Phân tích tình hình biến động của Tài sản nhạy cảm với lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 49)

Sự nhạy cảm lãi suất là sự so sánh giữa sự nhạy cảm của luồng tiền tệ thuộc tài sản (tài sản nhạy cảm lãi suất) và luồng tiền tệ thuộc nguồn vốn (nguồn vốn nhạy cảm lãi suất). Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định với kỳ hạn 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng,… Các khoản đầu tư càng ngắn hạn thì càng nhạy cảm lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư sẽ thay đổi.

Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà thu nhập về từ lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Quản lý tài sản nhạy lãi của ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lợi, tức là phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác.

38

Bảng 4.4: Tình hình Tài sản nhạy cảm với lãi suất Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Tín dụng ngắn hạn 1.957.704 1.665.246 1.839.058 1.681.593 1.467.184 (292.458) (14,93) 173.812 10,44 (214.409) (12,75) 2.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn - - - - - - - - - - - Tổng tài sản nhạy lãi 1.957.704 1.665.246 1.839.058 1.681.593 1.467.184 (292.458) (14,93) 173.812 10,44 (214.409) (12,75) ĐVT: triệu đồng

39

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được

sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn tạm thời của các thành phần kinh tế và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng có sự biến động đáng kể là sự sụt giảm khoản mục này từ 1.957.704 triệu đồng năm 2011 xuống còn khoảng 1.665.246 triệu đồng năm 2012, làm giảm đi 14,93% và giảm tuyệt đối 292.458 triệu đồng.Nguyên nhân là từ 15/7/2012, theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, về hạ lãi suất, VietinBank đã đi đầu thực hiện giảm lãi suất sớm, nhanh và thấp nhất trong các NHTM. Cụ thể, trong tháng 3, 4, 5 và 6/2012, NHNN liên tục giảm lãi suất từ mức 14% xuống mức 11% (mỗi lần giảm 1% và lần cuối cùng vào ngày 08/6/2012). Thực hiện chủ trương này, VietinBank Cần Thơ đã gương mẫu đi đầu, liên tục giảm mạnh lãi suất cho vay theo đó mức lãi suất cho vay chỉ cao hơn so với trần lãi suất huy động khoảng 2% (các năm trước đây chênh lệch lãi suất thường từ 3% - 4%), đặc biệt các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay chỉ bằng hoặc hơn 1% so với trần lãi suất huy động.

Đến năm 2013, cho vay ngắn hạn lại tăng trưởng ngược lên đạt 1.839.058 triệu đồng, tăng 10,44% so với 2012. Nguyên nhân theo Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 2012, VietinBank Cần Thơ đã tiếp tục giảm lãi suất huy động, tạo điều kiện hạ thấp lãi suất cho vay nhằm chia sẻ với doanh nghiệp trong việc giảm chi phí vốn, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Bắt đầu từ ngày 9/5/2013, các mức lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 12 tháng của VietinBank cao nhất chỉ là 7,0%/năm (mức trần theo quy định của NHNN là 7,5%/năm). Cùng với đó, hiện VietinBank đang triển khai nhiều gói tín dụng ngắn hạn ưu đãi lãi suất với hạn mức lên tới 80 ngàn tỷ đồng và mức lãi suất cho vay thấp nhất chỉ 7,0%/năm đối với các đối tượng khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 thì tín dụng ngắn hạn chưa có sự tăng trưởng nhanh, đạt 1.467.184 triệu đồng còn ở mức thấp hơn 214.409 triệu đồng, tức 12,75% so với cùng kỳ 6 tháng 2013. Bởi trong nền kinh tế từ 2013 đã trở mình lên từ cuộc khủng hoảng. để tránh rủi ro lãi suất, ngân hàng cũng đi vào hoạt động ổn định hơn, và phần lớn đã dành ưu tiên cho việc đầu tư trung và dài hạn; nên việc khoản mục này giảm chậm lại so với đầu kỳ 2013.

40

Bảng 4.5: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014 ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014

So sánh

2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ cho vay 1.957.704 1.665.246 1.839.058 1.681.593 1.467.184 (292.458) (14,94) 173.812 1,07 (214.409) (12,75) - DNNN 442.447 360.296 654.204 556.850 766.241 (82.151) (18,57) 293.908 81,57 209.391 37,60 - Cty TNHH 1.211.854 1.052.902 853.310 889.515 479.600 (158.952) (10,51) (199.592) (18,45) (409.915) (46,08) - DNTN 107.917 65.840 117.689 110.033 148.543 (42.077) (38,99) 51.849 78,75 38.510 34,99 - Cá thể 195..486 186.208 213.855 125.195 72.800 (9.278) (4,74) 27.647 14,84 (88.660) (41,45)

41

Cho vay công ty TNHH: trong hoạt động cho vay ngắn hạn thì khoản

mục này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay nhưng những năm gần đây và có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2011 đạt mức cho vay 1.211.854 triệu đồng chiếm 65% trong tổng dư nợ ngắn hạn, sang năm 2012 giảm còn 1.052.902 triệu đồng, giảm đi 10,51% tức giảm 158.952 triệu đồng so với 2011 và chiếm khoảng 55% trên tổng dư nợ. Đến 2013 thì tiếp tục sự sụt giảm đi 26,57% so với 2012 và còn khoảng <50% trên tổng dư nợ. Theo xu hướng đó, sang 6 tháng đầu 2014 vẫn có xu hướng giảm so với cùng kỳ 2013, đạt 479.600 triệu đồng, giảm 409.915 triệu đồng, tức giảm 46,08%. Do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động đáng kể: chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát tăng cao,.. gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty TNHH nên nhu cầu vốn giảm xuống. khi cấp tín dụng, bên cạnh đó ngân hàng phải tiến hành thẩm định các công ty này và chỉ cấp tín dụng cho công ty nào làm ăn hiệu quả.

Cho vay đối với DNNN: thì có sự biến động giảm nhẹ vào 2012 và xu

hướng tăng lên trong thời gian sau 2013 và 6 tháng 2014. Cụ thể: năm 2012 đạt 1.665.246 triệu đồng, giảm 14,94% so với 2011, sang năm 2013 xu hướng ngược lại tăng lên 1,07% so với năm trước và trong 6 tháng đầu 2014 tăng trưởng khá mạnh hơn so với 6 tháng cùng kỳ 2013 là 209.391 triệu đồng, tức tăng thêm 37,60%. Nguyên nhân cho sự biến động khoản mục này là do Vì từ 2012 NHNN thực hiện chính sách tái cơ cấu nền kinh tế thông qua cổ phần hóa DNNN là một nhiệm vụ cấp bách trước bối cảnh suy thoái kinh tế gần đây. Tái cơ chế không những không thực hiện được chức năng là “lực đẩy” cho phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh ngân hàng, bởi đây là đối tượng khách hàng rất lớn của các NHTM, là nơi hấp thụ vốn của nền kinh tế và cũng là nơi tạo ra của cải vật chất cho xã hội nên tháo gỡ nút thắt từ phía DNNN được coi mà giải pháp quan trọng để cải thiện hoạt động tín dụng. Năm 2012 cả nước chỉ cổ phần hóa có 13 doanh nghiệp, bằng 14% kế hoạch. Trong 7 tháng đầu năm nay, cũng chỉ có thêm 16 doanh nghiệp được cổ phần hóa.

Cho vay DNTN: cũng tương tự như các khoản mục trên, khoản mục này

có sự sụt giảm ở 2012 và tăng trưởng ổn định dần vào thời gian ở năm sau. Cụ thể: năm 2012 đạt 65.840 triệu đồng, khoản mục này giảm khá lớn so với năm 2011 là 38,99%, năm 2013 tăng lên 117.689 triệu đồng cao hơn cùng kỳ với 2011, tức tăng lên 78,75% so với 2012 và trong 6 tháng 2014 tiếp tục tăng lên khá ấn tượng đạt 148.543 triệu đồng, tăng 34,99% so với 6 tháng cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do sang năm 2012, với chính sách mới thúc đẩy sự phát

42

triển của các loại hình doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế, có nhiều doanh nghiệp tư nhân mới bắt đầu hoạt động và có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên, vì hầu hết các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn về tài chính cũng như chưa thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu hồ sơ vay vốn của ngân hàng về sổ sách kế toán, nên dư nợ cho vay không chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay. Loại hình doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn để thanh khoản các chi tiêu mua hàng hóa, tiêu thụ hàng tồn kho, mua thêm nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh. Nên trong thời gian sau cuộc khủng hoảng kinh tế này thì nhu cầu vốn đối với loại hình này bắt đầu tăng cao.

Cho vay hộ cá thể: đây là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ

cấu dư nợ cho vay và có sự biến động giảm sút ở năm 2012 và tăng trưởng vào thời gian sau đó. Đối với lượng khách hàng này cũng khá quan trọng đối với Vietinbank Cần Thơ bởi vì bên cạnh việc cấp tín dụng cho hộ nông dân thường xuyên sử dụng vốn vay để sử dụng vốn lưu động như trồng lúa, trồng xoài, chăn nuôi heo, gà, vịt,…Ngân hàng còn cấp tín dụng cho các hộ gia đình kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,.. hay cho cá nhân vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Hiện nay, VietinBank đang triển khai Chương trình cho vay thu mua tạm trữ 500 ngàn tấn lúa, gạo

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)