Phân tích Nguồn vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 43)

Với chức năng là trung gian tài chính thông qua việc điều tiết nguồn vốn giữa cá nhân và các thành phần kinh tế trong xã hội, hỗ trợ việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do vậy việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Đối với Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Cần Thơ, ngoài nguồn vốn huy động từ các thành phần dân cư trên địa bàn, các tổ chức doanh nghiệp thì nguồn vốn còn lại được sử dụng chủ yếu từ vốn điều chuyển của hội sở chính.

32

- Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ trong thời gian gần đây như sau: Bảng 4.2: Bảng tổng kết nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 So sánh 6T2014/6T2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 2.220.097 2.289.406 2.304.079 1.899.732 1.727.218 69.309 3,12 14.673 0,64 (172.514) (9,08) + Ngắn hạn 1.999.335 1.924.504 1.850.002 1.642.784 1.476.184 (74.831) (3,65) (74.502) (3,87) (166.600) (10,14) + Trung & Dài hạn 220.762 364.902 454.077 256.948 251.034 144.141 65,29 89.175 24,44 (5.914) (2,30) 2. Vốn điều chuyển 654.970 529.332 612.322 527.448 544.591 (125.638) (19,18) 82.990 15,68 17.143 3,25 3. Vốn khác 160.580 145.398 197.163 216.691 227.042 (15.182) (9,45) 51.765 35,60 10.351 4,78 Tổng nguồn vốn 3.035.647 2.964.136 3.113.564 2.643.871 2.498.851 (71.511) (2,36) 149.428 5,04 (145.020) (5,49)

33

Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Tổng nguồn vốn của Ngân hàng luôn ở mức cao và có sự biến động tăng giảm nhưng sự biến động không nhiều. Bao gồm các khoản mục vốn điều chuyển, vốn khác và nguồn vốn huy động, đây cũng chính là khoản mục quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn; bởi khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao >70% trên tổng nguồn vồn qua từng năm. Cụ thể là năm 2011 nguồn vốn đạt 3.035.647 triệu đồng, sang năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ hơn đạt 2.964.136 triệu đồng, giảm 71.511 triệu đồng, tức giảm 2,04% so với 2011; nguyên nhân sự sụt giảm chủ yếu là do nguồn vốn điều chuyển giảm mạnh 125.638 triệu đồng, tức giảm xuống 19,18%; mặt khác, khoản nguồn vốn huy động năm 2011là 2.220.097 triệu đồng lại có sự tăng nhẹ lên 2.289.406 triệu đồng, tức tăng thêm 3,12% nhưng không nhiều trong khối lượng nguồn vốn. Nguyên nhân sự biến động tăng giảm nhẹ của Nguồn vốn này là do giai đoạn 2011- 2012 nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tỷ lệ lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ hạn chế suy thoái kinh tế, tiền mặt lưu thông; khi đó, các doanh nghiệp, công ty hầu như đều bị suy giảm sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn bị trì trệ, thua lỗ, phá sản… Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm ở cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng nói riêng; cùng với đó là hoạt động tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu 2012) sang đến quý III/2012 tình hình mới được cải thiện. Đây là lý do cho nguồn vốn điều chuyển lại tăng mạnh trong giai đoạn này.

Đến năm 2013 nguồn vốn tăng nhẹ trở lại đạt 3.113.564 triệu đồng, tăng 5,04% so với năm trước 2012; trong đó sự tăng lên cả vốn điều chuyển tăng

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014

Vốn điều chuyển Vốn khác

Vốn huy động Tổng nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng

34

15,68% và vốn huy động tăng 0,64% so với 2012. Nguyên nhân chính là sau 2012 thì nền kinh tế vĩ mô bắt đầu dịch chuyển theo xu hướng tăng trưởng trở lại; bám sát theo các chính sách thắt chặt tiền tệ giảm lãi suất xuống mức thấp như năm đầu năm 2012 là 13%, đến cuối năm còn lại chỉ 8%/năm và 2013 còn giảm mạnh đến mức khoảng 7%/năm nên giai đoạn 2012-2013, ngoài ra, còn đưa ra các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh của NHNN đề ra cho chi nhánh; kết hợp với việc chi nhánh đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng cường nguồn trung dài hạn, ổn định đồng thời kết hợp với lãi suất thả nổi nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản; phát triển toàn diện các phòng giao dịch cả về quy mô, diện tích, nhân sự, chất lượng phục vụ khách hàng.

Cùng khi đó là trong 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn vẫn đạt mức cao 2.498.851 triệu đồng, nhưng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013 thì có sự giảm nhẹ 5,49%, tức giảm 145.020 triệu đồng. Nguyên nhân sự biến động này trong 6 tháng đầu năm 2014 có sự giảm so với 2013 là do lãi suất huy động tiếp tục giàm xuống còn 6,5%/năm; đồng thời, giai đoạn này nền kinh tế đang trở mình từ đáy cuộc khủng hoảng vì được sự hỗ trợ đắc lực của chính phủ, nhà nước và nhất là từ phía Ngân hàng hỗ trợ các gói tín dụng giúp cho các doanh nghiệp, công ty được hoạt động trở lại; khi đó nguồn vốn của họ được đưa vào sử dụng để hoạt động kinh doanh, giảm thiểu nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn khó khăn tài chính mà ngân hàng vẫn có được nguồn vốn lớn là bởi vì chi nhánh thường xuyên duy trì các mối quan hệ với khách hàng cũ, nhân viên phòng dịch vụ khác hàng luôn tranh thủ tìm kiếm khách hàng mới nhằm huy động được tiền nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn. Do đó, Ngân hàng giảm nguồn vốn ở mức có thể chấp nhận được đồng thời hạn chế huy động dài hạn, mà tập trung huy động ngắn hạn để hạn chế rủi ro lãi suất thị trường giảm xuống, gây bất lợi cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)