Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, nền tảng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM.
Phân tích tình hình tài sản là nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn Ngân hàng. Việc phân bổ nguồn vốn của Ngân hàng vào việc đầu tư từng khoản mục, phản ánh được mức hiệu quả của tài sản sinh lời như việc đầu tư vào cho vay và các tài sản có khác,… Xem xét sự phân bổ nguồn vốn, từ đó có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh, mức độ rủi ro và đề ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Ngoài ra, qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản có nhà quản trị Ngân hàng có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau. Thông qua việc phân tích các khoản mục này sẽ giúp Ngân hàng có những quyết định chính xác các chiến lược đầu tư của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Tổng tài sản của Ngân hàng được tổng kết các khoản mục ở bảng sau:
28
- Tổng Tài sản của Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Cần Thơ trong thời gian gần đây như sau: Bảng 4.1: Bảng tổng kết Tài sản của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tiền gửi NHNN 192.402 284.970 181.190 85.939 318.308 92.568 48,11 (103.780) (36,42) 232.369 (270,39) 2. Tiền gửi NH khác 70.054 150.679 85.244 50.782 130.681 80.625 115,09 (65.435) (43,43) 79.899 5,79 3. Tiền mặt tại quỹ 18.993 19.224 19.030 10.035 11.368 231 1,21 (194) (1,00) 1.333 13,28 4. Cho vay 2.713.981 2.466.717 2.635.608 2.461.986 2.002.143 (247.264) (0,91) 168.891 6,85 (459.843) (18,68) +Ngắn hạn 1.957.704 1.665.246 1.839.058 1.681.593 1.467.184 (110.699) (1,48) (260.508) (3,53) (107.336) (9,43) +Trung hạn & Dài hạn 756.277 801.470 796.549 780.393 534.959 168.634 18,86 100.264 9,44 (236.434) (30,30) 5. TSCĐ 40.217 42.547 41.492 32.129 36.351 2.330 5,79 1.055 2,48 4.222 13,14 Tổng Tài sản 3.035.647 2.964.136 3.113.564 2.643.871 2.498.851 (71.511) (2,36) 149.428 5,04 (145.020) (5,49)
29
Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản của chi nhánh đều có mức biến động tương đối ổn định qua các năm dao động không nhiều khoảng 1-2%. Cụ thể là năm 2011 đạt 3.035.647 triệu đồng, năm 2012, 2013 lần lượt đạt 2.964.136 triệu đồng, 3.113.564 triệu đồng và đầu năm 2014 đạt 2.498.851 triệu đồng giảm 5,49% so với cùng kỳ 2013, tức giảm 145.020 triệu đồng. Như ta được biết thì trong giai 2011-2013 là những năm Ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng và từng bước dần phục hồi lại với tăng trưởng còn chậm. Tuy nhiên, Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ không chỉ giữ vững được khả năng hoạt động hiệu quả mà còn có kết quả hoạt động tín dụng tốt nhất so với các NHTM khác trong khu vực là không âm; đây là một kết quả đáng kể trong thời gian vừa qua. Bởi vì sang năm 2012 Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ áp dụng chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để VietinBank thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Không những vậy, đây là bước đi quan trọng để VietinBank tiếp cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản lý rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Theo mô hình này, công tác quản lý rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng. Đó là những nhận định chung về tình hình Tài sản còn bên trong thì được cấu thành bởi nhiều yếu tố cấu thành tín dụng tăng giảm khác nhau như:
Tài khoản sinh lời: là những tài khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân hàng như tiền gửi NHNN, Tiền gửi ngân hàng khác, cho vay khách hàng hoặc cụ thể rõ ràng hơn là tổng tài sản trừ đi giá trị của TSCĐ và tiền mặt tại quỹ. Từ số liệu ở bảng trên qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014 tính toán được thì tài khoản sinh lời có xu hướng giảm ở năm 2011-2012 và tăng trở lại ở năm 2013 và cả những tháng đầu năm 2014. Cụ thể năm 2011 đạt mức cao nhất 2.713.981 triệu đồng; bởi năm này tình hình kinh tế vẫn còn trong trạng thái tăng trưởng ở mức trong giai đoạn tăng trưởng trước nên trong năm thì việc hoạt động tín dụng cho vay đối với các loại tài sản cho vay và gửi tại các ngân hàng khác còn cao. Đến 2012 đạt 2.617.396 triệu đồng, giảm nhẹ 10,34% so với 2011; trong đó sự sụt giảm mạnh ở khoản mục cho vay giảm xuống 2.466.717 triệu đồng; tức giảm đi 9,10% so với 2011 và tiền gửi NHNN lại có sự tăng cao 40,13% so với 2011; thêm vào đó là mục tiền gửi ngân hàng khác cũng góp phần tăng lên nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là trong năm
30
này là tình hình cho vay của ngân hàng bị khó khăn đáng kể do nằm trong lúc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng; các doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh; thị trường BĐS đóng băng; giá cả hàng hóa tăng cao,.. mặc khác, sang năm 2012 Ngân hàng đã áp dụng chính sách tín dụng hướng tới khách hàng được áp dụng và giảm lãi suất xuống từ khoảng 16%/năm còn 14%/năm nên việc tín dụng cho vay tạo sinh lời cho Ngân hàng trong này có giảm sút nhưng vẫn đạt ở mức cao. Đồng thời việc giảm sút tín dụng tạo sinh lời cho khách hàng được thì khoản mục tiền gửi NHNN tăng lên, đó là giải pháp để tăng thêm thu nhập từ nguồn tiền dư trong huy động.
Sang năm 2013 thì khoản mục tài sản sinh lời này có hướng tăng trưởng tốt hơn tăng 4,46% so với 2012, đạt được 2.720.852 triệu đồng. Trong đó thì khoản mục cho vay vẫn chiếm vai trò chủ chốt trong tài sản sinh lời đạt 2.635.608 triệu đồng tăng vượt hơn 2012 là 7,31% và khoản mục tiền gửi NHNN và tiền gửi tại các Ngân hàng khác cũng được gửi ít hơn giảm mạnh xuống lần lượt là 30,2% ,39,6% so với năm 2012. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng là ngoài việc tiếp tục áp dụng chính sách tín dụng hướng tới khách hàng đạt được kết quả khả quan đã áp dụng từ năm 2012 thì ở năm 2013 ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khách hàng (từ 14%/năm trong năm 2012 giảm khá mạnh nữa là 12%/năm ở năm 2013) để giữ vững uy tín, niềm tin vào tạo sự đồng cảm cùng vượt khó với các khách hàng của mình.
Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì sự biến động quan trọng nhất là khoản tín dụng cho vay chiếm khoảng 75% trong tổng khoảng tài sản sinh lời; cụ thể đạt 2.451.132 triệu đồng khoản mục này lại có sự giảm nhẹ 3,90% so với cùng kỳ đầu năm 2013; nguyên nhân bởi nền kinh tế mới vượt đáy khủng hoảng đi lên đà phát triển trở lại nên trong thời gian đầu năm 2014 cho vay ngắn hạn để các ngân hàng, cũng như doanh nghiệp giải quyết việc thanh khoản trong lúc khó khăn cũng ít dần…. Bởi vì bắt đầu sang năm 2014 thì việc đi lên từ sau cuộc khủng hoảng còn nhiều khó khăn và nhu cầu vốn hoạt động trở lại của khách hàng cũng như các doanh nghiệp ít hơn so với năm 2013 là năm vừa vượt đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế nên làm cho tài sản sinh lợi bị giảm. Cùng với đó là, năm 2013 Ngân hàng đầu tư nhiều vào trang thiết bị để phục vụ hoạt động và từng bước xây dựng nên một ngân hàng hiện đại làm cho tài sản cố định của ngân hàng tăng như phát triển thêm dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản và sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã phát triển trên thế giới từ nhiều năm qua, riêng tại Việt Nam do tập quán sử dụng tiền mặt còn phổ biến nên thói quen hiện đại này vẫn chỉ tập trung ở một bộ phận giới trẻ và những cá nhân làm việc tại các tổ chức kinh tế có yếu tố nước ngoài nhận
31
lương qua tài khoản. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chính nó đã làm ảnh hưởng đến tài sản sinh lời qua các năm. Trong tổng tài sinh lời thì các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng…. do đó sự thay đổi của hoạt động cho vay quyết định đến sự biến động giảm của tài sản sinh lời ở trong giai này so với năm 2013.
Tài sản không sinh lời: bao gồm tiền mặt tại quỹ và giá trị mua sắm tài sản cố định; hoặc được hiểu đó là tài sản mà Ngân hàng phải mất chi phí mà không đem lại thu nhập từ lãi cho Ngân hàng. Nhìn chung tổng tài sản không sinh lời trong thời gian trên chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng rất là thiết yếu trong việc phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng, dao động chỉ khoảng 3 - 4% so với tổng tài sản và có sự biến động nhỏ, không nhiều như các khoản mục trong tài sản sinh lời. Như tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng dao động ở mức dưới 20 tỷ đồng do hệ thống ngân hàng Vietinbank quy định cho các chi nhánh ở cuối ngày không được vượt mức 20 tỷ đồng, nếu có dư vượt thì phải chuyển về Hội Sở chính; nên việc biến động không nhiều của tiền mặt tại quỹ bởi được kiểm soát quản lý chặt chẽ. Cụ thể như từ năm 2011 đến 2012 lần lượt là 18,993 tỷ đồng, 19,224 tỷ đồng, 19,030 tỷ đồng. Bên cạnh đó là khoản mục Tài sản cố định bao gồm cơ sở vật chất như nhà cửa kiến trúc, đất đai, máy móc, trang thiết bị, xây dựng mở thêm chi nhánh mới…phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Đây cũng chính là khoản mục có sự tồn tại lâu dài và ổn định và không có sự thay đổi nhiều theo thời gian như các khoản mục khác mà chỉ có sự thay đổi khi Ngân hàng phải mua sắm thêm để phục vụ cho nhu cầu hiện đại hóa công nghệ. Tóm lại, tài sản không sinh lời trong thời gian quan có xu hướng là tăng nhẹ lên theo từng năm.