Tự thán

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 55)

Phật giáo cho rằng “đời là bể khổ”, con người sống trong cuộc đời ai cũng có nỗi khổ riêng của mình. Có người chọn cách giải thoát bằng việc xa lánh cuộc đời, có người lại chọn cách tìm quên chốn Thiền môn. Nhưng có những người biết khổ mà không thể tránh để rồi những lúc chạnh lòng họ tự than cho thân phận mình, tự cảm thương cho chính mình. Vương Duy và cả Nguyễn Du cũng không ít lần tự thán cho cuộc đời của mỗi người.

Có lẽ không ngoa khi nhiều người cho rằng thơ chữ Hán Nguyễn Du là nhật ký tâm trạng của ông. Qua những vần thơ ấy ta tìm thấy được tâm sự cá nhân, nhất là những dòng tâm sự khi nhà thơ tự thán cho chính thân phận, cuộc đời ông.

Tuổi trẻ, sinh ra trong gia đình vọng tộc, có truyền thống khoa bảng nên Nguyễn Du cũng ấp ủ giấc mộng công danh, với nhiều “hùng tâm, tráng chí” nhưng thời đại đã bất ngờ đổi thay, biến ông thành kẻ lỡ thời, lỡ vận. Ông đau xót vì “sống chửa nên danh, thư kiếm không thành”:

Sinh vị thành danh thân dĩ suy Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy

(Tự thán 1)

(Sống chưa làm nên danh, thân đã suy yếu Tóc bạc phơ phơ, gió chiều thổi)

Cái nợ công danh vì loạn lạc mà chưa thành nhưng thân đã già, tóc đã bạc, thân thể cũng đã suy yếu. Nguyễn Du hơn một lần than thở về thân già của mình:

Bạch phát hùng tâm không đốt ta

(Khai song)

(Tóc bạc rồi dù còn có hùng tâm nhưng chỉ biết than thở)

Thân già có thể không biểu hiện ra ngoài nhưng con người trung niên chưa đến tuổi “tri thiên mệnh” mà mái tóc đã bạc trắng thì thật đáng để nói. Theo chúng tôi khảo sát được thì hình ảnh con người với mái tóc bạc xuất hiện trong thơ Nguyễn Du là 58/250 bài thơ và trở đi trở lại thành một biểu tượng gây ám ảnh cho người đọc. Chúng ta có lẽ đã đặt vấn đề tại sao Tố Như lại nói nhiều về con người tóc bạc như vậy? Xưa đến nay tóc bạc là dấu hiệu của tuổi già, thế nhưng cũng có khi con người chưa đến tuổi già mà tóc đã bạc, và Nguyễn Du là một người chưa già nhưng tóc đã bạc. Liệu có phải do ông luôn trăn trở, luôn day dứt về cuộc đời, về thế sự và hơn hết là về bản thân ông. Cuộc đời nhà thơ với nhiều nỗi bất đắc chí, gia đình ly tán, những hùng tâm cống hiến không thành, lại trải nhiều sương gió nên tóc bạc. Nguyễn Du ý thức được tóc đã bạc, ông ám ảnh vì điều đó. Chỉ có khi nghĩ đến nhiều thì Nguyễn Du mới nhắc đến nó nhiều, bởi vì nó đã thành một sự ám ảnh đối với ông. Vì sao? Vì tóc bạc là minh chứng cho tuổi già, tóc bạc là dấu tích của thời gian, sức lực đã trôi đi không lấy lại được:

Bạch phát tiêu ma bần sĩ khí

(Tặng Thực Đình)

(Tóc bạc làm tiêu ma chí khí kẻ sĩ nghèo)

Kẻ sĩ vốn nghèo, nhờ nuôi dưỡng ý chí lập công danh để mà đứng trong trời đất. Dẫu kẻ sĩ còn hùng tâm nhưng có thể làm gì với mái tóc đã bạc nên chỉ đành than thở, bất lực và buông xuôi. Và dù bất lực song trong lòng lại luôn day dứt,

luôn khắc khoải cho nên mái tóc đã bạc lại càng bạc nhiều hơn, lại càng được nói đến nhiều hơn.

Mái đầu bạc ấy cũng luôn nhắc nhà thơ về cuộc đời lưu lạc, đầu bạc mà còn phải bôn ba nơi đất lạ, ở nhờ “nhà người” cùng sự thất bại:

Lưu lạc bạch đầu thành để sự

(U cư 1)

(Lưu lạc đến bạc đầu mà có nên chuyện gì đâu) Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia

(U cư 2)

(Đầu bạc phơ phơ ở nhờ nhà người)

Hình ảnh “bạch phát” trong thơ chữ Hán Nguyễn Du trở thành biểu tượng của những khắc khoải, lo âu của ông. Tóc đã bạc trong khi công danh chưa thành, sự nghiệp văn chương dang dở, bản thân lâm vào cảnh khổ nơi bãi bể, bến sông. Phải chăng Nguyễn Du lấy lấy tóc bạc và tuổi già để an ủi phần nào tâm hồn mình trước hiện thực cuộc sống thống khổ của bản thân ông?

Như vậy, mái đầu “tóc bạc” gợi ra bao mất mát, bao đau thương mà Nguyễn Du phải gánh lấy, nó cũng là dấu tích của bất hạnh cuộc đời, chưa đầy ba mươi tóc đã bạc trắng, thử hỏi con người ấy có nhẹ lòng chăng? Thử hỏi làm sao không ưu phiền, không nặng nề tâm sự?

Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du không chỉ bày tỏ tâm sự mà còn tự thán cho cả hiện thực cuộc sống của bản thân ông. Đó là một cuộc sống với cái nghèo luôn đeo bám:

Bạch đầu sở kế duy y thực Hà đắc cuồng ca tự thiếu niên

(Dạ tọa)

(Đầu bạc chỉ mãi lo chuyện cơm áo

Làm thế nào được hát ngông như thời thiếu niên?)

Chuyện cơm áo vốn không bao giờ “đùa với khách thơ”, lại càng không đùa với nhà nho thanh bần như Nguyễn Du. Sau này khi làm quan cho nhà Nguyễn ông

cũng giữ trọn đạo thanh quan, lương bổng còn không đủ để tự túc, những thiếu thốn khiến nhà thơ phải ngậm ngùi:

Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng

(Ngẫu hứng 4)

(Mười miệng trẻ đói, mặt cùng xanh như rau)

Cùng với nghèo là bệnh, mà Nguyễn Du còn bệnh tật trong cô đơn, không có ai chia sẻ:

Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông

(Ngẫu đề)

(Một thân nằm bệnh ở phía đông Hoàng thành)

Bệnh tật còn theo nhà thơ trên cả những chặng đường xa nên dù muốn hay không ông cũng đành phải phó mặc cho tất cả :

Đa bệnh nhất thân cung đạo lộ

(Thủy liên đạo trung tảo hành)

(Tấm thân nhiều bệnh giao phó cho đường xá)

Suốt đời mình Nguyễn Du luôn mang một mối sầu không tỏ được cùng ai cũng như chính bản thân ông cũng không gỡ nổi mối sầu ấy:

Nhất sinh u tứ vị tằng khai

(Thu chí)

(Suốt đời ôm mối u sầu chưa từng gỡ ra được)

Sinh thời Nguyễn Du dường như không tỏ được tâm sự cùng ai chỉ có thể ngỏ cùng những vần thơ, chính vì vậy mà nhà thơ khao khát có lẽ hậu thế sẽ có người hiểu được ông:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Độc Tiểu Thanh ký)

(Chẳng biết hơn ba trăm năm sau này nữa Thiên hạ có ai người khóc Tố Như chăng?)

Có lẽ tâm hồn thi nhân quá nhạy cảm trước những biến động của cuộc đời? Chỉ cần một vang động dù nhỏ nhoi, một mối âu lo về cuộc đời cũng đủ khiến họ xúc cảm. Với họ thì thời gian luôn trôi chảy không ngừng, dẫu biết đó là quy luật nhưng nó tác động đến họ quả không ít. Ngay đến thi Phật như Vương Duy cũng đôi lần cảm thán:

Lệ phục ánh đồi nhan Chu đăng chiếu hoa phát Hán gia phương thượng thiểu Cổ ảnh tàm triều yết

(Đông dạ thư hoài)

(Quần áo đẹp ánh lên dung nhan già nua tiều tụy Cây đèn màu đỏ soi mái tóc hoa râm

Triều đình nhà Hán chuộng người trai trẻ

Đối bóng, thấy mình (già) tự thẹn lúc buổi sớm mai vào chầu)

Giống với Nguyễn Du, mái tóc bạc theo năm tháng, dấu vết của thời gian và dấu hiệu của tuổi già cũng khiến Vương Duy phải lên tiếng:

Túc tích chu nhan thành mộ xỉ Tu du bạch phát biến thùy thiều

(Thán bạch phát)

(Mới ngày nào da dẻ hồng hào nay răng đã móm mém Phút chốc đôi trái đào đã biến thành mái tóc bạc)

Cũng mái tóc bạc, cũng thân làm khách, dường như không hẹn mà Vương Duy và Nguyễn Du có một sự gặp gỡ thú vị khi cảm hứng cá nhân của hai nhà thơ đã dẫn dắt ngòi bút của họ viết nên những dòng thơ chất chứa nỗi niềm riêng:

Ngã niên nhất hà trưởng Mấn phát nhật dĩ bạch Phủ ngưỡng thiên địa gian Năng vi kỉ thì khách

(Thán bạch phát)

(Tuổi ta đã già nhiều Tóc ngày một thêm bạc

Cúi, ngửa trong khoảng trời đất

Làm khách sống gửi nơi quán trọ (khoảng trời đất này được bao lâu nữa))

“Phủ” – ngưỡng”, “cúi xuống” – “ngẩng lên”, thi nhân cúi xuống để nhìn đất rồi lại ngẩng lên nhìn trời, nhìn đất trời rồi lại thấy bản thân mình ở giữa trời đất ấy. Mình là trung tâm của vũ trụ nhưng là trung tâm cô đơn, sống ở đất khách khó hòa hợp, xa lạ, điều này khiến nhà thơ càng cảm thấy lạc lõng, cả trời đất rộng lớn chỉ có mỗi ta. Mà thân ta lại là khách trọ, ta lạc lõng ở nhờ đất trời được bao lâu nữa khi mà tuổi ngày thêm nhiều và tóc ngày thêm bạc?

Hình ảnh mái tóc bạc trong thơ Vương Duy còn thể hiện sự lo lắng, sầu muộn của ông khi phải lưu lạc nơi xa vì việc quan:

Túng hữu qui lai nhật Đa sầu niên mấn xâm

(Bị xuất Tế Châu)

(Mai đây có về được đi nữa

Buồn nhiều, chắc tóc bạc phơ (mang màu năm tháng))

Không phải hễ nhắc đến Vương Duy là cho rằng thơ ông luôn thể hiện cái thoát tục của đạo, đó là mặt chủ yếu và chiếm số lượng lớn nhất, nhưng bên cạnh đó Vương Duy cũng có những vần thơ thể hiện tâm trạng riêng. Đó là những dòng tâm sự trước cuộc đời, trước thế sự đổi thay, trước năm tháng trôi nhanh. Có lẽ những vần thơ ấy được nhà thơ viết trước khi ông ngộ đạo hoàn toàn chăng?

Con đường làm quan của Vương Duy có đôi lần bị biếm, có lần trên đường đến nơi nhận chức mới ông đã than thở:

Thử khứ dục hà ngôn Cùng biên tuần vi lộc

(Túc Trịnh Châu)

(Muốn nói gì về chuyến đi này

Đi đến biên cương chỉ để kiếm chút bổng lộc nhỏ, có đáng không? Không đáng nhưng đó là nhiệm vụ, là chức trách của kẻ sĩ đã đội mũ làm quan cho triều đình. Phận “quan nhỏ dễ bị mắc tội”, Vương Duy muốn chối từ cũng không có khả năng. Khi khác Vương Duy lại u sầu vì tâm sự nhớ quê nhà:

Hồi chiêm cựu hương quốc Miểu mạn liên vân hà

(Độ hà đáo Thanh Hà tác)

(Ngoảnh lại xem quê hương cũ

Thấy mênh mông những giáng cùng mây) Cô chu vạn lí dạ

Thu nguyệt bất kham luân

(Ba Nam chu trung thư sự)

(Con đò lẻ loi trong đêm, ở nơi muôn dặm xa nhà

Dưới bóng trăng thu, trong tình cảnh ấy nỗi lòng thật khó tả)

Quê cũ đã cách xa, ngập chìm trong màn mây mờ. Người đi xa có cố gắng dõi mắt trông về cũng không thấy gì. Tất cả chỉ còn là một khoảng không mịt mờ và bị che khuất. Và nỗi lòng khó tả ở đây há không phải là nỗi lòng sầu nhớ gia hương, nỗi lòng cô đơn, quạnh quẽ nơi xa xôi ư?

Thơ Vương Duy không ít những dòng tâm trạng, thời còn trẻ ông một lòng hướng đạo nhưng lại chưa thể dứt bỏ tất cả để đi đến con đường giải thoát. Nguyên nhân là:

Thế võng anh ngã cố

Tiểu muội thành nhật trưởng Huynh đệ vi hữu thú

Gia bần, lộc kí bạc Trữ súc phi hữu tố

(Ngẫu tác 2)

(Tại lưới đời ràng buộc Em gái ngày một lớn

Em trai chưa có vợ Nhà nghèo lương đã ít Dành dụm lại không sẵn)

Lúc này nhà thơ còn bị ràng buộc bởi thế sự, bởi gia cảnh. Chính vì vậy mà tâm nguyện muốn học đạo theo gương người xưa phải dùng dằng vì muốn ra đi lại thương cho người ở lại lưới đời. Đi không được nhưng ở lại thì nhà thơ cũng tự hổ thẹn vì lỡ hẹn với lí tưởng, vì lòng thiền ngày ngày thôi thúc. Mối tâm sự ấy khó tỏ cùng ai, cho nên Vương Duy chỉ có thể gửi gắm vào ngôn từ.

Có đôi lúc chúng ta bắt gặp tâm trạng ưu phiền, lo buồn của nhà thơ mà không lí giải được nguyên nhân. Trong bài thơ Hoa Tử Cương, Vương Duy thể hiện một trạng thái đầy tâm sự:

Phi điểu bất khứ cùng Liên sơn phục thu sắc Thướng há Hoa Tử Cương Trù trướng tình hà cực

(Hoa Tử Cương)

(Chim bay hoài không ngớt

Núi nhiều ngọn liên tiếp ngả mầu thu Lên lên, xuống xuống núi Hoa Tử Buồn bã không biết chừng nào)

Thi nhân buồn bã vì nhìn những cánh chim bay mải miết không có nơi dừng chân hay vì núi mây ngả màu úa tàn khi thu đến, hay vì một điều gì khác nữa? Có lẽ cả thi nhân cũng không tìm thấy lời giải đáp. Người đọc chỉ có thể khẳng định được một điều đó là Vương Duy đang có tâm sự, nỗi niềm ấy để lại sự buồn phiền, day dứt cho ông khiến ông phải lên tiếng mà tự thán.

Vương Duy cũng dễ xúc động như Nguyễn Du. Khi dọn về nơi ở mới, nhìn cảnh vật của chủ nhân xưa chỉ trơ lại một gốc liễu Vương Duy bùi ngùi ngẫm chuyện sau này và cả trước đó, rồi lại không vui:

Cổ mộc dư suy liễu Lai giả phục vi thùy Không bi tích nhân hữu

(Mạnh Thành ao)

(Nhà mới dọn về ở Mạnh Thành Cây xưa còn lại mỗi một gốc liễu cỗi Người sẽ lại ở đây sau ta là ai?

Thương suông những cái người ở đây trước đã có)

Thi nhân buồn, vì thương xót, và có cả lo cho mình. Ông hỏi ai sẽ ở đây sau ta, dường như nhà thơ cũng đang tự vấn nay ông xót cho cố chủ, sau ông người ta có bi ai cho cố chủ là ông hay không? Ở đây chúng ta không bàn chuyện đạo, không bàn đến thâm ý cao siêu nào đó của Phật hay Lão, ở đây chỉ đơn thuần là tâm sự của một thi nhân đa cảm khi nhìn cảnh mới, cảnh cũ mà ngẫm lẽ đời. Ở đây chúng tôi nhận thấy Vương Duy cùng Nguyễn Du không hẹn mà cùng gặp nhau tại một giao điểm. Đó chính là cả hai thi nhân đều đa cảm và thương cho người khác, nhưng cũng từ đó mà họ băn khoăn, lo lắng sau này ai sẽ thương xót cho họ như họ đã từng thương cho tha nhân:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Độc Tiểu Thanh kí)

(Chẳng biết hơn ba trăm năm sau này nữa, Thiên hạ có ai khóc Tố Như chăng?)

Vương Duy thương chủ nhân cũ của ngôi nhà mà ông dọn đến, nhìn cảnh xưa chỉ còn một gốc cây già cỗi, và Nguyễn Du thì đồng cảm với Tiểu Thanh mệnh bạc, văn chương bị đốt cháy chỉ còn sót lại vài phần. Cả hai người thương cho người xưa, cảnh cũ, rồi chạnh nghĩ sau này hậu nhân liệu ai sẽ nhỏ lệ thương ta? Ta thương người, nhưng liệu người có thương ta, vì vậy mà ta lại càng tự thương cho thân mình hơn nữa.

Có thể thấy rằng trong thơ Vương Duy không hề khan hiếm những dòng tâm sự. Những dòng tâm sự thể hiện sự âu lo, thể hiện một khía cạnh rất thật và cũng rất đời thường của một con người vốn được tôn xưng là Thi Phật. Trước khi trở thành Thi Phật thì trước đó thơ Vương Duy vẫn là tiếng nói mang tâm sự của cá nhân ông. Ở đây chúng tôi cũng thử đặt ra một vấn đề, đó là nguyên nhân của sự thay đổi mang tính chất bước ngoặt quan trọng trong thơ Vương Duy, từ những vần thơ mang cảm hứng thế sự, cảm hứng cá nhân sang những vần thơ đậm đặc chất Thiền? Theo tiểu sử của Vương Duy do những nhà nghiên cứu mô tả thì từ sau loạn An Lộc Sơn, sau khi vợ nhà thơ qua đời thì ông ở vậy, lui về ở tại Võng Xuyên và sống cuộc sống của một người ẩn dật nhưng vẫn làm quan. Và những bài thơ làm trong khoảng thời gian này đến cuối đời Vương Duy là những bài thơ mang ý vị Thiền sâu xa cùng ý muốn nhàn tản sâu đậm. Trong Vương Duy thi tuyển Giản Chi viết về giai đoạn chuyển biến này của Vương Duy như sau: “Lần tỏa chiết trong biến cố

An Lộc Sơn càng làm ông thấm thía lời dạy “Chư hành vô thường” của Phật và

càng say cái đạo “dưỡng sinh, toàn chân” của Đạo gia. Trong tâm trạng ấy, ông

lui về ở biệt thự Võng Khẩu ở phía nam Lam Điền – biệt thự ông mua lại của nhà

thơ Tống Chi Vấn. Rảnh việc quan, ông lui về, sống thật giản dị: nhà cửa không

trang hoàng, bày biện; Đồ đạc vẻn vẹn có một chiếc võng, dăm chiếc ghế, một áng

kinh; Ăn thì trường trai, mặc thì áo vải; Ngày ngày tụng kinh…Cảnh trí Võng Khâu

rất đẹp: có hoa Tử Cương, Y hồ, Trúc Lí quán, Liễu Lãng, Thù Du Phàn, Tân Di

ổ…đều là những phong cảnh nên thơ” [6, tr.18-19]

Có lẽ đây là một vấn đề không dễ để lí giải, chúng tôi cũng khá băn khoăn nhưng xin phép sẽ bàn ở công trình khác khi có cơ hội. Chúng tôi muốn chỉ ra rằng thơ Vương Duy không phải chỉ có những bài thơ đưa ông đến với danh xưng Thi

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 55)