Phân tích rủi ro lãi suất theo hệ số độ lệch nhạy cảm (IS GAP):

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Bảng 4.9: Thể hiện hệ số IS GAP tương đối qua 3 năm 2011-2013 và trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014. Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 - Tổng TSNC LS (ISA) Triệu đồng 1.957.704 1.665.24 6 1.839.05 8 1.681.59 3 1.467.184 - Chênh lệch (GAP) Triệu đồng (696.601) (788.590) (623.266) (488.639) (553.591) - IS GAP tương đối (0,35) (0,47) (0,33) (0,29) (0,38)

Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ

Qua bảng 4.9, chúng ta thấy rằng trong giai đoạn này ngân hàng đều ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn khá lớn, giá trị chênh lệch nhạy cảm lãi suất có sự biến động khác nhau qua các năm, đó là do tình hình về tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong từng năm là khác nhau đã làm IS GAP thay đổi biến động tăng giảm liên tục trong giai đoạn này. Cụ thể như năm 2011 là (0,35), đến 2012 đạt ở mức tăng cao nhất (0,47); nguyên nhân sự tăng đột biến trong năm này là do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của cac tổ chức tín dụng như nợ xấu tăng cao, tín dụng không tăng trưởng được; cụ thể như ở Ngân hàng thì khoản mục nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất tăng lên cao, mà việc cho vay ngắn hạn bị hạn chế, sụt giảm lớn nên làm cho độ lệch khe hở nhạy cảm về nguồn vốn tăng cao. đến 2013 thì hệ số tỷ lệ IS GAP này có chiều hướng tích cực giảm về phía 0 thấp hơn cả 2011, còn là (0,33). Điều đó còn thể hiện rõ ở 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ IS GAP đã giảm mạnh xuống còn lại chỉ (0,29). Cho thấy ngay

52

sau cuộc khủng hoảnh kinh tế trầm trọng 2012 thì chính phủ, NHNN và cũng như ngân hàng Công Thương đã nỗ lực cố gắng đã việc đồng hành, tháo gỡ khó khăn cùng các doanh nghiệp như cơ cấu lại các khoản nợ gốc, nợ lãi, giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp tục đầu tư để hoàn thành dự án đưa vào khai thác, thực hiện miễn giảm lãi trong hạn, quá hạn tạo điều kiện để doanh nghiệp, khách hàng trả được nợ gốc, VietinBank đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay với các đối tượng khách hàng. Cụ thể, từ 15/7/2012, cùng với chỉ đạo của NHNN về hạ lãi suất, VietinBank đã đi đầu thực hiện giảm lãi suất sớm, nhanh và thấp nhất trong các NHTM. Cụ thể, trong tháng 3, 4, 5 và 6/2012, NHNN liên tục giảm lãi suất từ mức 14% xuống mức 11% (mỗi lần giảm 1% và lần cuối cùng vào ngày 08/6/2012). Thực hiện chủ trương này, VietinBank đã gương mẫu đi đầu, liên tục giảm mạnh lãi suất cho vay theo đó mức lãi suất cho vay chỉ cao hơn so với trần lãi suất huy động khoảng 2% (các năm trước đây chênh lệch lãi suất thường từ 3% - 4%), đặc biệt các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay chỉ bằng hoặc hơn 1% so với trần lãi suất huy động. Bước sang những tháng đầu năm 2014, thì tỷ lệ này lại xu hướng tăng lên mức cao là (0,38); nguyên nhân bởi khó khăn trong bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, các DN tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa do cầu nội địa yếu, ngân hàng tiếp tục gặp phải các rủi ro thu hồi nợ xấu, bấp bênh lãi suất trên thị trường liên ngân hàng.

Chỉ số chênh lệch IS GAP tương đối của ngân hàng là âm mô tả Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Trong trường hợp này, rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất biến động tăng lên làm cho thu nhập ngân hàng giảm. Bởi chi phí cho nguồn vốn tăng nhiều hơn so với thu nhập từ tài sản.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)