Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 25)

5. Kết cấu của luận án

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên quan điểm về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp phân tích đánh giá các quy phạm pháp luật thực định, phương pháp thu nạp các phân tích có sẵn, phương pháp điều tra khảo cứu tại Tòa, phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp phân tích kinh tế luật, phương pháp dự báo qua những tài liệu thứ cấp. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu đã được tác giả áp dụng như sau:

- Phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp phân tích kinh tế luật, phương pháp luật học so sánh, nghiên cứu gián tiếp thông qua phân tích, tổng hợp tư liệu đã được sử dụng chủ yếu cho chương 2 nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận chung về phá sản và pháp luật phá sản, nhận định đánh giá về pháp luật phá sản Việt Nam trong tương quan với pháp luật phá sản của một số nước điển hình.

- Tại chương 3, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu trực tiếp thông qua khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia, phương pháp điều tra khảo cứu tại Tòa án, phương pháp thu nạp các phân tích đã có sẵn, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh trong

thực tiễn thực thi pháp luật phá sản trong thời gian qua. Đánh giá thực trạng cũng như việc chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó.

- Tại chương 4, khi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của Luật Phá sản tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích và dự báo khoa học, phương pháp luật học so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả luận án tập trung làm rõ tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về phá sản và pháp luật phá sản. Có nhiều công trình đề cập đến những vấn đề lý thuyết liên quan đến phá sản và pháp luật phá sản. Nhiều công trình trong nước tiếp cận pháp luật phá sản của Việt Nam trên nhiều góc độ khác nhau, đa phần đề cập đến vấn đề thực thi pháp luật phá sản và nâng cao tính khả thi của pháp luật phá sản của Việt Nam, có so sánh với một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, chi tiết về Luật Phá sản năm 2004, tìm ra những ưu điểm cơ bản của nó đặc biệt liên quan đến tổ chức bộ máy thực thi pháp luật phá sản - một trong những yếu tố góp phần quan trọng để pháp luật phá sản được thực thi một cách có hiệu quả ở Việt Nam.

Nghiên cứu về Luật Phá sản năm 2004, đưa ra những ưu điểm cần kế thừa trong việc tăng cường tính khả thi của thực tiễn thi hành, luận án dựa căn bản vào những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, căn cứ vào đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, luận án cũng được thực hiện trên cơ sở quan điểm khoa học, các tư tưởng pháp lý khác được đúc kết từ những công trình nghiên cứu của các tác giả trước đó.

Để giúp nhìn nhận vấn đề đa chiều hơn, chính xác hơn, trong chương 1, tác giả luận án đã đưa ra một số câu hỏi cũng như giả thuyết nghiên cứu. Những câu hỏi và giả thuyết này là cơ sở, là sợi chỉ dẫn dắt tác giả nghiên cứu một cách hệ thống, mạch lạc hơn trong những chương tiếp sau.

Giống như nhiều ngành xã hội khác, luận án này lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Ngoài

ra, trong mỗi chương có sử dụng nhiều phương pháp đặc thù khác nhau để phân tích, đánh giá vấn đề.

Như vậy, nội dung của chương 1 chính là bộ công cụ hết sức cơ bản và quan trọng giúp tác giả định hướng, đi sâu khảo sát những nội dung về Luật Phá sản năm 2004, chỉ ra những ưu điểm nổi trội cũng như những hạn chế nhất định của văn bản này có thể và đã được kế thừa, khắc phục khi ban hành Luật Phá sản năm 2014 để góp phần nâng cao tính khả thi pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2:

KẾ THỪA NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 TRONG BỐI CẢNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 25)