DỰ BÁO MỨC THAY ĐỔI LÃI SUẤT

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76)

Lãi suất là một biến số kinh tế nhạy cảm và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Hiện nay, trong các tổ chức tín dụng đang tồn tại nhiều loại lãi suất ưu đãi khác nhau. Bên cạnh đó cuộc chạy đua cạnh tranh về lãi suất của các ngân hàng đang diễn ra trên nóng hổi. Ngay từ đầu 2005, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN đều tăng lên, lãi suât cơ bản ở mốc 7,5%/năm (2006) bị đẩy lên tột đỉnh lên đến khoảng 16%/năm (2011) và giảm dần đến những tháng đầu năm 2014 chỉ là khoảng 7%/năm cho những ngân hàng TMCP thiếu tính thanh khoản (như ở các năm 2006-2007). Cho đến nay 9 năm sóng gió và không ngừng biến động với nhiều xáo trộn trên thị trường, thị trường tài chính – tiền tệ chứng kiến từ sự biến động lãi suất huy động từng ngày. Câu chuyện về đường cong lãi suất được nhắc đến khác nhiều về sự biến động, ám chỉ những nghịch lý đang tồn tại trong công tác huy động vốn của các ngân hàng. Trong những năm gần đây, vấn đề lãi suất thực dương mà theo chính sách điều hành tiền tệ của ngân hàng nhà nước đang đeo đuổi là vấn đề đang quan tâm.

65

Trước xu thế bất ổn lãi suất thì ngân hàng Vietinbank cần có những chiến lược cạnh tranh về lãi suất cho bản thân mình, song song với đó hoạt động quản trị rủi ro lãi suất cũng được chú trọng. Hoạt động đi vay để cho vay là đặc thù chính của ngành ngân hàng, để thu được lợi nhuận từ lãi suất thì các ngân hàng phải tối đa hóa độ chênh lệch giữa lãi suất đầu ra – đầu vào của ngân hàng. Do đó việc tính toán lãi suất đầu ra sao cho hợp lý là việc làm vô cùng vần thiết, vì thế ở đề tài này chúng ta sẽ dự báo xu hướng biến động lãi suất đầu ra của ngân hàng theo phương pháp thống kê bình phương bé nhất.

Theo mô hình này, chúng ta có phương trình hồi quy tuyến tính:

Yd = ax+b và và Trong đó: Yd : Số dự báo x : Số thứ tự các thời gian trong dãy số (1,2,3,...n) (lãi suất huy động bình quân) n: Số lượng quan sát (số tháng) a, b : là các tham số quy định vị trí đường hồi quy lý thuyết. Dựa vào số liệu thu thập được, sau đó dùng excel chạy hàm hồi quy tuyến tính để dự báo lãi suất đầu ra của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ trong thời gian tới. Khi đó ta có hàm hồi quy Yd = ax + b như sau: Theo công thức ta tính được: a = 11,57521; b = - 0,16107 ** Hàm hồi quy: Yd = 11,57521 - 0,16107x

66

Bảng 4.17: Dự báo lãi suất đầu ra tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ

Tháng Y(%/năm) X X2 XY Yd(%/năm) 6/2013 11.5 1 1 11.5 7/2013 11.2 2 4 22.4 8/2013 11 2 9 22 9/2013 11 4 16 44 10/2013 10.8 5 25 54 11/2013 10.7 6 36 64.2 12/2013 10.5 7 49 73.5 1/2014 10.3 8 64 82.4 2/2014 10.3 9 81 92.7 3/2014 10 10 100 100 4/2014 9.7 11 121 106.7 5/2014 9.5 12 144 114 Tổng 126.5 77 650 787.4 6/2014 13 9.48 7/2014 14 9.32 8/2014 15 9.16 9/2014 16 9.00 10/2014 17 8.84 11/2014 18 8.68 12/2014 19 8.51 1/2015 20 8.35 2/2015 21 8.19 3/2015 22 8.03 4/2015 23 7.87 5/2015 24 7.71

Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ

Từ bảng phân tích trên chúng ta thấy rằng đầu ra của ngân hàng có xu hướng giảm liên tục dốc xuống qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014 thì đến thời gian tới lãi suất tiếp tục giảm xuống. Như ở 6 tháng đầu năm 2014 là 9,5% thì dến cuối năm 2014 chỉ còn lại khoản 8,51% và ở 6 tháng đầu năm 2015 thì giảm còn 7,71%. Kết luận về dự báo lãi suất: Ngân hàng sẽ có nguy cơ đối mặt với nguy cơ rủi ro lãi suất do Ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm về tài sản nợ (nhạy cảm về nguồn vốn) mà lãi suất trong tương lai cho vay giảm liên tục; điều này cho thấy một xu hướng không tốt; bởi ảnh hưởng của sự sụt giảm thu nhập cho ngân hàng; trong khi chi phí cho nguồn vốn cao hơn. Từ đó, làm suy giảm lợi nhuận Ngân hàng trong thời gian tiếp theo, nếu Ngân

67

hàng tiếp tục có trạng thái nhạy cảm nợ như hiện nay. Tuy nhiên kết quả trên chỉ là dự báo, còn trong tương lai chắc chắn ngân hàng sẽ có những biện pháp, nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro, khi đó rủi ro lãi suất sẽ được điều tiết và ngăn chặn.

Trong những phương pháp dùng để dự báo lãi suất trong tương lai thì phương pháp bình phương bé nhất là đơn giản và khá chính xác. Tuy nhiên, mức độ biến thiên của lãi suất ngân hàng trong giai đoạn này là không đều qua từng tháng, từng năm cụ thể mà thực tế lãi suất được hình thành do sự tương tác giữa nhiều yếu tố cung cầu trên thị trường nên khó có thể đạt được một dự báo chính xác.

- Về cung cầu quỹ cho vay: bản thân chúng ta ai cũng muốn nắm giữ tiền vì nhiều mục đích thanh khoản khác nhau. Tuy nhiên những thay đổi về lãi suất có thể làm thay đổi sự mong muốn nắm giữ tiền của các cá nhân. Nếu lãi suất được dự tính sẽ lên thì tiền mặt và những tài sản có tính thanh khoản cao sẽ được chuộng hơn nhằm tránh sự giảm giá của trái phiếu trong tương lai. Nếu lãi suất được dự tinh là sẽ giảm thì giấy tờ có giá được chuộng hơn tiền, vì có mức sinh lời cao hơn và tiềm năng thu lợi trong tương lai.

- Tác động của thu nhập: do kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao nên họ sử dụng các dịch vụ cho nhu cầu giải trí ngày càng nhiều, vì vậy mà người dân muốn giữ tiền mặt nhiều vì thanh toán bằng tiền mặt phổ biến hơn thanh toán bằng thẻ.

- Tác động của mức giá: Ở nước ta, việc Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ bản làm tăng thu nhập của người dân, kéo theo giá cả hàng hóa cũng tăng lên. Khi mức giá tăng lên làm cho lượng cầu tiền cũng tăng lên từ đó kéo theo sự biến thiên của lãi suất thị trường. Đối với hoạt động của ngân hàng, việc cạnh tranh về giá là nguyên nhân quan trọng quyết định sự thay đổi của lãi suất huy động và cho vay. Trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán, duy trì giá thấp không phải là một chiến lược mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài vì:

+ Không phải lúc nào khách hàng cũng nhạy cảm với giá. Sản phẩm ngân hàng như tiền gửi, cho vay mức lãi suất và bao gồm cả rủi ro. Các ngân hàng có độ tín nhiệm thấp thường duy trì lãi suất tiền gửi cao hơn các ngân hàng có độ tín cậy và xếp hạng cao.

+ Thứ hai là các đối thủ cạnh tranh hoàn toàn có thể điều chỉnh giá của mình. Những ngân hàng muốn thâm nhập thị trường có thể duy trì chính sách giá thấp, nhưng để bù lại họ cần đạt được doanh số đáng kể, hoặc bán được các dịch vụ khác kèm theo. Ngoài sức ép về cạnh tranh và sự biến động liên

68

tục về lãi suất trên thị trường khiến cho các ngân hàng phải thường xuyên xem xét và điều chỉnh mức giá của mình.

- Tác động của chính sách tiền tệ: ngân hàng nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong chính sách tiền tệ, thông qua chính sách này nhà nước thực hiện việc điều chỉnh thị trường tiền tệ một cách tốt nhất tạo sự bình ổn cho thị trường. Trong giai đoạn 2011-2013, Chính phủ, NHNN đã đề ra các chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm lượng cung tiền trên thị trường, và việc áp dụng hạ lãi suất huy động, cho vay xuống liên tục, đồng thời cung cấp các gói tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn.

- Tác động của lạm phát: tỷ lệ lạm phát thường có tác động mạnh mẽ lên mức lãi suất. Trong điều kiện lạm phát, lãi suất thực là tiêu chuẩn để xem xét hiệu quả của việc sử dụng vốn. Lãi suất thực đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiết kiệm hay đầu tư. Tác động của lạm phát làm cho người ta phải tính toán thận trọng và gây ra nỗi ám ảnh và lo ngại về một sự tổn thất khi cho vay vốn. Lạm phát tăng cao giá trị thực của những khoản tiền lời gần như bị triệt tiêu và giá trị thực của vốn gốc đã bị hao mòn. Trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta cố giữ kiềm chế lạm phát nhưng với sự gia tăng giá nguyên vật liệu, giá dầu, vàng...chỉ số CPI cũng làm tăng lạm phát có xu hướng tăng mạnh; mà lãi suất biến động cùng chiều tỷ lệ với lạm phát do đó thị trường bị tác động tăng là điều không thể tránh khỏi.

- Tình hình kinh tế xã hội: có nhiều tác động dẫn đến việc lãi suất tăng đó là, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất liên tục khiến lãi suất USD của các ngân hàng trong nước tăng, lạm phát tăng, sự bất ổn ở Trung Đông, tình hình chiến căng thẳng ở Irac, sự gia tăng của giá dầu, giá thép và các nguyên liệu đầu vào khác, các ngân hàng cũng đã tăng lãi suất khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất để giữ khách.

Tóm lại: do tính phức tạp và phụ thuộc vào sự tác động của nhiều nhân tố nên dự báo lãi suất chỉ mang tính chất tương đối. Các nhà quả trị ngân hàng muốn dự báo chính xác về lãi suất thị trường cần phải có khả năng những thay đổi trong sự đánh giá của thị trường đối với tất cả những nhân tố cấu thành nên lãi suất, vì vậy rất khó có thể kiểm soát và dự đoán chính xác về lãi suất. Do vậy, ngân hàng phải cố gắng tìm ra biện pháp bảo vệ để đối phó với rủi ro lãi suất. Một ngân hàng quản lý tốt và kiểm soát chặt chẽ rủi ro lãi suất có thể đạt được lợi nhuận bất kể lãi suất tăng hay giảm.

69

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)