Đối với Ngân hàng Công Thương Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 86)

- Chú trọng xây dựng hệ thống kế toán thống kê thật sự vững mạnh và chuyên nghiệp, để có thể cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho những tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất vì hiện nay ngân hàng chưa có số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản cho vay, các tài sản đầu tư cũng như thời gian được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng, trả góp, cho vay trung và dài hạn,… ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của luông thanh toán ứng với từng kỳ hạn,…Chính hạn chế này sẽ gây ra trở ngại rất lớn cho ngân hàng trong việc lượng hóa và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu. Ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm cảm lãi suất với lãi suất trong danh mục tài sản và nợ. Thông thường đó là các tài sản sinh lời như các khoản cho vay và đầu tư (thuộc bên tài sản) hay các khoản

75

tiền gửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ (ở bên nguồn vốn) và để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất.

- Biện pháp đổi chéo lãi suất: Đổi chéo lãi suất giúp một tổ chức tài chính có nhiều tài sản có loại nhạy cảm về lãi suất hơn so với những tài sản nợ loại nhạy cảm về lãi suất, có thể trao đổi các dòng tiền thanh toán với một tổ chức tài chính có nhiều tài sản nợ loại nhạy cảm về lãi suất hơn so với những tài sản có loại nhạy cảm về lãi suất. Nhờ vậy giảm được rủi ro lãi suất cho cả hai phía.

- Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro: nâng cấp hệ thống thông tin quản lý rủi ro theo hướng tiếp cận gần hơn các chuẩn mực quốc tế về quy trình nghiệp vụ quản trị rủi ro, quản lý tín dụng, quản lý tài sản,…

- Nâng cao chỉ số thỏa mãn khách hàng: ngân hàng quan tâm đến việc cải tiến và đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng, tạo ra những tiện ích cho khách hàng bao nhiêu thì hoạt động kinh doanh sẽ càng dễ dàng và hiệu quả bấy nhiêu.

- Yếu tố bảo mật thông tin: công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển mạnh mẽ, điều này đã giúp cho ngân hàng quản lý và hoạt động rất hiệu quả trong kinh doanh của mình. Nhưng nó cũng chính là con dao hai lưỡi có thể phá sụp đổ Ngân hàng; bởi những gian lận công nghệ cao “ trong lĩnh vực Ngân hàng” đang xuất hiện nhiều. Số lượng ngân hàng bị Hacker tấn công cũng tăng lên. Do đó, trong những chiến lược phát triển của ngân hàng, thì cần tập trung coi yếu tố bảo mật thông tin lên hàng đầu. Cần phải có nhân viên an ninh mạng; kiểm tra các yếu tố bảo mật, password định dạng khách hàng, cũng như hướng dẫn cho khách hàng về những gian lận trong quá trình giao dịch.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)