I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Định nghĩa được động lượng, viết công thức tính động lượng và công thức của định luật bảo toàn động lượng.
- Biết được thế nào là hệ kín từ đó xác định trong những điều kiện nào thì động lượng của hệ được bảo toàn.
- Tính được động lượng của vật, của hệ vật. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài tập.
2. Kĩ năng:
Phát triển các kĩ năng xã hội như: lắng nghe, đặt câu hỏi, trả lời, giải quyết xung đột.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:
Chuẩn bị phiếu học tập.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại nêu vấn đề. Phương pháp dạy học theo nhóm theo mô hình ghép đôi.
IV. Thiết kế các hoạt động:
Chuẩn bị bài tập:
Bài 1: Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1kg, vật 1 có vận tốc v1 = 1m/s và có hướng không đổi, vận tốc của vật 2 là v2 = 2m/s và:
a. Vận tốc của vật 2 cùng hướng vật 1.
b. Vận tốc của vật 2 ngược hường với vận tốc của vật 1. c. Vận tốc của vật 2 có hướng nghiêng 600
so với vận tốc của vật 1.
Mục tiêu: Giúp HS tính được động lượng của 1 vật và HS biết vận dụng công thức
tổng hợp vectơ để tính động lượng của hệ vật.
Hướng dẫn của GV:
1/ Động lượng được tính bằng công thức nào? 2/ Vẽ vectơ động lượng của hệ như thế nào?
3/ Xác định động lượng của hệ bằng những công thức nào? 4/ Em hãy lập sơ đồ cách giải.
Bài 2: Toa tàu 1 chuyển động với vận tốc v1 = 15m/s đến va chạm vào toa tàu 2 đang đứng yên và nặng gấp đôi, sau va chạm 2 toa móc vào nhau và cùng chuyển động. Tìm vận tốc của 2 toa sau va chạm.
Mục tiêu:
- Xác định đúng kiến thức để giải quyết bài toán.
- Biết động lượng của hệ được bảo toàn trong các trường hợp như: va chạm, đạn nổ,…
- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài tập.
Câu hỏi hướng dẫn:
1/ Để tìm vận tốc của 2 toa sau va chạm ta dùng kiến thức nào để giải? Tại sao? 2/ Vẽ các vectơ động lượng của hệ trước và sau va chạm như thế nào?
3/ Viết định luật bảo toàn động lượng cho hệ trước va chạm và sau va chạm như thế nào?
4/ Dựa vào biểu thức vectơ em tính vận tốc của 2 toa sau va chạm bằng cách nào?
Bài 3:Một viên đạn có khối lượng m = 0,5kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 200m/s thì nổ thành 2 mảnh. Mảnh một có khối lượng m1 = 0,4kg bay theo phương ngang với vận tốc 250m/s. Tìm hướng và độ lớn vận tốc của mảnh 2.
Mục tiêu:
- Xác định đúng kiến thức để giải quyết bài toán.
- Biết động lượng của hệ được bảo toàn trong các trường hợp như: va chạm, đạn nổ,…
- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài tập.
Câu hỏi hướng dẫn:
1/ Để tìm vận tốc của 2 toa sau va chạm ta dùng kiến thức nào để giải? Tại sao? 2/ Vẽ các vectơ động lượng của hệ trước và sau va chạm như thế nào?
3/ Viết định luật bảo toàn động lượng cho hệ trước va chạm và sau va chạm như thế nào?
4/ Dựa vào biểu thức vectơ em tính vận tốc của 2 toa sau va chạm bằng cách nào?
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Mở đầu tiết học (1phút)
- GV ổn định lớp, chia nhóm thành các nhóm ghép đôi, hai HS ngồi cùng bàn lập thành 1 nhóm.
- GV nêu mục tiêu bài học và cách tổ chức tiết học.
- HS ngồi theo nhóm đã được sắp xếp.
- HS ngồi trật tự, lắng nghe
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức cần nắm vững (5 phút)
công thức tính động lượng và công thức của định luật bảo toàn động lượng.
- GV hệ thống lại kiến thức cần nắm vững cũng như một số chú ý khi làm bài.
phần kiến thức cần nắm vững.
Hoạt động 3: Hoàn thành phiếu học tập (35phút).
- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS thảo luận nhóm: mỗi nhóm sẽ hoàn thành phiếu học tập trong 10 phút.
- GV thu lại bài làm của các nhóm (để kiểm tra việc làm của các nhóm).
- GV chỉ định 4 thành viên bất kì của 4 nhóm đồng loạt lên bảng trình bày câu 1 trong thời gian 10 phút. Tương tự với câu 2,3.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - GV giảng giải thêm để khắc sâu kiến
thức.
- HS nhận ohiếu học tập và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày ra giấy.
- HS được chỉ định lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình.
- HS chú ý lắng nghe để rút ra điều cần lĩnh hội.
- HS ghi chép bài vào vở.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá – dặn dò ra bài tập về nhà (4 phút)
- Nhận xét và rút kinh nghiệm quá trình hoạt động nhóm của các nhóm.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. - Yêu cầu HS làm bài tập về nhà.
- HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm.
2.2.2 Giáo án bài tập công – công suất: (tổ chức dạy học theo nhóm theo cấu trúc Jigsaw 1).