Bước 1: Chia nhóm
Việc chia nhóm theo cấu trúc Stad được thực hiện đơn giản. GV có thể chia lớp thành 4 nhóm cần đảm bảo sự đồng đều về trình độ HS giữa các nhóm.
GV giao nhiệm vụ học tập thông qua phiếu học tập được in ra giấy phát cho HS (trong phiếu học tập có yêu cầu nhiệm vụ HS phải giải quyết và có những câu hỏi hướng dẫn HS làm bài) hoặc soạn bằng phần mềm Powerpoint rồi chiếu lên màn hình cho HS quan sát.
Bước 3: GV tổ chức cho các nhóm HS cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học, sao cho mỗi thành viên đều nắm được kiến thức bài học một cách tốt nhất.
Bước 4:GV cho HS làm bài kiểm tra cá nhân lần 1.
Bước 5: GV thu bài và sửa bài kiểm tra lần 1. Để không mất nhiều thời gian GV dùng phần mềm Powerpoint soạn sẵn bài giải rồi chiếu lên cho HS quan sát nhưng không giảng giải.
Bước 6: HS thảo luận nhóm, trao đổi với nhau những nội dung chưa hiểu kĩ (qua bài kiểm tra lần 1).
Bước 7:GV cho HS làm bài kiểm tra cá nhân lần thứ 2.
Bước 8:GV thu bài và sửa bài kiểm tra nếu còn thời gian.
Bước 9:Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- GV thông báo cho HS biết phương án đánh giá kết quả cá nhân và kết quả hoạt động của nhóm vào đầu tiết học để HS ý thức được thành công của cá nhân tạo nên thành công của cả nhóm.
- GV nhận xét quá trình làm việc của các nhóm và cá nhân.
- Đánh giá kết quả cá nhân: GV nên lấy điểm kiểm tra lần 1 làm cột điểm chính thức để đảm bảo HS làm bài đúng với trình độ của mình.
- Đánh giá kết quả nhóm: bằng tổng chỉ số cố gắng (sự tiến bộ trong 2 lần kiểm tra) của từng cá nhân.
Lưu ý: nếu số thành viên trong mỗi nhóm khác nhau thì kết quả nhóm = trung bình cộng chỉ số cố gắng của từng cá nhân.
- Nhóm có kết quả cao nhất sẽ được cộng thêm 1 điểm vào điểm cá nhân, cao thứ hai được cộng 0,5 điểm.
Bảng 2.1: Phiếu đánh giá kết quả học tập của nhóm Nhóm Thành viên Điểm KT Chỉ số cố gắng của cá nhân Kết quả nhóm Lần 1 Lần 2 1. 5 7 2 6 2. 7 7 0 3 6 7 1 4. 8 6 0 5. 7 10 3
Một số điều GV cần lưu ý để tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad đạt hiệu quả:
- Khi chia nhóm, GV chú ý đến lực học của các thành viên trong nhóm, mỗi nhóm có ít nhất một HS khá, giỏi để giúp đỡ HS yếu.
- Vì HS làm bài kiểm tra ngay sau khi tìm hiểu nội dung bài, nên tránh những câu hỏi thuộc lòng, nhưng cũng không quá dễ hay quá khó. Khi soạn đề GV bám sát mục tiêu. Câu hỏi thuộc dạng hiểu và vận dụng kiến thức (1 – 2 bước suy luận), độ khó vừa phải sao cho HS khá, giỏi đạt được điểm 8 – 9 ở lần kiểm tra thứ nhất để các em tự tin với việc giúp bạn yếu kém hiểu bài trước khi kiểm tra lần 2.
- Để đánh giá được sự tiến bộ của HS yếu và sự giúp đỡ của HS khá, giỏi đối với HS yếu được hiệu quả thì đề kiểm tra lần 2 có độ khó tương đương, câu hỏi có hướng vận dụng như lần 1 nhưng giải quyết một vấn đề tương tự.