Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức bộ máy thực thi pháp luật phá

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 110)

5. Kết cấu của luận án

4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức bộ máy thực thi pháp luật phá

Một thực tế là hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nhà nước kiểu như Vinashin, Vinalines về bản chất đã phá sản. Nhưng vì nhiều vấn đề có liên quan nên nhà nước đã không áp dụng thủ tục phá sản cho các doanh nghiệp này.

Chính vì những lý do nhạy cảm đó, hiện nay có nhiều quốc gia vẫn chưa công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, mặc dù nước ta đã gia nhập WTO từ cuối năm 2006.

Thiết nghĩ trong tương lai Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế kinh tế theo hướng thị trường đích thực và đúng nghĩa. Phải tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế, không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Phải để nền kinh tế vận hành theo đúng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Có như vậy Luật Phá sản mới mong có được hiệu quả thực thi cao sau khi bản thân nó đã được sửa đổi, bổ sung căn bản.

Chúng ta nên hiểu rõ một điều là pháp luật phá sản chỉ thực sự có “đất sống” ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường hoàn hảo.

4.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức bộ máy thực thi pháp luật phá sản sản

Như đã phân tích Tòa án, Tổ quản lý và thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành là trung tâm của thủ tục phá sản. Do vậy, để Luật Phá sản thực sự đi vào cuộc sống thì thiết chế trung tâm này phải hoạt động có hiệu quả, phải đủ tầm để thực thi nhiệm vụ đặt ra.

Thứ nhất, Tòa án: Thực tiễn cho thấy, năng lực của đội ngũ thẩm phán

cầu. Việc giải quyết phá sản đòi hỏi mỗi thẩm phán không chỉ am hiểu sâu sắc nội dung Luật Phá sản mà còn về các lĩnh vực chuyên ngành khác như tài chính, ngân hàng, quản lý kinh tế, kế toán thống kê và các ngành luật có liên quan khác. Đây là vấn đề không đơn giản, không phải thẩm phán nào ở nước ta cũng được đào tạo và có kiến thức tổng quát, chuyên sâu về những vấn đề trên. Một phần những yếu kém về trình độ chuyên môn, năng lực thực thi của đội ngũ thẩm phán thi hành pháp luật phá sản ở nước ta đã làm cho Luật phá sản chưa thực sự đi vào cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này cần phải tiến hành các giải pháp cụ thể sau:

- Biện pháp trước mắt: nhanh chóng kiện toàn đội ngũ thẩm phán thực thi pháp luật phá sản, chuyên môn hóa đội ngũ này. Tiến hành các khóa học, các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ về quản lý kinh tế, về tài chính ngân hàng, về tài chính kế toán, về quản trị doanh nghiệp, về thẩm định dự án, về định giá tài sản… cho đội ngũ Thẩm phán chuyên về giải quyết phá sản.

- Biện pháp lâu dài: ở tầm vĩ mô có thể nghiên cứu cách thức đào tạo nghề luật ở các quốc gia hiện đại. Sinh viên của những nước này trước khi học luật phải có một bằng đại học nào đó. Sau khi vào học luật người đó đi theo luật chuyên ngành gắn với lĩnh vực đã được đào tạo trước đó. Hoa Kỳ là quốc gia thực hiện việc tuyển sinh cử nhân luật theo cách này. Hiện nay, Nhật Bản cũng đang đi theo hướng đó. Có lẽ trong tương lai, Việt Nam cũng nên xem xét phương thức này cho việc tuyển sinh ngành luật. Nếu được như vậy, chúng ta hy vọng sẽ có được đội ngũ thẩm phán vừa tinh thông nghề luật vừa am tường kiến thức kinh tế. Đứng trước những vụ phá sản với vô số nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thẩm phán sẽ chủ động và không bị lúng túng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thứ hai, Tổ quản lý và thanh lý tài sản: Bên cạnh đội ngũ thẩm phán,

bộ phận được coi là người giúp việc cho thẩm phán cũng cần phải nhìn nhận lại. Hiện nay thiết chế có chức năng giúp việc cho thẩm phán theo quy định

của pháp luật phá sản Việt Nam năm 2004 là Tổ quản lý và thanh lý tài sản. Thành phần chủ yếu của Tổ quản lý và thanh lý tài sản bao gồm người của Tòa án, người của cơ quan thi hành án, đại diện chủ nợ, đại diện con nợ… Nhìn chung đây là một thiết chế lâm thời và thiếu chuyên nghiệp.

Với cơ cấu tổ chức, thành phần, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Tổ quản lý và thanh lý tài sản như hiện nay, có lẽ pháp Luật Phá sản 2004 đang sẵn sàng cho một đội ngũ hướng tới việc quản lý và thanh toán nợ của con nợ hơn là nhu cầu phục hồi hoạt động cho một con nợ - một mục tiêu mà pháp luật phá sản hiện đại của đa số các nước hiện nay đang hướng tới.

Qua tham khảo pháp luật phá sản một số nước về vấn đề này, tác giả đề tài kiến nghị, nên thay đổi Tổ quản lý và thanh lý tài sản - một thiết chế bị đánh giá là không chuyên trách và thiếu chuyên nghiệp - bằng một cá nhân cụ thể. Về tên gọi có thể là quản tài viên hay nhân viên quản lý tài sản… Về bản chất, chủ thể này thay thế chức năng, nhiệm vụ của Tổ quản lý và thanh lý tài sản hiện tại. Quản tài viên phải là những người có hiểu biết sâu sắc về kinh tế tài chính, am hiểu luật pháp nói chung và pháp luật phá sản nói riêng. Ngoài Tòa án và cơ quan thi hành án, những đối tượng này có thể là luật sư lành nghề; các thương gia giàu kinh nghiệm am tường pháp luật và hành nghề một cách chuyên nghiệp. Tiêu chí tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc cấp chứng chỉ hành nghề cho quản tài viên cần được xây dựng chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác cao.

Chế độ đãi ngộ về mặt tài chính phải tương xứng và trách nhiệm với công việc phải rõ ràng. Khi được trưng dụng cho một vụ phá sản nào đó, quản tài viên hoàn toàn có quyền thuê người giúp việc trên cơ sở các quy định có liên quan để đảm bảo cho việc thực thi nhiệm vụ của mình một cách trôi chảy. Một kiến nghị nữa liên quan đến mối quan hệ giữa Tòa án và Tổ quản lý và thanh lý tài sản. Khi đã thay Tổ quản lý và thanh lý tài sản bằng quản tài viên với đầy đủ những điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ như đã đề cập,

Tòa án nên giảm bớt vai trò của mình đối với một số công đoạn của thủ tục phá sản. Tòa án chuyển giao một số thẩm quyền liên quan đến những sự vụ cụ thể cho quản tài viên. Lúc này vị thế quản tài viên không chỉ đơn thuần là người giúp việc cho thẩm phán như Tổ quản lý và thanh lý tài sản hiện tại, mà còn thay thẩm phán quyết định một số vấn đề liên quan đến vụ phá sản. Tóm lại, thay vì “cầm chèo” như hiện tại, Luật phá sản Việt Nam khi hoàn thiện nên đưa thẩm phán về vị trí “cầm lái”. Về vấn đề này, hiện tại đã được Luật Phá sản năm 2014 khắc phục một cách căn bản. Cụ thể, Luật Phá sản năm 2014 được quốc hội khoá XIII kỳ hợp thứ VII thông qua ngày 19/6/2014 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đã thay thế Tổ quản lý thanh lý tài sản trước đây bằng Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, để quy định mang tính thay đổi lớn này đi vào cuộc sống cần phải nhanh chóng xây dựng các quy định hướng dẫn cụ thể, chi tiết và phải đảm bảo tính hợp lý cũng như năng lực thực thi đối với thiết chế này. Từ cơ chế tuyển chọn, đào tạo, cấp chứng chỉ, bổ nhiệm... cho đến việc quy định về chế độ tài chính, đãi ngộ, sự ràng buộc trách nhiệm cần phải được tiến hành một cách minh bạch và chặt chẽ. Bên cạnh đó cũng cần đưa ra lộ trình hợp lý cho việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ từ Tổ quản lý, thanh lý tài sản sang cơ quan này vì thời điểm có hiệu lực của Luật Phá sản năm 2014 đã cận kề.

Thứ ba, các thiết chế bổ trợ tư pháp: Một vấn đề nữa cũng cần được

lưu ý, đó là các thiết chế bổ trợ tư pháp như: giám định tư pháp, bán đấu giá, Thừa phát lại… cũng cần được kiện toàn về Tổ chức, năng lực, chức năng nhiệm vụ và quan trọng nhất là phải xác định rõ ràng về trách nhiệm của các thiết chế này khi tham gia vào vụ phá sản. Đặc biệt, Thừa phát lại với chức năng và nhiệm vụ được ghi nhận ở Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 7 năm 2009 về tổ chức hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh rất phù hợp với những nghiệp vụ mà việc giải quyết phá sản đòi hỏi. Tuy nhiên, cơ quan này đang tổ chức và hoạt động ở dạng thí điểm ở thành phố Hồ Chí Minh và hiện tại đang triển

khai ở một số địa phương khác. Ngay như ở thành phố Hồ Chí Minh các văn phòng Thừa phát lại đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động gần 3 năm nay nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, trước mắt phải nghiên cứu thay thế NĐ 61 vì Nghị định này chỉ áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng mô hình này ra tất cả các địa phương trên toàn quốc. Phải thống nhất về mặt nhận thức về một số vấn đề mà hiện nay người dân đang có sự hồ nghi về giá trị pháp lý đối với những hành vi mà cơ quan này thực hiện. Điển hình là văn phòng Thừa phát lại có phải là doanh nghiệp hay không? Thừa phát lại là doanh nhân hay công chức hoặc công lại… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về chế định này để doanh nghiệp và người dân hiểu được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này. Hàng loạt nghiệp vụ phát sinh từ một vụ phá sản như: lên danh sách chủ nợ, thông báo cho các bên liên quan, triệu tập hội nghị chủ nợ, chủ trì, điều hành hội nghị chủ nợ, phê duyệt dự án tái cơ cấu, lập vi bằng, định giá tài sản, kiểm kê công nợ, phát mại tài sản, thanh lý tài sản theo thứ tự ưu tiên… sẽ được giảm tải cho Tòa án và chắc chắn được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nếu có sự vào cuộc của các cơ quan này.

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)