Về thẩm quyền của Tòa án

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 44)

5. Kết cấu của luận án

2.2.2. Về thẩm quyền của Tòa án

Về vấn đề này khoản 1, Điều 7 Luật Phá sản 2004 quy định: "Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó".

Theo quy định này thì thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản được giao cho cả hai cấp Tòa án, đó là Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện. Việc Tòa án cấp nào giải quyết là căn cứ vào chủ thể lâm vào tình trạng phá sản đăng ký kinh doanh ở cấp nào. Cụ thể, con nợ đăng ký thành lập ở cấp nào thì Tòa án ở cấp đó có thẩm quyền giải quyết.

Khi Tòa án nhân dân Tối cao - Cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Phá sản 2004 sửa đổi đưa dự thảo ra lấy ý kiến các ban ngành, có nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản với các lý do như: Giải quyết phá sản là thủ tục đòi nợ tập thể, là loại vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đòi hỏi Thẩm phán phải là người có chuyên môn sâu, có trình độ tốt, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức nhất định về doanh nghiệp và quản trị kinh doanh. Sợ rằng Tòa án cấp huyện khó đáp ứng được yêu cầu này. Do đó, nên sửa đổi theo hướng

chỉ giao việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Chúng tôi cho rằng, quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản như ở Luật Phá sản năm 2004 là hợp lý. Việc rút thẩm quyền của Tòa án cấp huyện như một số ý kiến cho dự thảo về việc sửa đổi luật năm 2004 là không cần thiết vì các lý do sau đây:

Thứ nhất: Mặc dù theo quy định tại Điều 7 Luật Phá sản năm 2004,

thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản được trao cho cả hai cấp tòa án. Song, về thực chất Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền đối với HTX mà chỉ những HTX có đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Các HTX đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thì thẩm quyền giải quyết phá sản vẫn thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thứ hai: Nếu mục đích của việc sửa đổi Luật Phá sản năm 2004 đạt

được, đó là khơi thông tình trạng "Doanh nghiệp chết không được chôn" như hiện tại và với số lượng doanh nghiệp gia tăng hàng năm như hiện nay thì một kịch bản có thể xảy ra trong tương lai là sự quá tải của Tòa án cấp tỉnh nếu chỉ giao thẩm quyền giải quyết phá sản cho mỗi tòa án cấp này. Trong khi đó, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện (từ tối đa 7 năm tù lên 15 năm tù trong hình sự, từ 50 triệu đến không giới hạn về giá trị tranh chấp trong kinh doanh thương mại). Song song với việc tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện trong thời gian qua là việc quan tâm kiện toàn đội ngũ Thẩm phán của Tòa án cấp này. Vì vậy, không thể nói rằng Thẩm phán cấp huyện không đủ điều kiện giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Vì các lẽ đã phân tích, chúng tôi cho rằng quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản ở Luật Phá sản năm 2004 là một trong những ưu điểm của văn bản này. Việc thay đổi trong quá

trình hoàn thiện cần có sự cân nhắc kỹ càng. Quy định được coi là ưu điểm này là một trong những nội dung đã được Luật Phá sản năm 2014 kế thừa.

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 44)