Tình hình huy động vốn:

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 46)

Huy động vốn là công tác trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của mỗi ngân hàng. Trong những năm gần đây, tình hình nguồn vốn huy động vốn của ngân hàng Công Thương Cần Thơ vẫn đạt được ở mức cao:

35

Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi TCKT 1.078.501 1.157.760 1.113.498 958.013 807.967 79.259 7,35 (44.262) (3,82) (150.046) (15,66) +Ko KH 285.629 277.946 287.111 270.865 235.067 (7.683) (2,69) 9.165 3,30 (35.798) (13,22) +KH <12th 731.749 827.650 784.324 638.292 538.257 95.901 13,11 (43.326) (5,23) (100.035) (15,67) +KH >12th 61.123 52.164 42.063 48.856 34.644 (8.959) (14,66) (10.101) (19,36) (14.212) (29,09) 2. Tiền gửi cá nhân 1.112.029 1.033.612 1.121.649 526.935 666.740 (78.417) (7,05) 88.037 8,52 139.805 26,53 +Ko KH 23.929 33.626 37.152 34.242 39.282 9.697 40,52 3.526 10,49 5.040 14,71 +KH <12 th 928.461 687.247 672.483 284.601 411.068 (241.214) (25,98) 185.209 26,95 126.467 44,40 +KH >12 th 159.639 312.739 412.014 208.092 216.390 153.100 95,90 99.275 31,74 8.298 4,00 3. GTCG ngắn hạn 29.567 98.035 68.932 53.593 43.511 68.468 231,56 (29.103) (29,69) (10.082) (18,81) Tổng NV huy động 2220.097 2.289.407 2.304.079 1.899.732 1.727.218 69.310 3,12 14.672 0,64 (172.514) (9,08) ĐVT: triệu đồng

36

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: khoản mục quan trọng trong nguồn

vốn huy động của ngân hàng, bởi mục đích gửi tiền của các tổ chức này là không phải để hưởng lợi mà là để phục vụ cho các giao dịch lớn trên thị trường, nên chiếm tỷ trọng cao khoảng 40% trong tổng nguồn vốn huy động vàcó sự biến động tăng giảm khá nhanh trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2011 đạt 1.078.501 triệu đồng, đến 2012 tăng trưởng thêm 7,35% đạt triệu đồng, tức tăng tuyệt đối 79.259 triệu đồng so với 2011. Nguyên nhân tăng chủ yếu do sự tăng lên do mục tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng tăng 95.901 triệu đồng, tức tăng 13,11% so với 211; bởi sự ảnh hưởng của nền kinh tế bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, nên hoạt động huy động vốn này chủ yếu là chuyển sang từ huy động vốn dài hạn xuống còn vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất giảm. Đến năm 2013 thì khoản mục này giảm nhẹ 44.262 triệu đồng, tức giảm 3,82% so với 2012. Ở 6 tháng đầu năm 2014 thì vẫn tiếp tục đà giảm mạnh 150.046 triệu đồng, tức 15,66% sơ với 6 tháng 2013 mà sự giảm do mục tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng giảm; bởi sau cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng 2012 thì các tổ chức kinh tế vẫn còn dư âm những khủng hoảng tài chính, sản xuất hoạt động dần được phục hồi tăng trưởng, hàng tồn kho chưa tiêu thụ được hết, sản phẩm dở dang chưa hoàn thành còn mức cao,… thì việc nhu cầu thanh khoản bù đắp tạm thời là rất lớn. Do đó việc thu hút vốn từ khoản mục này có xu hướng giảm mạnh mà chủ yếu là sự thay đổi giảm huy động có kỳ hạn và ngược lại tăng ở mục vay không kỳ hạn.

Tiền gửi cá nhân: Khác với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi cá

nhân có kỳ hạn luôn chiếm vị trí cao khoảng 40% trong tổng Nguồn vốn trong thời gian vừa qua; do được khách hàng ưa chuộng với lãi suất cao và khá ổn định. Mặt khác, khách hàng không thường sử dụng các khoản tiền này ngay mà thường đó là những khoản thu nhập dôi ra gửi vào ngân hàng với mục đích thu được lợi nhuận sau một thời gian nhất định. Đây là sản phẩm truyền thống của NHTM. Từ bảng số liệu ta có, năm 2011 đạt 1.112.029 triệu đồng, năm 2012 giảm nhẹ còn 1.033.612 triệu đồng, tức giảm 78.417 triệu đồng, giảm 7,05%, bởi ở năm này thì Ngân hàng luôn thực hiện theo các lệnh từ NHNN thực hiện chính sách như giảm lãi suất huy động theo VND giảm từ 12%/năm còn 10%/năm nên việc huy động trong năm giảm. Đến năm 2013, thì khoản mục này có sự tăng trưởng lên 1.121.649 triệu đồng, tăng tương đối 8,52% và tăng tuyệt đối là 88.037 triệu đồng. Năm 2013 thì nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, nhưng vẫn còn chịu sự giám sát chặt chẽ của NHNN áp dụng thắt chặt tiền tệ tiếp tục giảm lãi suất huy động, thị trường BĐS đóng băng hơn, quá trình thu mua đất, bồi thường diễn ra nhiều hơn, và nhất là Ngân hàng nắm bắt đã đưa ra nhiều hình thức huy động mới với nhiều kỳ hạn đa dạng, hấp dẫn hơn để thu hút nguồn vốn từ nhiều tầng lớp dân cư lớn. Trong 6 tháng đầu

37

năm 2014 khoản mục này đạt 666.740 triệu đồng tăng trưởng mạnh so với đầu năm 2013 chỉ đạt 526.935 triệu đồng, tức tăng 139.805 triệu đồng, tăng tương đối 26,53%. Nguyên nhân, sự tăng trưởng mạnh là do việc lãi suất thị trường còn biến động chưa ổn định rõ rệt, bấp bênh lạm phát còn ở mức cao 6,6%, và trong khi việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trong nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi thì chưa có khả thi nên việc nhiều người dân có tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi; cùng với đó là việc áp dụng các hình thức huy động vốn mang lại nhiều hiệu quả trong việc thu hút vốn trong các tầng lớp dân cư, vì mục đích hạn chế rủi ro lãi suất khi thị trường lãi suất giảm nên tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng giảm nhiều bởi lãi suất không kỳ hạn và dài hạn cao mà người gửi tiền lại thích có lãi suất cao. Từ các yếu tố trên cho thấy được là tình hình nguồn vốn cá nhân sẽ có xu hướng tăng lên cao và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động.

Giấy tờ có giá: nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá của Ngân

hàng và qua các năm có sự biến động nhưng không lớn. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động chỉ khoảng 10% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 ở mức 29.567 triệu đồng, năm 2012 tăng trưởng cao 98.035 triệu đồng tăng 231,56% so với 2011. Nhưng giai đoạn sau từ 2013 thì khoản mục này có xu hướng đi xuống như 2013 giảm 29,69% so với 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 43.511 triệu đồng, giảm 18,81% so với cùng kỳ 6 tháng đầu 2013. Nguyên nhân là do trong cuộc khủng hoảng kinh tế thì Ngân hàng cũng áp dụng theo chính sách thắt chặt tiền tệ giảm lượng lưu thông bằng tiền mặt trên thị trường, kiềm chế lạm phát.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)