Trường phái cấu trúc trong dạy học hợp tác theo nhóm:

Một phần của tài liệu tổ chức học sinh giải bài tập vật lí theo nhóm trong dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 ban nâng cao (Trang 27)

Để nghiên cứu khắc phục nhược điểm của học hợp tác các nhà lí luận đã có những trường phái nghiên cứu khác nhau như trường phái nghiên cứu về cấu trúc hoạt động nhóm và trường phái nghiên cứu nguyên tắc hoạt động nhóm…

Trường phái cấu trúc nhấn mạnh các kết cấu đa dạng của học hợp tác . Các kết cấu này là một tổ hợp các hoạt động được sắp xếp, quản lí và ứng dụng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh dạy học cụ thể. Điểm quan trọng nhất của trường phái cấu trúc là sự linh hoạt trong kết cấu và sự bỏ khuyết của phần nội dung, trong đó phần cấu trúc đã được định sẵn còn phần nội dung tùy thuộc vào hoàn cảnh dạy học. Những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất của trường phái này là Elliot Aronson, Robert Slavin và Spencer Kagan.

Các nghiên cứu nổi tiếng của trường phái cấu trúc: - Cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson.

- Cấu trúc STAD (Student Teams achievement Division) của Robert Slavin. - Cấu trúc TGT (Team Game Tournament) của Robert Slavin.

- Cấu trúc Jigsaw II của Slavin. Một số cấu trúc hoạt động nhóm:

1.3.2.1 Cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson: a. Hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw 1:

- Mỗi thành viên của nhóm được giao một phần của bài học.

- Trong cùng một khoảng thời gian xác định, các thành viên cùng chủ đề thảo luận và trở thành nhóm chuyên gia.

- Các thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác, giảng lại cho cả nhóm về phần bài của mình phụ trách và đảm bảo cho mọi thành viên trong nhóm nắm vững nội dung toàn bài học.

- Các thành viên làm bài kiểm tra cá nhân, nội dung bài kiểm tra gồm tất cả các phần của bài học.

- Kết quả kiểm tra là kết quả cá nhân và kết quả của nhóm.

b. Cách đánh giá kết quả của cá nhân, nhóm:

- Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân, tính điểm trung bình (điểm nền). - Tính điểm tiến bộ cá nhân: so sánh điểm kiểm tra với điểm nền.

- Điểm tiến bộ của nhóm: là điểm trung bình cộng điểm tiến bộ của các cá nhân trong nhóm (hoặc tổng điểm tiến bộ của các cá nhân trong nhóm). GV và HS có thể thỏa thuận về cách tính điểm tiến bộ của cá nhân, nhóm.

c. Nhận xét cấu trúc Jigsaw:

- Là một trong những cấu trúc ưu việt nhất, có hiệu quả nhất.

- Đề cao tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm.

- Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm.

- Có thể áp dụng được ở Việt Nam do tính hiệu quả về mặt thời gian cao và hệ thống điểm số linh hoạt.

- Có thể áp dụng trong tiết bài tập, tiết ôn tập, tổng kết kiến thức.

1.3.2.2 Cấu trúc STAD của Slavin:

a. Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD:

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.

- Các cá nhân tự nghiên cứu, làm việc tự lực trong một thời gian xác định. - Các nhóm thảo luận, giúp đỡ lẫn nhau hiểu thực sự kĩ lưỡng về nội dung của

bài học được giao.

- Tiến hành làm bài kiểm tra lần 1 (bài tập vận dung nội dung thảo luận), đánh giá.

- Tiến hành học nhóm trao đổi về nội dung chưa nắm chắc qua bài kiểm tra lần 1.

- Tiến hành làm bài kiểm tra lần thứ 2 ( bài tập vận dụng ở mức độ cao hơn). - Đánh giá sự nỗ lực của từng cá nhân.

b. Nhận xét cấu trúc STAD:

Cách chấm điểm dựa vào sự cố gắng của cấu trúc STAD được đánh giá là một nội dung quan trọng trong sự phát triển của PPDH hợp tác trên thế giới vì:

- Loại bỏ được phần lớn hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề cao sự đóng góp của các HS yếu kém và nâng sự đóng góp này thành một nhân tố quyết định cho hoạt động nhóm có hiệu quả.

- Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay cho đánh giá khả năng, học lực của cá nhân.

- Một HS kém có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân nên giúp HS tự tin hơn và tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ trong nhóm.

1.3.2.3 Cấu trúc TGT của R. Slavin: a. Hoạt động nhóm theo cấu trúc TGT:

- GV chia nhóm theo khả năng học lực, trong đó các thành viên số 1 của các nhóm có sức học tương đương nhau và tương tự với các thành viên cùng số còn lại.

- Các nhóm thảo luận, giúp nhau hiểu kĩ nội dung bài học.

- Tiến hành kiểm tra kiểm tra cá nhân hai lần. Quá trình kiểm tra đánh giá được biến thành cuộc so tài nhỏ giữa các thành viên cùng số ở các nhóm. - Đánh giá kết quả hai lần kiểm tra, sự chênh lệch giữa hài lần kiểm tra được

dùng để tính điểm cố gắng của cá nhân, nhóm.

b. Nhận xét về cấu trúc TGT:

Ngoài những ưu việt của STAD thì cấu trúc TGT còn chú ý đến sự tương đồng về năng lực trong kiểm tra đánh giá nên thể hiện rõ hơn sự công bằng của điểm số.

1.3.2.4 Cấu trúc Jigsaw II của R. Slavin:

Cấu trúc Jigsaw II được R. Slavin xây dựng dựa trên cơ sở cấu trúc Jigsaw I của Aronson nhưng có bỏ bớt phần thảo luận của nhóm chuyên gia và trong

đánh giá cũng có tính đến chỉ số cố gắng của từng thành viên trong phần kiểm tra đánh giá.

1.3.2.5 Cấu trúc GI (GroupInvestigation):

Mô hình này được Herber Thelen đề xướng, sau đó Sharan và các đồng sự của ông ở trường đại học Tel-Aviv mở rộng và cải tiến. Mô hình này được coi như mô hình nhỏ của dạy học dự án.

a. Tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc GI.

Khác với mô hình Jigsaw và STAD, ở mô hình này HS được tham gia vào việc chọn chủ đề học, tự họ thiết lập lên kế hoạch học tập cũng như cách tiến hành giải quyết công việc, chính vì điều này đã yêu cầu cách tổ chức và tiêu chuẩn lớp học phải đồng bộ và tốt hơn.

Bước 1: Chia nhóm:

Thường phân lớp học thành các nhóm có đầy đủ thành phần từ 4 – 6 thành viên để hỗ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động, tuy nhiên có một số trường hợp nhóm được hình thành từ nhóm bạn có cùng sở thích, có cùng mối quan tâm đến một chủ đề.

Bước 2: Lựa chọn vấn đề:

Nhóm HS có thể tự do lựa chọn chủ đề, tổ chức bốc thăm hay do GV chỉ định, điều này tùy thuộc vào mỗi GV. Nhưng cho các nhóm tự lựa chọn thì sẽ tạo được sự hứng khởi.

Bước 3: Lập kế hoạch hoạt động nhóm hợp tác:

Nhóm HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề được giao, những kế hoạch giải quyết từng giai đoạn cụ thể với từng mục tiêu cụ thể. GV có thể hướng dẫn HS nếu như nhóm chưa có được kĩ năng tổ chức công việc, GV cần cung cấp cho nhóm một số tư liệu, các trang web cần thiết.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch:

Nhóm hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, các thành viên trong nhóm tập hợp tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó phân tích các thông tin, kiến thức thu được để từ đó có các ý tưởng hay cho bài thuyết trình

của nhóm. Giai đoạn này, các thành viên thường xuyên trao đổi với nhau và với GV nếu gặp khó khăn, GV cần hỏi thăm, đôn đốc tiến trình của nhóm.

Bước 5: Báo cáo – thuyết trình kết quả:

Buổi báo cáo thể hiện kết quả quá trình làm việc của nhóm. Trước khi báo cáo GV cần xem lại nội dung chính xác, góp ý nội dung báo cáo cho hợp lí, cần thiết thì nhắc nhở tác phong cũng như phong cách đứng lớp của người thuyết trình.

Bước 6:Đánh giá:

Đây là giai đoạn cuối cùng nhưng quan trọng, GV phải thiết kế các tiêu chí đánh giá đúng khả năng đóng góp của mỗi thành viên, đề cao tính hợp tác của các thành viên và hiệu quả giờ học mà nhóm báo cáo mang lại cho cả lớp. Các tiêu chí đánh giá nên cho HS biết trước để các nhóm hoạt động đạt kết quả tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.Ưu điểm:

- HS học được cách tìm hiểu một vấn đề bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau như sách, tài liệu, mạng internet hay kinh nghiệm của những người xung quanh.

- Với cấu trúc GI, ngoài các kĩ năng thì HS sẽ làm quen với việc lên kế hoạch và tổ chức công việc sao có hiệu quả.

- Nếu cách đánh giá được GV xây dựng trên tiêu chí đề cao tính hợp tác, thì sẽ tránh được tình trạng ăn theo, HS sẽ rèn được kĩ năng làm việc theo nhóm.

1.3.2.6 Cấu trúc nhóm “ghép đôi”:

Nhóm “rì rầm” hay còn được gọi là “cặp đôi chia sẻ” được phát triển bởi tiến sĩ Frank Lyman, trường đại học MaryLand. Nhóm “rì rầm” thực chất là trao đổi nhỏ trong cặp 2 – 3 người ngồi cạnh nhau trước khi chia sẻ ý kiến trong lớp.

a. Các bước thực hiện:

Bước 1: HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

Bước 2:HS suy nghĩ trong một vài phút, để có nhận định riêng của mình về vấn đề GV đưa ra.

Bước 3: Hai HS ngồi gần nhau được ghép lại thành 1 cặp trao đổi những suy nghĩ của cá nhân và thảo luận thống nhất phương án giải quyết vấn đề.

Thông thường GV cung cấp hay gợi ý để HS định hướng nhanh hơn trong mỗi bước hoạt động, GV nên đặt thời gian nhất định cho mỗi hoạt động nhóm.

b. Các hình thức học tập có thể tổ chức hoạt động theo cấu trúc nhóm “ghép đôi”

GV tổ chức các hoạt động (tối đa 5 phút) cho nhóm “ghép đôi”: - So sánh, đối chiếu tìm điểm khác nhau giữa các khái niệm. - Tìm ưu khuyết điểm của các cách lựa chọn, giải quyết vấn đề. - Hỏi – đáp theo đề cương ôn tập các chuyên đề.

- Nêu câu hỏi và trả lời theo các nội dung.

Để tổ chức hiệu quả giờ học hợp tác theo cấu trúc “rì rầm” GV cần:

- Chuẩn bị các chuyên đề phong phú, sắp xếp cho các nhóm khác nhau có câu hỏi khác nhau nhưng có liên quan với nhau trong cùng chủ đề.

- Sắp xếp chỗ ngồi cho các thành viên đối diện nhau. - Tổ chức các nhóm báo cáo miệng hoặc viết giấy treo lên.

c. Ưu điểm:

- Đây là kĩ thuật dùng để khuyến khích HS tham gia vào hoạt động nhóm, kĩ thuật này đơn giản và dễ áp dụng.

- HS rèn được khả năng tư duy nhạy bén trước câu hỏi của GV, họ cũng có cơ hội để chia sẻ suy nghĩ với người khác, thể hiện vai trò của cá nhân trong quyết định của nhóm, đồng thời HS cũng học được nhiều ở người cùng nhóm.

Một phần của tài liệu tổ chức học sinh giải bài tập vật lí theo nhóm trong dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 ban nâng cao (Trang 27)