3.1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Công Thương Việt Nam Tên tiếng anh: Viet Nam Bank Of Industry And trade Tên viết tắt: Vietinbank
Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Điện thoại: 84.4.9.421.158/9.421.1030 Fax: 84.4.9.421.032
Website: w.w.w.vietinbank.com.vn Email: vietinbank@hn.vnn.vn
Ngân hàng Công Thương được thành lập từ năm 1988 sau khi được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
Qua quá trình hoạt động Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã qua nhiều lần thay đổi, cụ thể:
- Ngân hàng Chuyên doanh Công Thương Việt Nam từ ngày 26/3/1988 (theo nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng).
- Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 14/11/1990 (theo nghị định số 402/ CT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 27/3/1993 (theo nghị định số 67/QĐ- NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
- Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 21/09/1996 (theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Có mạng lưới kinh doanh rộng rãi toàn thế giới với 3 Sở giao dịch, 137 chi nhánh và hơn 700 điểm giao dịch, Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng lớn nhất cả nước, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn kinh doanh của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh từ 1996, đạt bình quân 20%/năm, đặc biệt có năm tăng trưởng đến 35% so với năm
17
trước. Hiện nay, Vietinbank đã phát triển thành một mô hình rộng lớn với nhiều loại hình kinh doanh: Công ty cho Thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm Đào tạo.
Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và gớp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, không ngừng phấn đấu vươn lên khẳng định vị trí là một trong NHTM hàng đầu Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu trên mọi hoạt động kinh doanh – dịch vụ của Ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và đối ngoại, công nghệ Ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Vietinbank còn là thành viên chính thức của: Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (AABA), Hiệp hội tài chính viễn thông Liên Ngân hàng (SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA và MASTER quốc tế,...
3.2 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên giao dịch: Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thành phố Cần Thơ.
Tên tiếng anh: Industrial & Commericial Bank of VietNam – Can Tho Branch
Viết tắt: Vietinbank
Địa chỉ: Số 09 Đường Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương – Cần Thơ có tiền thân là Ngân hàng khu vực Thành phố Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, trụ sở ban đầu đặt tại 41 Ngô Quyền Thành phố Cần Thơ. Đến năm 1990, Ngân hàng Công Thương Cần Thơ được chính thức thành lập và bây giờ có trụ sở tại số 09 Phan Đình Phùng – Thành phố Cần Thơ.
Ngân hàng Công Thương – Cần Thơ là một Ngân hàng thương mại chuyên nghiệp, phục vụ các hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế khác, và cho vay trong nhiều lĩnh vực công – thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ... Đầu năm 1991, Ngân hàng mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng hoạt động dựa vào nguồn vốn tại chỗ và nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ngân hàng Công Thương với mục tiêu chiến lược là “Vì
18
sự thành đạt cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp” đã và đang đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Những năm qua chi nhánh Ngân hàng không ngừng nỗ lực phân đấu vươn lên và đạt được những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hóa kinh doanh và hiệu quả.
3.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của chi nhánh
- Nhận tiền gửi, huy động tài khoản nội tệ và ngoại tệ.
- Phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. - Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống, thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh hoặc cho vay lãi suất thấp trong các chương trình cho vay vốn ưu đãi.
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay các dự án đầu tư phát triển sản xuất theo chỉ định của Chính phủ với lãi suất thấp.
- Chiếu khấu, tái chiết khấu.
- Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh trực tiếp thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế và trong nước.
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán thẻ tín dụng, séc. - Kinh doanh ngoại hối, mua bán ngoại tệ, thu hồi ngoại tệ.
- Dịch vụ thanh toán điện tử, tư vấn quản lý tài chính và dịch vụ khác.
3.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CẦN THƠ 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Ban Giám Đốc: 01 Giám Đốc và 4 Phó Giám đốc
Các phòng ban: gồm 6 phòng ban tại trụ sở chính
Các phòng giao dịch: gồm 8 phòng dịch và 2 điểm giao dịch
3.3.2 Chức năng các phòng ban
+ Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi đơn vị.
+ Phó Giám đốc: giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
19
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện trực tiếp các giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp. Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ và hướng dẫn cả Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo và bán các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp.
+ Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như ủy nhiệm chi và ủy nhiệm thu, mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản giữa Ngân hàng và Ngân hàng Trung ương.
+ Phòng tổ chức hành chính: sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an ninh, an toàn xã hội.
+ Phòng bán lẻ: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, kỳ phiếu. Thực hiện nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô, khác hàng cá nhân, hộ gia đình.
+ Phòng tổng hợp: Tham mưu, giúp việc Ngân hàng thực hiện quản lý về các công tác hành chính - tổng hợp, văn thư, lưu trữ và lễ tân, khánh tiết của ngân hàng; điều phối hoạt động của các đơn vị thuộc ngân hàng theo chương trình, kế hoạch làm việc.
+ Phòng tiền tệ kho quỹ: là nơi các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến nhận tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của đơn vị nộp vào tài khoản của Ngân hàng.
+ Phòng giao dịch: cũng thực hiện các nhiệm vụ giống như tại hội sở chính như nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán,...
20
3.4. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ CỦA VIETINBANK CẦN THƠ
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Cần Thơ
Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ
PGĐ Cái Tắc Ban Giám Đốc PGĐ Quang Trung Phòng tổng hợp PGĐ Thốt Nốt PGĐ Phong Điền Các phòng ban Các phòng giao dịch Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng khách hàng DN Phòng bán lẻ
Phòng tiền tệ kho quỹ
PGĐ Ninh Kiều
PGĐ Thắng Lợi
PGĐ Cái Răng
PGĐ Nguyễn Trãi
21
3.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, là trung gian phân phối tài chính, kinh doanh thứ hàng hóa nhạy cảm và rủi ro nhiều nhất. Ngân hàng cũng mang tính chất và mục tiêu hoạt động hàng đầu cũng là hiệu quả, lợi nhuận. Do vây, các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm như thế nào để đạt được lợi nhuận tối ưu với mức độ rủi ro ở mức thấp nhất.
Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ từng bước khẳng định được thương hiệu, mức độ ổn định và sự phát triển trong thời gian có mặt tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:
Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận ĐVT: Triệu đồng
22
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu 772.089 697.562 488.318 229.126 250.000 (74.527) (9,65) (209.244) (30.00) 20.874 9,11 + Thu từ lãi 416.773 365.871 227.400 121.235 105.000 (50.902) (12,21) (138.471) (37,85) (16.235) (13,39) + Thu khác 355.316 331.691 206.600 107.891 145.000 (23.625) (6,65) (70.773) (21,34) 37,109 34,39 Chi phí 703.221 647.585 461.877 209.779 231.400 (28.636) (4,07) (212.708) (31,53) 21.621 10,31 + Chi phí lãi 228.898 196.911 129.500 108.541 53.400 (31.987) (13,97) (67.411) (34,23) (55.141) (50,80) + Chi khác 474.323 477.674 332,377 101.238 178.000 3.351 0,71 (145.297) (30,42) 76.762 75,82 Lợi nhuận 68.868 22.997 26.441 19.347 18.600 (45.891) (66,64) 3.464 15,08 (747) (3,86)
23
- Về mặt doanh thu:
Năm 2011 thu nhập của chi nhánh đạt 772.089 triệu đồng; năm 2012, đạt 697.562 triệu đồng; đã giảm 74.527 triệu đồng, tương ứng 9,65% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sau hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 của NH, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo toàn hệ thống phải hạ lãi suất các khoản cho vay cũ xuống dưới 15%/năm (có hiệu lực từ ngày 15/7/2012), còn đối với các khoản vay mới thì áp dụng nghiêm túc theo thông tư số 14/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ tối đa bằng trần lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN qui định cộng 3%/năm đối với cá lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, Phó tổng giám đốc Vietinbank – ông Lê Đức Thọ cho biết, ngay sau ngày 15/7/2012, Vietinbank đã chỉ đạo các chi nhánh nói chung và Vietinbank Cần Thơ nới riêng điều chỉnh tất cả dư nợ cũ về dưới 15%/năm. Mức lãi suất thấp nhất 9%/năm Ngân hàng dành cho chương trình cho vay thu mua lúa gạo, còn các chương trình cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực khuyến khích phổ biến từ 10,5% - 12%/năm. Chính vì thế thu nhập của Vietinbank Cần Thơ giảm nguyên nhân chính là do lãi suất cho vay giảm làm thu nhập từ lãi cũng giảm theo (doanh số cho vay không giảm).
Đến năm 2013, thu nhập của Ngân hàng đạt 488.318 triệu đồng, cho thấy có sự sụt giảm mạnh 209.244 triệu đồng, giảm 30,00% so với 2012. Trong đó, doanh thu giảm do chủ yếu khoản thu từ lãi đạt 227.400 triệu đồng giảm xấp xỉ đến 37% so với 2012 đạt 365.871 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm mạnh này vẫn là việc chỉ đạo hạ lãi suất xuống của NHNN mức thấp để cải thiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi trong giai đoạn khó khăn này khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Trong đó, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 65% - 70% tổng tài sản của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản có xu hướng giảm dần trong những quý gần đây xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng bị giảm xuống do các ngân hàng thắt chặt cho vay để kiểm soát nợ xấu. Cơ cấu dư nợ cho vay của Ngân hàng trong những năm gần đây có sự biến động giảm nhiều, chủ yếu cho vay ngắn hạn (chiếm khoảng 60% dư nợ cho vay) và tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 34%); thương mại và dịch vụ (chiếm 32%); xây dựng, bất động sản (chiếm 14%) phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế.
Cùng với xu hướng giảm thu nhập trong giai đoạn này thì vào 6 tháng đầu năm 2014 đạt 250.000 triệu đồng, tăng 9,11% so với cùng kỳ 6 tháng 2013 đạt ở mức 229.126 triệu đồng; lại có dấu hiệu tăng trưởng cải thiện hơn
24
tức tăng 20.874 triệu đồng. Vì sang năm 2014 thì cuộc khủng hoảng kinh tế đã có xu hướng dừng lại và dần dần được hồi phục trở lại; cùng với đó thì Ngân hàng chủ động giảm mạnh chi phí về lãi suất các khoản đi vay vốn từ bên ngoài; bởi vì Ngân hàng thực hiện theo hướng dẫn từ NH trung ương liên tục giảm lãi suất huy động giảm mạnh hơn lãi suất cho vay; Đồng thời, hệ thống Ngân hàng dành hàng trăm tỷ đồng triển khai các chương trình/ gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh trở lại, góp phần đem lại làm tăng trưởng thu nhập hơn so với cùng kỳ 6 tháng 2013.
- Về mặt chi phí:
Các khoản chi phí của chi nhánh bao gồm: chi phí cho hoạt động tín dụng, chi phí dịch vụ, các loại chi phí khác. Năm 2011 chi phí của ngân hàng ở mức cao 703.221 triệu đồng. Năm 2012, chi phí của Vietinbank Cần Thơ là 647.585 triệu đồng giảm 28.636 triệu đồng tương ứng giảm 4,07% so với năm 2011. Bước sang 2013, tình hình chi phí vẫn có chiều hướng giảm 31,53 %, tương ứng với giảm 212.708 triệu đồng so với 2012. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là do tình hình diễn biến trên thị trường hoàn toàn đi ngược lại với năm 2011, năm 2012 và 2013 là năm mà sự cạnh tranh lãi suất huy động giữa các Ngân hàng đã giảm nhiệt, NHNN đã có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào trần lãi suất huy động, khiến lãi suất này từ mức 14% giảm qua các lần và chỉ còn 8% kể từ ngày 24/12/2012, và đến 2013 vào khoảng 6%; toàn hệ thống VietinBank Cần Thơ đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm), cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi vào cuối năm 2013; cùng với đó là việc cắt giảm lương nhân viên. Điều đó đã làm cho Ngân hàng tiết kiệm được không ít chi phí trả lãi, qua đó làm giảm chi phí chung cho toàn chi nhánh.
Bước sang 6 tháng năm 2014 tình hình chi phí có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Tăng 10,31%, ứng với tăng 21.621 triệu đồng so với 6