ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 33)

VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, là trung gian phân phối tài chính, kinh doanh thứ hàng hóa nhạy cảm và rủi ro nhiều nhất. Ngân hàng cũng mang tính chất và mục tiêu hoạt động hàng đầu cũng là hiệu quả, lợi nhuận. Do vây, các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm như thế nào để đạt được lợi nhuận tối ưu với mức độ rủi ro ở mức thấp nhất.

Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ từng bước khẳng định được thương hiệu, mức độ ổn định và sự phát triển trong thời gian có mặt tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:

Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận ĐVT: Triệu đồng

22

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh thu 772.089 697.562 488.318 229.126 250.000 (74.527) (9,65) (209.244) (30.00) 20.874 9,11 + Thu từ lãi 416.773 365.871 227.400 121.235 105.000 (50.902) (12,21) (138.471) (37,85) (16.235) (13,39) + Thu khác 355.316 331.691 206.600 107.891 145.000 (23.625) (6,65) (70.773) (21,34) 37,109 34,39 Chi phí 703.221 647.585 461.877 209.779 231.400 (28.636) (4,07) (212.708) (31,53) 21.621 10,31 + Chi phí lãi 228.898 196.911 129.500 108.541 53.400 (31.987) (13,97) (67.411) (34,23) (55.141) (50,80) + Chi khác 474.323 477.674 332,377 101.238 178.000 3.351 0,71 (145.297) (30,42) 76.762 75,82 Lợi nhuận 68.868 22.997 26.441 19.347 18.600 (45.891) (66,64) 3.464 15,08 (747) (3,86)

23

- Về mặt doanh thu:

Năm 2011 thu nhập của chi nhánh đạt 772.089 triệu đồng; năm 2012, đạt 697.562 triệu đồng; đã giảm 74.527 triệu đồng, tương ứng 9,65% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sau hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 của NH, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo toàn hệ thống phải hạ lãi suất các khoản cho vay cũ xuống dưới 15%/năm (có hiệu lực từ ngày 15/7/2012), còn đối với các khoản vay mới thì áp dụng nghiêm túc theo thông tư số 14/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ tối đa bằng trần lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN qui định cộng 3%/năm đối với cá lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, Phó tổng giám đốc Vietinbank – ông Lê Đức Thọ cho biết, ngay sau ngày 15/7/2012, Vietinbank đã chỉ đạo các chi nhánh nói chung và Vietinbank Cần Thơ nới riêng điều chỉnh tất cả dư nợ cũ về dưới 15%/năm. Mức lãi suất thấp nhất 9%/năm Ngân hàng dành cho chương trình cho vay thu mua lúa gạo, còn các chương trình cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực khuyến khích phổ biến từ 10,5% - 12%/năm. Chính vì thế thu nhập của Vietinbank Cần Thơ giảm nguyên nhân chính là do lãi suất cho vay giảm làm thu nhập từ lãi cũng giảm theo (doanh số cho vay không giảm).

Đến năm 2013, thu nhập của Ngân hàng đạt 488.318 triệu đồng, cho thấy có sự sụt giảm mạnh 209.244 triệu đồng, giảm 30,00% so với 2012. Trong đó, doanh thu giảm do chủ yếu khoản thu từ lãi đạt 227.400 triệu đồng giảm xấp xỉ đến 37% so với 2012 đạt 365.871 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm mạnh này vẫn là việc chỉ đạo hạ lãi suất xuống của NHNN mức thấp để cải thiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi trong giai đoạn khó khăn này khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Trong đó, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 65% - 70% tổng tài sản của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản có xu hướng giảm dần trong những quý gần đây xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng bị giảm xuống do các ngân hàng thắt chặt cho vay để kiểm soát nợ xấu. Cơ cấu dư nợ cho vay của Ngân hàng trong những năm gần đây có sự biến động giảm nhiều, chủ yếu cho vay ngắn hạn (chiếm khoảng 60% dư nợ cho vay) và tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 34%); thương mại và dịch vụ (chiếm 32%); xây dựng, bất động sản (chiếm 14%) phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế.

Cùng với xu hướng giảm thu nhập trong giai đoạn này thì vào 6 tháng đầu năm 2014 đạt 250.000 triệu đồng, tăng 9,11% so với cùng kỳ 6 tháng 2013 đạt ở mức 229.126 triệu đồng; lại có dấu hiệu tăng trưởng cải thiện hơn

24

tức tăng 20.874 triệu đồng. Vì sang năm 2014 thì cuộc khủng hoảng kinh tế đã có xu hướng dừng lại và dần dần được hồi phục trở lại; cùng với đó thì Ngân hàng chủ động giảm mạnh chi phí về lãi suất các khoản đi vay vốn từ bên ngoài; bởi vì Ngân hàng thực hiện theo hướng dẫn từ NH trung ương liên tục giảm lãi suất huy động giảm mạnh hơn lãi suất cho vay; Đồng thời, hệ thống Ngân hàng dành hàng trăm tỷ đồng triển khai các chương trình/ gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh trở lại, góp phần đem lại làm tăng trưởng thu nhập hơn so với cùng kỳ 6 tháng 2013.

- Về mặt chi phí:

Các khoản chi phí của chi nhánh bao gồm: chi phí cho hoạt động tín dụng, chi phí dịch vụ, các loại chi phí khác. Năm 2011 chi phí của ngân hàng ở mức cao 703.221 triệu đồng. Năm 2012, chi phí của Vietinbank Cần Thơ là 647.585 triệu đồng giảm 28.636 triệu đồng tương ứng giảm 4,07% so với năm 2011. Bước sang 2013, tình hình chi phí vẫn có chiều hướng giảm 31,53 %, tương ứng với giảm 212.708 triệu đồng so với 2012. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là do tình hình diễn biến trên thị trường hoàn toàn đi ngược lại với năm 2011, năm 2012 và 2013 là năm mà sự cạnh tranh lãi suất huy động giữa các Ngân hàng đã giảm nhiệt, NHNN đã có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào trần lãi suất huy động, khiến lãi suất này từ mức 14% giảm qua các lần và chỉ còn 8% kể từ ngày 24/12/2012, và đến 2013 vào khoảng 6%; toàn hệ thống VietinBank Cần Thơ đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm), cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi vào cuối năm 2013; cùng với đó là việc cắt giảm lương nhân viên. Điều đó đã làm cho Ngân hàng tiết kiệm được không ít chi phí trả lãi, qua đó làm giảm chi phí chung cho toàn chi nhánh.

Bước sang 6 tháng năm 2014 tình hình chi phí có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Tăng 10,31%, ứng với tăng 21.621 triệu đồng so với 6 tháng 2013. Trong đó, chi phí từ lãi vẫn có xu hướng giảm do Ngân hàng giảm lãi suất huy động ở mức thấp; bởi Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nên chi phí trả cho vốn huy động giảm. Ngược lại thì chi phí các dịch vụ chi ngoài lãi lại tăng là do: các khoản gia tăng chi phí cố định để duy trì hoạt động của các phòng giao dịch mới, sự gia tăng của khoản chi phí huy động vốn nhằm cạnh đồng thời thu hút khách hàng mới. Thêm một lý do nữa của việc gia tăng chi phí đó là do trong năm 2014, Hội sở đã chỉ đạo việc tăng lương và các khoản thưởng cho đội ngũ nhân viên vì cán bộ ở Ngân hàng có chất lượng cao, làm việc hiệu quả, cần những chính sách hợp lý để thu hút, giữ chân nhân tài. Theo đó, thu nhập bình quân mỗi nhân viên Vietinbank năm

25

2014 là 20,76 triệu đồng/tháng, tăng gần 12% so với mức 18,55 triệu đồng/ người/tháng của năm 2013.

- Lợi nhuận:

Lợi nhuận của Vietinbank Cần Thơ được đo lường bằng việc so sánh 2 chỉ tiêu về thu nhập và chi phí của NH. Qua bảng số liệu ta thấy, trong những năm trở lại đây, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh biến động liên tục. Đầu tiên là bước sụt giảm trong năm 2012 với lợi nhuận đạt 22.997 triệu đồng giảm đột biến 66,64% so với 2011 đạt 68.868 triệu đồng, tương ứng giảm 45.891 triệu đồng. Do thu nhập và chi phí đều giảm mạnh, nhưng thu nhập thì giảm mạnh nhiều hơn nên lợi nhuận của Ngân hàng giảm đột biến. Do tình trạng kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, một số TCTD kinh doanh lỗ, lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng; do lỗ từ hoạt động huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng; ủy thác đầu tư. có thể thấy rằng, nợ xấu đã “ăn mòn” lợi nhuận ngân hàng trong năm 2012. Việc tín dụng tăng thấp là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2012. Tăng trưởng cho vay trong những tháng đầu năm 2012 liên tục âm, sau đó tăng thấp. Lợi nhuận giảm mạnh cũng được lý giải là do chi phí dự phòng rủi ro tăng so với các năm trước từ đó các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro, đây cũng chính là nguyên nhân khiến lương thưởng ngân hàng năm nay sụt giảm.

Sang 2013, thì có sự giảm nhiều về chênh lệch giữa chi phí và thu nhập; nên lợi nhuận của Ngân hàng đạt 26.441 triệu đồng tăng 3.464 triệu đồng tức tăng 15,08% so với 2012. Kết quả này thật đáng kể bởi vì trong giai đoạn này hầu hết các Ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn từ cạnh tranh lãi suất huy động, tăng chi phí lương nhân viên cho đến việc phải đối mặt với rủi ro khi mở rộng mạng lưới với sức ép về việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút nhiều khách hàng mới. Chính vì Ngân hàng được sự hỗ trợ trực tiếp của NHNN vào các chính sách hạ trần lãi suất trong tình hình kinh tế khó khăn, cùng với việc xử lý thu hồi nợ xấu...cùng với sự kết hợp nỗ lực cố gắng của các nhân viên trong Ngân hàng đoàn kết giữ vững uy tín và thương hiệu và phương châm của Ngân hàng trở thành Ngân hàng hiện đại xứng tầm trên thế giới.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lợi nhuận đạt 18.600 triệu đồng giảm 747 triệu đồng, tức giảm 3,86% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do chi phí tăng nhiều hơn so với thu nhập, tính tại 30/6/2014, tăng trưởng tín dụng của Vietinbank mới đạt 0,4%, sau khi tăng trưởng âm gần 6% trong quý đầu năm làm việc thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm sút. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng

26

tăng vọt từ mức 1% vào cuối năm 2013 lên 2,5% sau 6 tháng 2014. Ngoài ra bởi vì chi phí được đầu tư mở thêm chi nhánh, mua sắm máy móc thiết bị, các chi phí khuyến mãi để giữ chân khách hàng và đồng thời để mở rộng thêm thị trường và uy tín của Ngân hàng. Do đó, lúc này Nhân hàng có sự sụt giảm về lợi nhuận giảm so với 6 tháng 2013.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)