5. Kết cấu của luận án
2.3.4. Kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua nghiên cứu pháp luật phá sản của Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp và Trung Quốc, tác giả thấy pháp luật phá sản của cả ba quốc gia này có một số điểm chung mà chúng ta có thể xem xét, cân nhắc trong việc hoàn thiện pháp luật phá sản của Việt Nam:
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng: Pháp luật phá sản của cả 3 quốc gia
này đều có xu hướng mở rộng. Pháp luật phá sản Hoa Kỳ áp dụng cho tất cả các chủ thể mất khả năng thanh toán, không có sự phân biệt doanh nghiệp hay cá nhân, thậm chí áp dụng cho cả cá nhân không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Luật Phá sản Trung Quốc ban đầu chỉ áp dụng cho doanh nghiệp quốc doanh, về sau phạm vi áp dụng được mở rộng cho tất cả chủ thể kinh doanh có hình thức pháp lý là doanh nghiệp, không phân biệt về hình thức sở hữu. Điểm này giống với pháp luật phá sản Việt Nam hiện tại.
Trong tương lai gần, việc mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản Việt Nam cho tất cả các chủ thể kinh doanh như một số quan điểm hiện nay có lẽ chưa thực sự phù hợp. Bởi vì các thiết chế thực thi pháp luật phá sản ở nước ta chưa đáp ứng đủ điều kiện về quy mô, tính chuyên nghiệp cũng như các thiết chế bổ trợ khác chưa sẵn sàng với việc giải quyết phá sản ở một phạm vi đối tượng rộng lớn (bao gồm cả cá nhân có đăng ký kinh doanh). Tuy nhiên về lâu dài để tương thích với pháp luật phá sản hiện đại, để phù hợp với
khuyến nghị của hướng dẫn xây dựng Luật Phá sản của Ủy ban về Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Phá sản Việt Nam là phương án nên cân nhắc cho việc hoàn thiện.
Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh: pháp luật phá sản của các quốc gia có
nền kinh tế thị trường phát triển, điển hình như Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp có một xu thế chung là ngày càng chú trọng hơn tới thủ tục phục hồi. Pháp luật phá sản ở các quốc gia này ưu tiên thủ tục phục hồi, hướng tới thủ tục phục hồi hơn là thủ tục thanh lý. Trên quan điểm cho rằng “cứu vớt” doanh nghiệp mới là mục đích chính mà pháp luật phá sản hướng tới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vực dậy hoạt động kinh doanh là yêu cầu mà luật phá sản của các nước này đặt ra.
Pháp luật phá sản Việt Nam hiện tại có quy định về thủ tục phục hồi. Tuy nhiên, chưa coi đó là mục tiêu chính. Vì vậy, các quy định làm cơ sở cho thủ tục này như hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong tương lai việc hoàn thiện pháp luật phá sản, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mắc nợ nên chú trọng hơn nữa, cần có các quy định phù hợp, khả thi hơn nữa để thủ tục này đạt hiệu quả tốt hơn. Để Luật Phá sản không chỉ là thanh lý tài sản, chia chác các khoản nợ mà phải coi Luật Phá sản về bản chất là luật mất khả năng thanh toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Phá sản và pháp luật phá sản là mảng pháp luật khá mới mẻ với Việt Nam nói riêng và hầu hết các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi nói chung. Với tiền đề ban đầu là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi xây dựng Luật phá sản, Việt Nam đã có kế thừa kinh nghiệm của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển cũng như các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia có môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, phong tục tập quán khá tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, Luật pháp không phải là hiện tượng bất biến, bởi các quan hệ xã hội liên tục phát sinh và thay đổi. Việc hoàn thiện pháp luật nói chung và Luật Phá sản ở Việt Nam nói riêng là đòi hỏi tự thân của nền kinh tế. Hiện tại Luật Phá sản năm 2004 đã được thay thế bởi Luật Phá sản năm 2014, bên cạnh nhiều nội dung đã được thay thế nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Phá sản năm 2004, Luật Phá sản năm 2014 cũng đã tiếp nhận kế thừa có chọn lọc những quy định được đánh giá là tiến bộ của văn bản này. Thêm vào đó, việc nghiên cứu, đánh giá, tham khảo và tiếp nhận quan điểm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới như: Hoa Kỳ, Cộng Hòa Pháp, Trung Quốc về xây dựng luật phá sản cũng được tác giả đề cập đến . Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và thẩm quyền của Tòa án theo quy định của Luật Phá sản 2004 là những ưu điểm nổi bật của Luật Phá sản năm 2004 đã được Luật Phá sản 2014 kế thừa như được phân tích, đánh giá và trình bày một cách toàn diện. Kết quả nghiên cứu của chương này sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả luận án tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc nội dung chương 3.
CHƯƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
THI HÀNH PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM