Con người nhàn trong thơ Vương Duy

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 127)

Đọc thơ Vương Duy chúng ta dễ dàng nhận thấy hình tượng con người nổi bật nhất trong thơ Thi Phật là con người nhàn. Con người trong thơ Vương Duy thật sự đã thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc đời trần tục. Trong hình ảnh con người ấy những vọng niệm thông thường đều không hiển hiện. Dù chỉ khép một cánh cửa sài, ngăn cách mỏng manh thì tâm con người cũng đã nhàn. Con người ấy hòa mình vào tự nhiên, sống vui cùng Đạo, đi dạo chơi tay còn cầm kinh Phật:

Đạo thư hành thượng bả

(Quá Lý ấp trạch)

(Đi dạo chơi tay còn cầm kinh Phật)

Con người trong thơ Vương Duy vui với những thú vui vườn ruộng, những thú vui tao nhã. Từ việc vác cày ra đồng trồng trọt rồi thu hái:

Bỉnh cư Lam Điền Bạc địa cung canh Tuế yến thâu thuế Dĩ phụng tư thịnh Thần vãng Đông cao Thảo lộ vị hi

Mộ khan yên hỏa Phụ đảm lai quy

(Thù chư công kiến quá)

(Lui về Lam Điền

Tự cầy lấy miếng đất xấu Cuối năm mót lúa

Để lấy xôi cúng Sáng sớm ra ruộng Cỏ còn đượm móc

Chiều trông chừng khói lên, đèn đốt Mà gánh gồng ra về)

Sau công việc trồng trọt và thu hái thì nhà thơ thảnh thơi uống rượu, đánh đàn, hái hoa, và say ngủ:

Chước tửu hội lâm toàn thủy Bão cầm hảo ỷ trường tùng Nam viên lộ quỳ triêu chiết Đông cốc hoàng lương dạ xuân

(Điền viên lạc 5)

(Rót rượu cùng tới bên dòng suối

Ôm đàn cầm tựa lưng vào cây thông cao Sớm bẻ bông quỳ trong vườn phía nam Đêm xuân ngủ say trong hang phía đông)

Hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh đẹp của con người ở trạng thái thư nhàn hết sức có thể. Uống rượu bên bờ suối, rồi ôm đàn gảy bên cây thông cao, sáng thì hái hoa trong vườn, tối lại ngủ say trong hang. Con người hòa vào thiên nhiên một cách tuyệt đối, có nước non, cây cối, cỏ hoa cùng tham gia vào cuộc sống nhàn tịch của con người. Đông, tây, nam, bắc, lên núi, hay xuống nước, nơi đâu cũng thấy hình ảnh một con người tự do tự tại, không còn bất cứ một sự ràng buộc nào của ngoại vật nữa. Cùng là hoạt động hái hoa nhưng Vương Duy và Nguyễn Du lại khác biệt hoàn toàn. Nếu Vương Duy:

Nhật nhật thái liên khứ Châu trường đa mộ qui Lộng cao mạc tiễn thủy Úy thấp hồng liên y

(Liên hoa ổ)

(Ngày ngày đi hái sen

Bãi cát ven sông rộng nên thường về muộn Vung sào chớ làm nước tóe

E làm ướt cánh hoa sen hồng)

Thì Nguyễn Du lại chỉ hái sen trong giấc mộng chứ chưa được thật sự chạm tay vào hoa, chỉ khát khao một giấc mơ đẹp bên sen thôi:

Kim thần khứ thái liên Nãi ước đông lân nữ Bất tri lai bất tri

Cách hoa văn tiếu ngữ

(Mộng đắc thái liên 3)

(Sáng nay đi hái sen

Nên mới hẹn với cô láng giềng Chẳng biết đến lúc nào không biết Cách khóm hoa nghe tiếng cười nói)

Người đọc sẽ dễ dàng nhận ra Vương Duy quên mình với việc hái sen, mải mê ngắm hoa mà về muộn. Trong cách vung sào chèo thuyền cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng. Nhà thơ cẩn trọng để làm gì? Cẩn trọng vì sợ nước vung lên làm ướt cánh sen hồng. Hình ảnh con người ấy mới đáng yêu làm sao! Hái sen mà sợ nước ướt cánh hoa, sự trân trọng và nâng niu ấy của Vương Duy với thiên nhiên thật khiến người đọc thích thú. Trên hết nhìn vào bức tranh ấy chúng ta thấy rõ ràng tư thế chuyên tâm của thi nhân với hoa sen, chỉ ngắm hoa, lo cho hoa mỏng manh bị nước văng đến mà đã bỏ quên hết sự đời, quên cả thời gian.

Vốn là người theo Phật nên Vương Duy có nhiều cảm tình đối với sư tăng. Trong cuộc sống nhàn của Vương Duy không thể thiếu hình ảnh các vị tăng sư. Bài thơ dưới đây biểu hiện được trạng thái thong thả đợi đón sư tăng của nhà thơ:

Ứng môn đãn ngưỡng tảo Úy hữu sơn tăng lai

(Cung hòe mạch)

(Cửa khách đang muốn quét Sợ có sơn tăng sang)

Bài thơ Điểu minh giản là bài thơ được nhiều người biết đến nhất của Vương Duy, nó cũng là bài thơ phát ngôn đầy đủ cho bản thể nhàn dật của ông:

Nhân nhàn quế hoa lạc Dạ tỉnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thời minh xuân giản trung

(Điểu minh giản)

(Người nhàn rỗi trước cảnh hoa quế rụng Đêm tĩnh mịch, núi xuân vắng teo

Trăng mọc làm chim núi sợ

Thỉnh thoảng kêu trong khe xuân)

Mở đầu bài thơ Vương Duy đã thể hiện ngay trạng thái “nhân nhàn” tức là con người đang nhàn rỗi. Con người nhàn rỗi ấy đang ngắm hoa quế rụng, đang ngắm trăng xuân và thưởng thức cả tiếng chim bất thời vang lên. Trạng thái nhàn ở đây kéo theo trạng thái tĩnh lặng, tất cả vô cùng yên tĩnh. Con người vô ngôn, con người nhàn rỗi không lo sự đời và thảnh thơi cảm nhận từng trạng thái động diễn ra của cảnh đêm dù là nhỏ nhất. Liệu có phải Vương Duy không dùng tai để nghe một cách thông thường mà đang dùng hết mọi giác quan, dùng cái tâm để cảm nhận tất cả. Sự cảm nhận ấy chỉ có thể có hiệu quả khi cái tâm nhàn không vướng một hạt bụi, cái tâm ấy cũng chỉ có thể cảm nhận được sắc thái của sự vật với trạng thái tĩnh mịch vô cùng. Đó chính là cái tâm vắng lặng, là tâm Thiền được Vương Duy gói gọn trong trạng thái “nhân nhàn” vậy.

Con người ấy không ngần ngại tự nhận mình nhàn, nhiều lần nói về trạng thái nhàn của bản thân. Từ “nhàn” vì thế được dùng nhiều: “nhàn dật” (Vị Xuyên điền gia), “tự nhàn” (Đáp Trương ngũ đệ), “nhàn môn” (Tặng Tổ tam vịnh), “thượng nhàn” (Thôi Bộc Dương huynh Quý Trọng tiền sơn hứng), “nhàn hữu dư” (Phạn Phúc Phủ sơn tăng), “dĩ nhàn” (Thanh khê), “nhân nhàn” (Điểu minh giản), “nhàn nhàn” (Quy tung sơn tác)…Sự lặp đi lặp lại nhiều lần như thế chứng tỏ Vương Duy luôn ý thức mình là một con người sống với lí tưởng nhàn, ông thể

hiện tất cả ý muốn cũng như hiện thực cuộc sống của một ẩn nhân luôn tự nhàn trong thơ mình.

Vương Duy là một nhàn nhân và có lẽ nguyên nhân để ông đạt đến cảnh giới của sự nhàn ấy là:

Chung niên vô khách trường bế quan Chung nhật vô tâm trường tự nhàn

(Đáp Trương Ngũ đệ)

(Suốt năm không có khách, cửa đóng hoài hoài Suốt ngày vô tâm, lúc nào cũng nhàn rỗi)

Trần Thị Thu Hương cho rằng “chữ “vô tâm” trong câu thơ này chỉ trạng thái

nhàn nhã, không vướng tục lụy của tâm hồn con người” [27, tr.98], thống nhất với

ý kiến đó chúng tôi cho rằng để có thể đạt đến sự nhàn nhã của thân xác thì cái tâm phải nhàn trước đã. “Vô tâm” theo cách hiểu của nhà Phật và theo cách của Vương Duy thì “vô tâm” ở đây bao hàm ý nghĩa là một phép tu dùng tư tưởng để triệt tiêu những sự phiền não đến từ tâm tưởng của con người. Cái sự vô tâm chính là không còn lưu luyến đến công danh, chức tước, tiền tài. Tất cả chỉ là vật ngoài thân. Con người không còn bất cứ vọng niệm hay kiến chấp nào. Tâm tư thoải mái an định trước mọi đổi thay của thế sự. Có “vô tâm” được như thế thì con người mới thật sự nhàn. “Vô tâm” cắt nghĩa với chữ nhàn, và trong câu thơ Vương Duy tiếp tục viết “tự nhàn”, như vậy chỉ với câu thơ bảy chữ mà có đến bốn chữ hướng về trạng thái nhàn. Sự lặp lại này càng khẳng định rõ thêm cái tâm nhàn tuyệt đối của thi nhân. Vương Duy “Vô tâm” để giữ cho tâm hồn tĩnh lặng, là màng lọc của tâm hồn trước thế sự chứ không phải là tiêu cực cự tuyệt hết những biến động của cuộc đời. Nếu Vương Duy thật sự cự tuyệt thế sự thì hẳn người đọc sẽ không bao giờ được thưởng thức những vần thơ tuyệt diệu của Thi Phật về thế sự cũng như những dòng thơ tâm sự thấm đẫm tình cảm nữa. Vương Duy nhàn nhưng vẫn là con người cảm nhận được cuộc sống một cách trọn vẹn theo cách riêng của mình.

Như vậy, cái nhàn của Vương Duy là sự đúc kết tổng hợp từ tâm thái phóng khoáng, tĩnh tại của Thiền tông cũng như tư tưởng lánh đời, xa rời chốn trần tục

của Đạo giáo. Đó đồng thời nó còn cho thấy tư thế của một nhà Nho cần mẫn nhưng vẫn giữ tâm trong sạch. Cái nhàn trong thơ của Vương Duy toát lên một cách tự nhiên, một cách nhẹ nhàng và luôn tinh tế len vào cảm nhận của người đọc. Thật sự Vương Duy phải trác tuyệt thế nào mới có thể viết nên những câu thơ đưa được cả cái nhàn vào tâm hồn người đọc đến thế!

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)