Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 107)

5. Kết cấu của luận án

4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Về thể chế.

Việt Nam là quốc gia do một Đảng duy nhất lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4, Hiến pháp năm 2013). Hơn nữa, về mặt thể chế nhà nước không phân chia quyền lực một cách độc lập và rạch ròi giữa các cơ quan nắm

giữ (tam quyền phân lập) mà có sự tập trung và thống nhất quyền lực (tập quyền XHCN). Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền giải quyết việc phá sản. Trong khi sự lệ thuộc của Tòa án vào các thiết chế khác cấu thành bộ máy nhà nước là hiện tượng có nhiều tranh luận, việc duyệt án, chỉ đạo án… gần đây đã được cải thiện nhiều. Song về lâu dài cần phải được khắc phục triệt để tạo cho Tòa án có sự độc lập nhất định trong việc thực hiện chức năng của mình. Có như vậy, công tác xét xử của Tòa án mới đảm bảo được nguyên tắc “Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

Về cơ chế chính sách.

Mặc dù chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nền kinh tế thị trường, thừa nhận đa hình thức sở hữu. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường mà Đảng và nhà nước ta thừa nhận là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đa hình thức sở hữu nhưng sở hữu nhà nước là chủ đạo. Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc hội thông qua. Phần quy định về chế độ kinh tế vẫn không có thay đổi đáng kể về mặt bản chất. Chính sách này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật phá sản nói riêng trong thời gian tới. Đặc biệt là việc xây dựng các quy định về nội dung của Luật Phá sản liên quan đến một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp nhà nước.

Theo chúng tôi, để giải quyết vấn đề này Nhà nước chỉ nên giữ lại một lượng nhỏ các doanh nghiệp thuộc sở hữu của mình để thực hiện chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những ngành nghề, lĩnh vực khác nếu các thành phần kinh tế khác có thể làm được và không ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh nên cổ phần hóa nhanh chóng để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo hạn chế tối đa các doanh nghiệp đứng ngoài các quy luật của kinh tế thị trường, trong đó có Luật Phá sản. Để đảm bảo tính khách quan và minh bạch Nhà nước nên chấm dứt việc “vẫn tham gia cầm chèo” sang “chỉ cầm lái”.

Một tín hiệu có thể coi là tích cực để khắc phục tình trạng này là tại diễn đàn “Quan hệ đối tác phát triển Việt Nam” diễn ra hồi cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định. Trong hai năm 2014 và 2015 sẽ cổ phần hóa khoảng 500 DNNN, đặc biệt sẽ cổ phần hóa 1 tập đoàn kinh tế nhà nước, 5 trên 10 tổng công ty 91 và hầu hết các tổng công ty 90.

Cụ thể và quyết liệt hơn, tại hội nghị về cổ phần hóa DNNN ngày 18 tháng 2 năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, con số DNNN buộc phải cổ phần hóa cho hai năm 2014 và 2015 là 432 doanh nghiệp. Như vậy thông điệp đã rõ ràng, mục tiêu đã cụ thể. Song vấn đề khả thi đến đâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không đơn giản chỉ là: “DNNN sau khi có đề án cổ phần hóa đã được phê duyệt, nếu cán bộ lãnh đạo ở doanh nghiệp đó không chịu cổ phần hóa thì phải thay thế” như phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khi quyết liệt chuyển tải thông điệp của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả của thông điệp này ra sao vẫn phải đợi thời gian trả lời. Song tín hiệu tích cực này cho thấy chúng ta đang có sự “mạnh tay” trong việc chuyển đổi cơ chế, chính sách. Theo các chuyên gia, nếu việc này thực thi quyết liệt thì vào năm 2020 Việt Nam sẽ đạt mục tiêu chỉ còn khoảng 300 doanh nghiệp có 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này là vấn đề không đơn giản. Theo quan điểm của chúng tôi cổ phần hóa DNNN là vấn đề trọng đại quốc gia vì liên quan đến lượng vốn nhiều ngàn tỷ đồng thuộc ngân sách nhà nước. Vì vậy, nếu chủ trương là đúng đắn và cần thiết, nên có sự vào cuộc của Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Một trong những chức năng cơ bản của quốc hội là quyết sách những vấn trọng đại. Do đó, để có hành lang pháp lý vững chắc cho vấn đề này, Quốc hội cần thể chế hóa chủ trương này bằng một đạo luật về cổ phần hóa DNNN hoặc chí ít cũng phải bằng một nghị quyết của Quốc hội. Sau đó, Quốc hội sẽ tiếp tục giám sát quá trình thực thi Luật hoặc Nghị quyết đối với Chính phủ thông qua chức năng giám sát tối cao của mình. Có như vậy mới hy vọng đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, nhanh chóng tạo ra sân chơi bình

đẳng thực sự cho các chủ thể tham gia, giảm thiểu các doanh nghiệp nắm giữ đặc quyền, hạn chế tới mức tối đa các doanh nghiệp nằm “ngoài Luật Phá

Một phần của tài liệu Kế thừa những ưu điểm của luật phá sản năm 2004 và tăng cường tính khả thi trong thực tiễn thi hành (Trang 107)