Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao tính khả thi của Luật

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 105)

5. Kết cấu của luận án

4.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao tính khả thi của Luật

4.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao tính khả thi của Luật Phá sản Phá sản

Việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật phá sản nói riêng là vấn đề không đơn giản, việc này được coi là hoạt động thường xuyên, liên tục. Bởi lẽ, các hiện tượng kinh tế - chính trị - xã hội luôn không ngừng vận động, vì vậy không thể có một khuôn thước chung (hành lang pháp lý) cho tất cả các giai đoạn phát triển xã hội. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, lại có đặc thù riêng là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao tính khả thi của nó cần phải dựa trên những định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, phải đảm bảo sự tương thích với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành.

Pháp luật phá sản phải được hoàn thiện trong điều kiện hoàn thiện pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại nói riêng. Pháp luật phá sản phải không trái hiến pháp và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác. Đặc biệt là các mảng pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của chủ thể kinh doanh (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…), pháp luật về giao dịch giữa các chủ thể trong quá trình hoạt động (Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, Luật kinh doanh chứng khoán…), pháp luật về tố tụng (Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật Trọng tài thương mại, Luật Thi hành án dân sự…). Không có sự xung đột giữa Luật Phá sản với các quy định khác, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, phải phù hợp với xu thế pháp luật và tập quán thương mại thế giới.

Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam đã góp phần tạo nên những bước tiến đáng kể vào công cuộc cải cách kinh tế nước ta. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, hiệp ước Quốc tế như: hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, gia nhập ASEAN (1995), gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC (11/1998)… Và quan trọng hơn cả là sự kiện chúng ta gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối năm 2006. Sau khi gia nhập WTO, từ tháng 1/2007, Việt Nam bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thành viên và các cam kết gia nhập. Từ thời điểm này Việt Nam được coi là đã tham gia vào sân chơi lớn, một sân chơi có quy mô toàn cầu. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật nói chung trong đó có lĩnh vực pháp luật về phá sản Việt Nam cũng phải tuân thủ và đảm bảo tính tương thích với sân chơi này. Đặc biệt mới đây nhất (29/11/2013) Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiến Pháp 2013. Ở Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi có một nội dung khá quan trọng và được đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm đó là chế độ kinh tế. Tuy nhiên, sau khi được thông qua thì về bản chất nội dung này vẫn không có gì thay đổi. Việt Nam vẫn duy trì và coi Kinh tế Nhà nước là chủ đạo, việc này đã có nhiều quan điểm trái chiều. Một số ý kiến cho rằng cơ hội để pháp luật Việt Nam tiến gần hơn với sân chơi lớn đã trôi qua. Theo báo cáo kết quả rà soát lần thứ nhất về chính sách thương mại của Việt Nam tại WTO cho thấy 27 nước thành viên (hầu hết là các đối tác thương mại) nhận định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, bảo đảm không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc duy trì một lượng lớn các doanh nghiệp Nhà nước (ước tính đến hết năm 2012 Việt Nam có hơn 1.300 doanh nghiệp được quản lý bởi hơn 100 cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau) [3] có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh nói chung và có thể kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai. Trước khi có lưu ý của các đối tác thương mại, nhiều chuyên gia trong nước cũng đã có cảnh báo

về việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chậm đang gây những hệ lụy không tốt cho nền kinh tế. Việc thiếu cơ chế giám sát có hiệu quả dẫn đến nhiều "Ông lớn” như Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lún sâu vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thậm chí bên bờ phá sản mà không có cảnh báo sớm.

Thứ ba, phải phục vụ cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Pháp luật phá sản Việt Nam cần thể hiện được những quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường, vì pháp luật phá sản là “sản phẩm” của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cũng cần đặt vào điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, vừa phải cân nhắc xem xét thực tiễn vừa phải khắc phục được những vướng mắc trong thực tiễn, giải quyết những hạn chế bất cập cũng như duy trì những nhân tố hợp lý của các văn bản đã và đang thực hiện. Phải là nhân tố làm lành mạnh thị trường, khơi thông nguồn vốn, đảm bảo đến mức tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hạn chế tới mức tối thiểu các hành vi trục lợi, tẩu tán tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của con nợ thông qua thủ tục giải quyết phá sản. Việc hoàn pháp luật phá sản cần kế thừa và phát triển những ưu điểm của Luật Phá sản 2004 để đảm bảo khả năng thực thi cao, bảo đảm trình tự và thủ tục giải quyết yêu cầu mở thủ tục công khai nhanh gọn, hiệu quả, công bằng, thuận lợi, xác định rõ ràng trách nhiệm và đề cao vai trò của các chủ thể tham gia giải quyết phá sản. Bảo đảm cơ chế phục hồi doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản theo chủ trương tái cơ cấu kinh tế phục vụ tăng trưởng. Bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan.

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 105)