Bảng 4.7: Tình hình độ lệch GAP của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014
Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ
Do sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, nên giá trị tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm qua các năm không bằng nhau, chứng tỏ trong các năm qua, ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Với giá trị GAP trong mô hình định giá lại, ta dễ dàng xác định được trạng thái rủi ro của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của nó đến thu nhập mà ngân hàng nhận được.
Chênh lệch GAP = Giá trị TS nhạy cảm LS – Giá trị NV nhạy cảm LS ĐVT: Triệu đồng
Hình 4.3 Thể hiện sự chênh lệch giữa Tài sản nhạy cảm và Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất.
Với giá trị của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm ở bảng 4.8, ta có giá trị GAP chênh lệch nhạy cảm lãi suất trong giai đoạn này là khá lớn và đều -1000000 -500000 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 Tổng TS nhạy cảm LS (ISA) Tổng NV nhạy cảm LS (ISL) Chênh lệch (GAP) Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Tổng TSNC LS (ISA) Triệu đồng 1.957.704 1.665.246 1.839.058 1.681.593 1.467.184 Tổng NVNC LS (ISL) Triệu đồng 2.654.305 2.453.836 2.462.324 2.170.232 2.020.775 Chênh lệch (GAP) Triệu đồng (696.601) (788.590) (623.266) (488.639) (553.591)
49
mang giá trị âm, cụ thể là năm 2011 là (696.601) triệu đồng, năm 2012 là (788.590) triệu đồng, giá trị ở năm 2013 là (623.266) triệu đồng và trong 6 tháng 2014 là (553.591) triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013; tức là ngân hàng hoàn toàn đang ở trong tình trạng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất; hay nguồn vốn nhạy cảm lớn hơn tài sản nhạy cảm với lãi suất. Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2011-2012 thì sự chênh lệch GAP này có xu hướng tăng lên ở năm 2012 bởi đây là năm đánh dấu mốc khủng hoảng của nền kinh tế trầm trọng nhất, đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ sự sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ngân hàng nghẽn thiếu thanh khoản,thị trường BĐS đóng băng trì trệ,...làm gia nợ xấu, ứ đọng hàng tồn kho làm cho việc tăng trưởng tín dụng là eo hẹp; đồng thời việc cho vay bị giảm sút khiến năm này biểu hiện rủi ro lãi suất rõ rệt. Giai đoạn sau đó 2013 thì sự chênh lệch được thu hẹp lại nhưng vẫn còn ở mức cao hơn ở những tháng đầu năm 2014, do NHNN đã liên tục đưa ra các chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, giảm lãi suất huy động và cho vay liên tục ở mức thấp kỷ lục của mức lãi suất 2006, 2007. Mặt khác, để giảm thiểu rủi ro về lãi suất này thì ngân hàng đã chủ động điều chỉnh duy trì trạng thái luôn âm bởi tình hình trên thì lãi suất sẽ có xu hướng giảm và thu hẹp khe hở của các khoản mục nhạy cảm lãi bằng các gói tín dụng hàng chục nghìn tỷ đồng để góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp và giảm lãi suất từ 15% ở năm 2011 và còn là 11% ở đầu năm 2014.
Sự chênh lệch GAP trên âm cho thấy trạng thái ngân hàng đang ẩn nhiều nguy cơ rủi ro lãi suất khi lãi suất tăng. Bởi Ngân hàng đang đứng trước trạng thái âm nhạy cảm với nguồn vốn. Nếu khi lãi suất tăng lên thì Ngân hàng phải chịu thêm phần chi phí trả lãi cho khoản huy động vốn; bởi khoản thu lãi nhỏ hơn khoản trả phí cho hoạt động sử dụng vốn. Giả sử nếu lãi suất tăng 1% năm 2011 phải chịu mất thêm 6.966,01 triệu đồng chi phí trả cho lãi, tương tự cho năm 2012 mất 7.885,90 triệu đồng, năm 2013 là 6.232,66 triệu đồng. Ngược lại, nếu lãi suất mà giảm thì Ngân hàng sẽ có thêm một khoản lợi từ thu lãi do chênh lệch lãi suất. Đây chính là rủi ro lãi suất mà ngân hàng đã gặp phải trong giai đoạn này. Ngược lại, nếu lãi suất giảm trong tình trạng ngân hàng đang nhạy cảm nguồn vốn hay GAP âm thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM giảm ít hơn; bởi chi phí lãi cho nguồn vốn giảm mạnh hơn thu nhập lãi. Như vậy, lúc này ngân hàng đang có lợi.
50