Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54)

vay tín dụng mục tiêu, chương trình ưu đãi cho vay các khách hàng chiến lược, khách hàng tốt, tiềm năng có thể tiếp cận vốn vay với lãi suất 10% đến 11,5%/năm. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lượng vay hộ cá thể tăng/giảm. Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao, chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức hoạt động, có sự chuyển dịch cơ cấu nghành và dần phát triển bền vững, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, vươn lên trở thành một ngành sản xuất lớn gớp phần nâng cao đời sống cho người dân, ổn định kinh tế. Đồng thời cũng phản ánh ngân hàng đã mạnh dạn cho vay vào các ngành sản xuất truyền thống của người dân, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện đời sống ngày càng tốt hơn.

4.2.2 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất suất

Trong công tác quản lý nguồn vốn của Ngân hàng, các nhà quản trị luôn cân nhắc tính hiệu quả, an toàn nguồn vốn với mục tiêu lợi nhuận, luôn cân nhắc các rủi ro phụ cũng như chênh lệch giữa chi phí vốn vay (vốn huy động, vốn vay từ thị trường liên Ngân hàng) và mức lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư vào tín dụng và chứng khoán. Mục tiêu của phương thức quản lý này là

43

đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng, bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu tín dụng hợp lý và duy trì lãi suất cơ bản ròng.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thì các khoản nguồn vốn nhạy cảm lãi suất chủ yếu là các khoản tiền gửi ngắn hạn, giấy tờ có giá ngắn hạn và tiền gửi cá nhân, vốn vay Hội sở. Vốn điều chuyển cũng được xem là nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, bởi vì khi lãi suất thị trường thay đổi, thì tùy theo tình hình kinh tế xã hội mà Ngân hàng nhà nước có những chính sách tài khóa và tiền tệ khác nhau. Khi đó Ngân hàng thay đổi lãi suất chiết khấu, lãi suất đầu vào đối với các ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Công Thương cấp trên cho các chi nhánh trực thuộc của mình vay; thì khoản vay này cũng sẽ phụ thuộc vào biến động theo mức thay đổi của lãi suất thị trường.

Tại chi nhánh, tình hình nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất được phân tích cụ thể được thể hiện dưới đây:

ĐVT: Triệu đồng

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động của các khoản mục nguồn vốn nhạy cảm lãi suất năm 2011- 6 tháng đầu năm 2014.

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 Tiền gửi TCKT Tiền gửi cá nhân Vốn điều chuyển GTCG ngắn hạn

44

Bảng 4.6: Tình hình Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 6T2014/6T2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi TCKT 1.017.378 1.105.596 1.071.435 909.157 773.324 88.218 8,67 (34.161) (3,09) (135.833) (14,94)

- Không kỳ hạn 285.629 277.946 287.111 270.865 235.067 (7.683) (2,69) 9.165 3,30 (35.798) (13,22)

- Có kỳ hạn <12

tháng 731.749 827.650 784.324 638.292 538.257 95.901 13,11 (43.326) (5,23) (100.035) (15,67)

2. Tiền gửi cá nhân 952.390 720.873 709.635 680.034 659.349 (231.517) (24,30) (11.238) (1,55) (20.685) (3,04)

- Không kỳ hạn 23.929 33.626 37.152 34.242 39.282 9697 40,52 3.526 10,49 5.040 14,71 - Có kỳ hạn <12 tháng 928.461 687.247 284.601 411.068 241.214 (185.209) (25,98) 126.467 26,95 284.601 44,40 3. GTCG ngắn hạn 29.567 98.035 68.932 53.593 43.511 68.468 231,56 (29.103) (29,69) (10.082) (18,81) 4. Vốn điều chuyển 654.970 529.332 612.322 527.448 544.591 (125.638) (19,18) 82.990 15,68 17.143 3,25 Tổng NV nhạy lãi 2.654.305 2.453.836 2.462.324 2.170.232 2.020.775 (200.469) (7,55) 8.488 0,35 (149.457) (6,89)

45

Nhìn chung, nguồn vốn nhạy cảm lãi suất có nhiều biến động sụt giảm trong thời gian nghiên cứu. Cụ thể năm 2012 đạt 2.453.836 triệu đồng giảm 2.453.836 triệu đồng, tức giảm 7,55% so với 2011. Đến 2013, đạt 2.462.324 triệu đồng tăng nhẹ 8.488 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2014, sự tăng trưởng 2.020.775 triệu đồng,thấp hơn 6,89% so với cùng kỳ 2013. Sự biến động chủ yếu xuất phát từ vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Với mỗi nguồn huy động sẽ ứng với một chi phí vốn bình quân, từ đó làm ảnh hưởng đến cơ cấu phân bổ từng nguồn vốn vay theo hình thức và dối tượng mà ngân hàng áp dụng. Do vậy, cần phải nắm rõ sự biến động của từng loại nguồn vốn nhạy cảm lãi suất thông qua sự phân tích cụ thể từng loại nguồn vốn huy động.

- Tiền gửi của tổ chức kinh tế: bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn và tiền

gửi không có kỳ hạn của doanh nghiệp, công ty hay còn gọi là tiền gửi thanh toán. Ngoài ra một phần là lượng tiền gửi của một đơn vị hành chánh sự nghiệp, ban quản lý dự án,.. Do mục đích dùng để thanh toán, chi trả tiền trong kinh doanh hoặc dùng làm bảo lãnh để mở thư tín dụng (L/C), bảo lãnh ngân hàng, chi trả tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, thanh toán tiền bảo hiểm,… Do vậy, tính ổn định về thời gian và lượng tiện không cao, khách hàng gửi không vì mục đích hưởng lãi suất mà dùng đó làm cơ sở để đáp ứng những yêu câu trong việc kinh doanh hay chi trả theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên với loại tiền gửi này, ngân hàng có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn, sử dụng môt phần (thông thường là 30%/số dư tài khoản) để cho vay và hưởng được phần lợi nhuận cao do chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là khá lớn. Loại tiền gửi này có tính nhạy cảm lãi suất rất lớn vì khi lãi suất thị trường thay đổi, các tổ chức kinh tế có thể chuyển sang loại hình tiền gửi có kỳ hạn với mức chênh lệch từ 11,6% (2012) hoặc 7,5% (2013). Nhận định chung về lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ có sự biến động không nhiều, chỉ thay đổi sụt giảm ở đầu những tháng đầu năm 2014. Như 2012 đạt 1.105.596 triệu đồng tăng 8,67% so với 2011, sang 2013 giảm nhẹ lại 3,09% so với 2012 và tiếp tục sang 6 tháng đầu 2014 vẫn giảm 14,94% so với cùng kỳ năm trước 2012.Từ đầu 2013 nền kinh tế dần được khôi phục; tuy tăng trưởng tín dụng từ quý II trở đi đã bắt đầu dương và tăng đều đặn qua các tháng đầu 2013 nhưng vẫn không thể đạt được mục tiêu đề ra do khả năng hấp thụ vốn rất thấp nên dù hiện nay, lãi suất cho vay đã giảm rất nhiều, nhưng dòng vốn vẫn chưa thể luân chuyển thông suốt. Một mặt là do nợ xấu tồn đọng, các doanh nghiệp không dễ trả được, kể cả phát mại tài sản bảo đảm, khiến cho các ngân hàng cũng thận trọng hơn. Mặt khác là do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn cũng

46

giảm đi. Thực tế cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ngành cao su quý III/2013 giảm trên 30%, ngành khoáng sản giảm gần 60%,…. Vì vậy, dù lãi suất đã hạ, nhiều gói ưu đãi được thiết kế, song không thể giải quyết được nên việc mở rộng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng khoản vay vẫn rất khó khăn.

- Tiền gửi cá nhân: đây là khoản tiền gửi tiết kiệm chủ yếu có kỳ hạn từ

1 tháng trở lên. Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm nhận lãi suất từ nguồn tiền nhàn rỗi nên người gửi tiền sẽ chọn ngân hàng có lãi suất cao để gửi. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi cá nhân này nhạy cảm lãi suất vì khi lãi suất thị trường biến động, khách hàng sẽ có xu hướng chuyển dịch từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao. Đánh giá chung, nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân tại Ngân hàng biến độn có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2011-2013 và những tháng đầu năm 2014. Mà chủ yếu sự biến động của lượng tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng bởi khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao đến >85% trong tổng khoản mục tiền gửi cá nhân. Năm 2011 lượng tiền gửi này đạt được là 952.390 triệu đồng, nhưng bắt đầu từ 2012 trở đi thì có xu hướng giảm liên tục ở năm 2012 đạt 720.873 triệu đồng, giảm 24,30% so với 2011, năm 2013 lại giảm xuống đạt 709.635 triệu đồng, tức giảm 1,55% so với 2012 và ở 6 tháng đầu năm 2014 thì tiếp tục giảm 3,04% so với 6 tháng đầu năm 2014. Thời gian qua, dù lãi suất huy động liên tục giảm mạnh và không phải lúc nào cũng “kịch trần” nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào các ngân hàng với các kỳ hạn bởi đây vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác hiện nay. Tính đến cuối tháng 12/2013, tiền gửi VND của dân cư vẫn tăng 15,61% gần bằng mức tăng trưởng 16% năm 2012.

- Vốn điều chuyển: có thể xem đây là nguồn vốn huy động nhạy cảm lãi

suất khá cao. Bởi nguồn vốn này phụ thuộc rất lớn vào tính thanh khoản của cả hệ thống, vào việc cho vay trên thị trường mở, (liên Ngân hàng) mà lãi suất có thể biến động mỗi tuần và không cố định ngày biến động. Đối với khoản mục này chiếm tỷ trọng khoảng 25% trong tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất và có sự biến động tăng dần kể từ năm 2012 nhưng không nhiều; cụ thể như 2013 tăng 15,68% với 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng trưởng hơn so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013 là tăng 3,25%. Do nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh, mặt khác lãi suất cho vay và lãi suất huy động liên tục giảm mạnh khó lường được. Cùng với đó là việc khủng hoảng kinh tế gây khó khăn cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp nên làm nhu cầu vay vốn giảm đi rõ rệt. Điều đó, nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng có xu hướng tăng lên, bởi ngân hàng phải xử lý tránh để nguồn vốn ứ đọng nên đã chuyển số tiền này về NHNN để có thêm phần thu nhập từ hưởng lãi suất.

47

- Giấy tờ có giá ngắn hạn: nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá

của Ngân hàng và qua các năm có sự biến động tăng đột biến 2012 và sau đó xu hướng giảm dần. Năm 2011 đạt 29.567 triệu đồng, năm 2012 tăng trưởng mạnh đạt 98.035 triệu đồng, tăng 231,56% so với 2011. Đến 2013 68.932triệu đồng giảm 29,69% so với 2012. Ở trong 6 tháng đầu năm 2014 thì khoản mục này không có sự tăng lên mà giảm đạt 43.511 triệu đồng, tức giảm 18,81% so với cùng kỳ 2013. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động chỉ khoảng 10% trong tổng nguồn vốn huy động.Vì phần lớn giấy tờ có giá của Ngân hàng là kỳ phiếu ngắn hạn lãi suất không cao và trái phiếu chuyển đổi thời gian dài nên không hấp dẫn người dân; chính vì thế mà giá trị huy động không cao.

Nhìn chung, nguyên nhân dẫn tới sự tăng giảm các khoản mục trên trong thời gian qua là do phần do bị ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt khiến tín dụng khó tăng, nợ xấu cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Thêm vào đó, việc giảm lãi suất tiền gửi chậm hơn so với việc giảm lãi suất cho vay cũng đã làm giảm đáng kể tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng. Cụ thể, mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay thấp, chỉ còn khoảng 1 – 1,5%/năm (đối với doanh nghiệp) và 2 – 2,5%/năm cho vay cá nhân.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)