Tổ chức hoạt động nhóm ghép đôi:

Một phần của tài liệu tổ chức học sinh giải bài tập vật lí theo nhóm trong dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 ban nâng cao (Trang 47)

Nhóm ghép đôi thường được GV tổ chức thực hiện trong các bài tập đơn giản, có ít nội dung. Hoạt động theo nhóm ghép đôi có thể được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chia nhóm

GV có thể dùng các cách ghép ngẫu nhiên hoặc cho HS tự do thành lập nhóm. - Ghép đôi ngẫu nhiên: Hai HS ngồi cạnh nhau, chung một bàn lập thành một

nhóm. Cách ghép đôi này có ưu điểm là việc tổ chức thực hiện hoạt động nhóm được dễ dàng, đỡ mất thời gian di chuyển và không làm mất trật tự lớp.

- Cho HS tự do ghép đôi để lập nhóm sẽ tạo động lực cho HS tự giác đến với hoạt động trong không khí vui vẻ của cả hai người. Đây là yếu tố cần thiết để duy trì sự bền vững của nhóm, giúp nhóm ngày càng tiến bộ hơn trong học tập. Tuy nhiên, ghép đôi theo cách này có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các nhóm, có nhóm có thể là 2 HS yếu, có nhóm có thể là 2 HS khá, giỏi.

Bước 2: GV giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm

Nhiệm vụ học tập có thể là trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập do GV trực tiếp đưa ra, hoàn thành phiếu học tập…

Bước 3:Hai HS được ghép thành 1 nhóm cùng trao đổi những suy nghĩ của cá nhân và thảo luận giải quyết vấn đề.

Bước 4: Trình bày kết quả.

GV gọi vài nhóm báo cáo kết quả hoặc trình bày bảng, các nhóm còn lại bổ sung nếu có ý kiến khác.

Bước 5: GV tổng kết các ý, khái quát lại nội dung cần nắm vững.

Bên cạnh đó, có thể linh hoạt sử dụng nhóm ghép đôi khi GV chia lớp thành các nhóm lớn để thảo luận, nhóm trưởng có thể chia đề tài thảo luận thành từng phần nhỏ rồi phân cho mỗi nhóm ghép đôi thảo luận, sau đó tổng kết lại thành bài của nhóm. Cách này tập cho HS biết sắp xếp, bố trí công việc hợp lí, khoa học.

Một số điều GV cần lưu ý để tổ chức hoạt động theo nhóm ghép đôi đạt hiệu quả: - GV nên thay đổi thành viên của nhóm trong các bài khác nhau hoặc giữa các

nội dung trong cùng một bài vừa tránh sự nhàm chán, thay đổi tư duy giúp HS lâu mệt mỏi hơn, vừa tạo cơ hội để mỗi HS có thể hợp tác, trao đổi với nhiều người hơn bằng cách: đổi chỗ ngồi của 2 HS ở 2 bàn sát nhau hoặc trên dưới.

- Nội dung học bài theo nhóm ghép đôi phải ngắn gọn, đảm bảo vừa sức với các nhóm HS.

- Sau khi nhóm thảo luận xong, GV cho HS tự rút ra kiến thức cần lĩnh hội. Điều này bắt buộc HS phải làm việc tích cực trong nhóm để thu được kết quả riêng cho mình. Cuối cùng, GV tổng kết và chốt lại vấn đề.

- Trong thời gian nhóm làm việc, GV nên đi vòng quanh lớp để quan sát tình hình, giúp đỡ khi cần đồng thời ngăn ngừa tình trạng các HS không chịu suy nghĩ, hoạt động mà lo nói chuyện riêng.

- Một hoạt động, GV gọi khoảng 2, 3 nhóm lên báo cáo, thay đổi lần lượt thì tất cả các nhóm đều được lên trình bày. Như vậy, các nhóm đều phải làm việc chăm chỉ, nỗ lực hết sức, tránh được tình trạng ỷ lại của HS.

Một phần của tài liệu tổ chức học sinh giải bài tập vật lí theo nhóm trong dạy học chương các định luật bảo toàn lớp 10 ban nâng cao (Trang 47)