tiêu:HS nhận ra trọng lực là lực thế.
- Hướng dẫn của GV:Trong các lực cơ học em hãy cho biết các lực nào là lực thế?.
- Câu trả lời: d
Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn: a. Vật rơi tự do.
b. Vật rơi trong không khí.
c. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng nhám.
d. Vật được kéo nhanh dần đều trên mặt phẳng ngang.
- Mục tiêu: HS phân tích phân tích được các lực tác dụng lên vật trong từng loại
chuyển động từ đó xác định cơ năng của vật được bảo toàn khi vật chỉ chịu tác dụng của lực thế.
- Hướng dẫn của GV:Trong điều kiện nào thì cơ năng của vật được bảo toàn.
- Câu trả lời: a
Câu 3: Người ta phân loại các nhóm nguồn năng lượng theo nhiều phương thức phân loại khác nhau. Trong 4 nhóm năng lượng dưới
đây, nhóm là phần bôi đen trên hình là: a. Than đá, nhiệt năng của đất, khí mêtan.
b. Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng biển. c. Năng lượng nước, củi đun, năng lượng hạt nhân. d. Dầu mỏ, năng lượng biển, năng lượng hạt nhân.
- Mục tiêu: Giúp HS biết rằng ngoài năng lượng cơ học trên Trái Đất còn có rất
nhiều các dạng năng lượng khác mà con người đang khai thác và sử dụng. - Câu trả lời: b
Câu 4:Điền vào trỗ chống:
Chúng ta đều biết rằng để gỉam tổn hao năng lượng thì phải tiết kiệm nguồn năng lượng. Từ kiến thức vật lý đã biết: A = P.t, quỹ năng lượng thiên nhiên khởi xướng phong trào “Giờ Trái Đất”. Phương thức hoạt động là tắt bớt đèn dùng không cần thiết. Phong trào trên đã sử dụng yếu tố ……….để tiết kiệm điện. Trong sinh hoạt vẫn còn có thể tiết kiệm điện bằng cách……….
- Mục tiêu: giáo dục cho HS sử dụng năng lượng tiết kiệm, từ công thức A = P.t
giúp HS hiểu được cách con người tiết kiệm năng lượng nhờ vào việc tắt bớt các dụng cụ điện không cần thiết hoặc sử dụng các thiết bị điện có công suất phù hợp.
- Hướng dẫn của GV:
1/ Giữa công và năng lượng có mối liên hệ với nhau như thế nào?.
2/ Từ công thức A = P. t em hãy cho biết các cách sử dụng thiết bị điện để tiết kiệm năng lượng.
- Câu trả lời: thời gian, giảm công suất
Câu 5:điền vào chỗ trống:
Con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m gắn vào lò xo dao động qua lại quanh vị trí cân bằng không ma sát.
+ Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì ………tăng.
+ Khi vật chuyển động từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì ………tăng.
+ ……….. không đổi trong quá trình chuyển động.
- Mục tiêu: HS xác định được trong quá trình chuyển động của vật thì cơ năng
- Hướng dẫn của GV: Em hãy mô tả quá trình chuyển động của vật khi vật chuyển động từ biên về vị trí cân bằng và từ vị trí cân bằng ra biên từ đó nhận xét giá trị của động năng, thế năng và cơ năng trong quá trình vật chuyển động.
- Câu trả lời:động năng, thế năng, cơ năng.
Câu 6:Điền vào chỗ trống:
Khi một vật chuyển động từ điểm A đến điểm B trong trọng trường thì công của trọng lực có giá trị bằng ……….của vật tại A và B.
- Mục tiêu: HS xác định mối liên hệ giữa công của lực thế và độ giảm thế
năng.
- Hướng dẫn của GV: giữa công của lực thế và độ giảm thế năng có mối liên
hệ nào?.
- Câu trả lời: hiệu thế năng.
VÒNG 2: CHUẨN BỊ Ô CHỮ
1/ Khi nào cơ năng của vật giảm?.
2/ HS quan sát hình ảnh có liên quan đến chuyển động bằng phản lực. Đây là nguyên tắc chuyển động của tàu vũ trụ.
3/ Đây là năng lượng đã giúp cho sự phát triển của văn minh nhân loại.
4/ Đây là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của động cơ.
5/ Khi vật chỉ chịu tác dụng của lực này thì cơ năng của vật được bảo toàn.
6/ Đây là tên nhà bác học đã xây dựng cơ sở thực nghiệm cho định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
7/ Tên của đại lượng đặc trưng cho sự chuyển hóa năng lượng và là số đo sự chuyển hóa năng lượng?
8/ Đây là dạng năng lượng vật có được khi chuyển động.
9/ Tên của đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác của vật khi có vật khác đến va chạm với nó.
Ô CHỮ S I N H C O N G P H A N L U C D I E N N A N G C O N G S U A T L U C T H E J U N C O N G D O N G N A N G D O N G L U O N VÒNG 3: VỀ ĐÍCH
Câu 7:Vật nhỏ trượt từ A với v0 = 0, , sau đó đi trên đoạn ngang BC = 1,8m. Khi đến B vật có vận tốc 5m/s. Cho hệ số ma
sát trên AB, BC lần lượt là a. Tìm chiều dài mặt nghiêng. b. Vận tốc tại C.
c. Đến C vật tiếp tục đi theo cung tròn CD có bán kính R = 1m, β = 600. Tính: - Thế năng tại D.
- Động năng tại D suy ra vận tốc tại D. Bỏ qua ma sát trên CD. - Mục tiêu:
+ HS biết phân tích các lực tác dụng lên vật.
+ Phân tích hiện tượng trong bài tập, tóm tắt các dữ kiện và các câu hỏi từ đó lựa chọn công thức thích hợp để giải.
- Hướng dẫn của GV:
1/ Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài và phân tích các lực tác dụng lên vật trong từng giai đoạn.
3/ Trước khi tính thế năng của vật tại D ta phải làm gì? Dùng công thức nào để tính thế năng?.
4/ Sau khi có thế năng tại D ta có thể dùng công thức nào để tính động năng tại D.
Thiết kế các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: mở đầu tiết học
GV ổn định lớp, hướng dẫn HS tham gia hoạt động trong tiết học (5phút).
HS lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động nhóm theo mô hình trò chơi Vòng 1: Khởi động (10 phút)
-GV phổ biến luật chơi vòng 1:
+ Mỗi nhóm lớn chia thành 2 nhóm nhỏ: kí hiệu là 1A – 1B, 2A – 2B, 3A – 3B, 4A – 4B. Lượt 1 các nhóm 1A – 2A – 3A – 4A thi với nhau. Lượt 2 nhóm 1B – 2B – 3B – 4B thi với nhau cho đến khi hoàn tất 6 câu vòng 1.
+ Thời gian trả lời 40 giây/ 1câu.
+ Sau 40 giây các nhóm đồng loạt giơ bảng trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai : 0 điểm. -GV chiếu các slide nội dung vòng 1. -Thư kí quan sát và tổng hợp điểm cho 4
nhóm.
Vòng 2: Vượt chướng ngại vật (15 phút)
-HS chú ý lắng nghe để nắm rõ luật chơi.
-Nhóm trưởng các nhóm lập thành 2 đội tham gia vòng 1 cho nhóm mình.
-Các đội chơi trả lời câu hỏi bằng cách viết đáp án ra bảng con.
GV phổ biến luật chơi vòng 2.
-Có 9 hàng ngang tương ứng với 9 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ và trả lời: 40 giây / 1câu. Để giải ra ô chữ HS có thể nhìn hình ảnh có liên quan đến ô chữ và gợi ý của GV.
-Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai: 0 điểm.
-Sau khi hết thời gian trả lời, cả 4 nhóm cùng giơ bản đáp án. Nhóm nào giành quyền trả lời từ khóa đúng được 20 điểm, nếu trả lời sai bị mất quyền trả lời các ô chữ hàng ngang tiếp theo. -GV chiếu các slide nội dung vòng 2. -Thư kí quan sát và tổng hợp điểm cho 4
nhóm.
Vòng 3: Về đích (50 phút)
GV phổ biến luật chơi vòng 3.
-Có 2 lượt chơi, mỗi lượt có 4 đội của 4 nhóm tham gia làm bài tập.
-Mỗi nhóm chia chia thành 2 đội (mỗi đội có 4 hoặc 5 TV). Đội 1 trả lời câu 1, đội 2 trả lời câu 2. Ở câu 1 cả đội cùng tóm tắt và phân tích các lực tác dụng lên vật, 2 TV của đội 1 làm câu a, các TV còn lại của đội 1 làm câu b. Ở câu 2 TV của đội 2 cùng phân tích hiện tượng và xác định các công thức cần để giải bài tập.
- HS chú ý lắng nghe để nắm rõ luật chơi.
- Nhóm trưởng cá nhóm 1, 2, 3, 4 lần lượt chọn ô chữ hàng ngang để trả lời.
- HS chú ý lắng nghe để nắm rõ luật chơi.
- Nhóm trưởng lập 4 đội tham gia vòng 3 cho nhóm mình.
-Mỗi bài tập làm đúng được 20 điểm. Thời gian thảo luận và trình bày là 30 phút.
-GV chiếu các slide nội dung vòng 3. -Sau khi hết giờ làm bài của mỗi câu
hỏi, GV chiếu slide đáp án và giảng giải để khắc sâu kiến thức cho HS (15 phút).
-Thư kí căn cứ trên bài giải của GV để chấm điểm cho các đội và điểm cho 3 nhóm.
-Đội chơi trình trình bày bài làm ra giấy và nộp lại cho thư kí.
-HS chú ý lắng nghe để hiểu hết nội dung bài và ghi chép vào vở.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, dặn dò bài tập về nhà.
-GV nhận xét, đánh giá: nhóm có điểm cao nhất được nhận 1 phần quà của GV.
- GV yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm để chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết vào tiết học sau.
-HS rút kinh nghiệm cho lần hoạt động nhóm sau.
-HS làm bài tập thêm trong tài liệu mà GV đã phát.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Vận dụng 5 hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm được sử dụng trong tiết bài tập và tiết ôn tập để thiết kế giáo án đó là:
- Tổ chức hoạt động nhóm theo nhóm ghép đôi. - Tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw 1. - Tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw 2. - Tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad.
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM