Vai trò của pháp luật phá sản

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 34)

5. Kết cấu của luận án

2.1.3 Vai trò của pháp luật phá sản

Có thể khẳng định, phá sản là hiện tượng riêng có của kinh tế thị trường. Kinh nghiệm chung cho thấy, bất kỳ ở đâu, trong bất kì giai đoạn phát triển nào, khi cạnh tranh ngày càng trở nên nghiệt ngã thì tình trạng phá sản cũng diễn ra phổ biến và phức tạp hơn. Để phát triển kinh tế và duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, nhiệm vụ của Nhà nước là phải thông qua công cụ pháp luật tạo “sân chơi” - hành lang pháp lý - an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực do quan hệ thị trường gây ra.

Trong số các chế định về giải quyết hậu quả và hạn chế rủi ro như tài phán kinh tế, thanh lý, giải thể... pháp luật về phá sản có vị trí hết sức quan trọng không chỉ riêng với các chủ thể kinh doanh mà còn đối với cả trật tự kinh tế - xã hội nói chung. Vai trò này thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, Pháp luật về phá sản là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của nhà đầu tư. Trước hết, pháp luật về phá sản “thiết kế” sẵn một thủ tục đặc thù nhằm bảo đảm các quyền về tài sản của chủ nợ trước những rủi ro do tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của con nợ gây ra [22, Tr445]. Thông qua việc yêu cầu tuyên bố phá sản đối với con nợ, chủ nợ có cơ hội thu hồi lại giá trị tài sản đầu tư dưới dạng các khoản cho vay. Xét về bản chất, đó là cơ chế pháp lý nhằm hạn chế những rủi ro thị trường mà trong điều kiện cạnh tranh, lúc nào cũng có thể xảy ra với nhà đầu tư. Mặt khác, vai trò bảo vệ chủ nợ còn thể hiện ở chỗ pháp luật về phá sản góp phần vào việc tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh: Bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp của chủ nợ, điều đáng chú ý là pháp luật về phá sản còn đóng vai trò “chiếc lá chắn” cho con nợ trước những sức ép và phương thức đòi nợ mang tính tự phát rất nghiệt ngã dưới dạng “luật rừng” mà trong nhiều trường hợp có thể đẩy con nợ vào tình trạng cùng quẫn. Với việc tuyên bố phá sản, con nợ được “giải phóng” khỏi những ràng buộc về mặt pháp lý để có cơ hội tiếp tục trở lại môi trường kinh doanh. Điều này có thể thấy qua việc pháp luật quy định nhiều quyền cho doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết phá sản. Chẳng hạn, kể từ thời điểm Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, tất cả quyền đòi nợ đều được đình chỉ và giải quyết theo một thủ tục chung duy nhất do Toà án tiến hành, đồng thời nghiêm cấm việc đòi nợ một cách riêng lẻ. Toà án chỉ ra quyết định mở thủ tục thanh lý khi Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, hay trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không thành công phương án tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được Hội nghị chủ nợ thông qua. Ngoài ra, người mắc nợ còn có quyền cử người đại diện tham gia Tổ quản lý và thanh lý tài sản, quyền được yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực; quyền được khiếu nại danh sách chủ nợ, khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản... Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý, tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được

thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự nhất định. Sau khi thanh toán, mọi khoản nợ của doanh nghiệp, cho dù chưa được thanh toán đầy đủ cũng được coi là đã thanh toán và các chủ nợ không có quyền đòi nợ nữa.

Thứ hai, pháp luật về phá sản góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của người lao động. Hậu quả xã hội đáng lưu ý nhất do sự phá sản gây ra là những ảnh hưởng về việc làm và thu nhập của người lao động. Điều này trước hết thể hiện ở chỗ, chính vì doanh nghiệp phá sản mà người lao động phải mất việc làm, lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Do vậy, muốn bảo vệ người lao động, trước hết là phải làm sao để doanh nghiệp không bị phá sản. Cơ chế phục hồi doanh nghiệp được pháp luật đề ra chính là để thực hiện chủ trương này vì trên thực tế, cứu được doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản cũng chính là cứu được người lao động thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Nhưng mặt khác, khi người lao động làm việc mà không được trả đủ lương trong một thời gian dài thì Nhà nước cũng cần phải tạo ra một phương thức nào đó để họ có thể đòi được số tiền lương mà doanh nghiệp nợ.

Vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích của người làm công ăn lương luôn luôn là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật phá sản. Bằng những quy định cụ thể, pháp luật về phá sản xác định những nguyên tắc, căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích vật chất của người lao động cũng như quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ và các bên có liên quan. Theo quy định của pháp luật phá sản nước ta, người lao động không những có quyền được đệ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà còn được quy định về thứ tự ưu tiên khi phân chia các giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đến cả chế độ trợ cấp, bảo hiểm thôi việc... đều thể hiện tinh thần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

Thứ ba, pháp luật về phá sản là công cụ tổ chức lại doanh nghiệp, hợp

là vai trò hết sức quan trọng mà hầu hết các đạo luật phá sản hiện đại trên thế giới đều hướng tới. Thông qua cơ chế hòa giải, pháp luật về phá sản tạo cơ hội để doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh của mình. Theo quy định của Luật Phá sản nước ta, sau khi Tòa án mở thủ tục giải quyết phá sản, nếu đủ điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp, hợp tác xã được quyền xây dựng phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại kinh doanh để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Như vậy, cả khi Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn chưa hết cơ hội phục hồi, tìm những giải pháp thích hợp để duy trì sự tồn tại, thay vì bị tuyên bố phá sản. Bên cạnh đó, vai trò là công cụ cơ cấu lại nền kinh tế của pháp luật về phá sản còn thể hiện ở chỗ: cơ chế phá sản chính là sự “răn đe” thường trực đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên thương trường. Mọi doanh nghiệp, hợp tác xã muốn tồn tại trước hết phải là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, nếu làm ăn thua lỗ kéo dài thì sớm muộn cũng không có lý do gì để tồn tại. Hay nói cách khác, pháp luật về phá sản, góp phần loại trừ khỏi thương trường những doanh nghiệp, hợp tác xã làm ăn không hiệu quả - những tế bào yếu để duy trì “cơ thể kinh tế” thực sự khỏe mạnh.

Thứ tư, pháp luật về phá sản góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương trong

xã hội. Như phần trên đã đề cập, việc phá sản có thể dẫn đến nhiều hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Những hậu quả này nhiều khi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xáo trộn, phát sinh những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội. Vì vậy, thông qua việc giải quyết một cách thỏa đáng mối quan hệ về lợi ích giữa con nợ và chủ nợ, giữa các chủ nợ với nhau, pháp luật về phá sản góp phần hạn chế những mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa các chủ thể có liên quan, bảo vệ trật tự kỉ cương xã hội.

Tóm lại, đúng như tinh thần Lời nói đầu Luật Phá sản năm 2014, mục đích ban hành Luật là “để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ,

doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ, những người có liên quan, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp mắc nợ khi giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm trật tự, kỉ cương xã hội”, các quy định của Luật Phá sản đã và đang thể hiện được các mong muốn đó của Nhà nước. Sự ra đời của Luật Phá sản đã khắc phục được một số (không phải là đã khắc phục được tất cả) những hạn chế mà Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 để lại và góp phần tạo ra một “sân chơi” thực sự bình đẳng cho các nhà đầu tư, thể hiện đúng các quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự điều chỉnh có hiệu quả của văn bản pháp luật này sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, phồn thịnh và văn minh [22,Tr455]

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 34)