Không gian khép kín

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 82)

Khảo sát cảm hứng về không gian trong thơ Nguyễn Du và Vương Duy chúng tôi còn nhận thấy ngoài sự gặp gỡ ở cảm hứng trước dạng thức không gian lữ thứ, họ còn gặp gỡ nhau ở một dạng thức không gian đặc biệt khác: không gian khép kín. Sở dĩ chúng tôi gọi là không gian khép kín bởi vì không gian ấy bị ngăn cách với thế giới bên ngoài, chỉ nhỏ hẹp trong phạm vi ngôi nhà với cánh cửa luôn đóng kín, khi thì là ngôi nhà với rèm che chỉ còn chút ánh sáng mờ nhạt.

Tác giả Lê Thu Yến trong Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du đã chia không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Nguyễn Du làm hai dạng thức là không gian nhỏ hẹp và không gian rộng lớn. Trong không gian nhỏ hẹp tác giả đề

cập tới không gian cụ thể là ngôi nhà, không gian có mái che và cũng đã nói về không gian được tạo bởi cánh cửa đóng nhiều mở ít. Tiếp nối nhận định ấy chúng tôi đi vào phân tích không gian cánh cửa đóng kín trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Chính vì không gian có cánh cửa đóng sẽ ngăn cản tầm nhìn của con người với ngoại vật cũng như tạo thành một vòng kín bao bọc con người ở đó với những nỗi niềm của bản thân. Không gian vừa nhỏ vừa tách biệt nên chúng tôi cho rằng đó là không gian khép kín.

Khi chúng tôi tiến hành tìm hiểu cảm hứng trước dạng thức không gian khép kín trong thơ Vương Duy ở những công trình trước đó thì nhận thấy điều này hầu như chưa được đề cập đến. Tác giả Trần Thị Thu Hương trong công trình nghiên cứu Một số đặc trưng cảnh giới nghệ thuật thơ Vương Duy đã tìm hiểu không gian trong thơ ông bằng “phép thấu thị”, là một nguyên tắc trong hội họa. Sở dĩ như vậy bởi vì thơ Vương Duy có đặc trưng nghệ thuật là “thi trung hữu họa”. Tuy nhiên “phép thấu thị” là phương thức giúp tác giả khai thác thơ Vương Duy dưới cái gọi là điểm nhìn không gian, điểm nhìn đó là trên – dưới và nằm ngang theo mặt phẳng, có lúc lại là điểm nhìn di động. Ở đây vấn đề dạng thức không gian và cảm hứng của thi nhân trước dạng thức không gian ấy hầu như không được đề cập. Tuy nhiên khi chúng tôi đi vào khảo sát đã nhận thấy dạng thức không gian khép kín xuất hiện không ít lần trong thơ Vương Duy, điều này cho thấy cảm hứng của Vương Duy trước không gian ấy không hề ít.

Vương Duy với tâm tình của một cư sĩ, cuộc sống của ông gói gọn ở hai nơi: triều đình và nhà riêng tại Võng Xuyên. Khi còn chưa thực hiện được ước muốn về một cuộc sống thanh nhàn, Vương Duy đã tự hẹn với mình:

Thiều đệ Tung Cao hạ Qui lai thả bế quan

(Qui Tung sơn tác)

(Đường đi xa lắc dưới núi Tung cao vút Về tới rồi sẽ đóng cửa thôi)

Nơi đến ở đây là núi Tung nằm trong hệ thống núi Ngũ Nhạc ở Trung Quốc. Có lẽ khi làm bài thơ này Vương Duy vẫn chưa thỏa nguyện, vẫn chưa được về núi ẩn cư. Vì vậy mà ông hẹn với núi xanh, hẹn với bản thân mình một ngày về núi Tung sẽ “bế quan”. Nhà thơ khao khát được khép kín không gian vốn đã kín. Núi cao và xa, ấy vậy mà thi nhân còn chắc chắn rằng sẽ đóng cửa lại. Đây là sự chủ động có ý thức của Vương Duy trong việc tạo ra cho bản thân không gian ngăn cách với thế giới. Và đúng như lời hẹn ước ấy, Vương Duy khi về ở Võng Xuyên đã không ngần ngại “yểm sài phi”.

Căn nhà đã ở tận trong hẻm sâu, khách cũng ít đến thăm, ngõ vắng ngựa xe, ấy vậy mà rèm còn che buồng tối mờ mờ:

Lan huệ sinh ngã li Ái ái nhật noãn khuê

(Tặng Bùi Thập Địch)

(Lan huệ mọc đầy rào nhà

Mờ mờ, buồng trong ấm có bóng mặt trời chiều)

Đóng cửa để tĩnh lặng, để ngăn cách thế sự nhưng thiên nhiên thì dường như được thi nhân ưu đãi. Lan huệ cứ thế mọc lấn cả rào, và rèm dù che kín buồng thì vẫn có ánh sáng mặt trời soi chiếu vào. Trong không gian ấy Vương Duy chỉ cần có thiên nhiên làm bầu bạn để ngâm vịnh. Trong không gian ấy thi nhân đóng cửa không tiếp khách:

Chung niên vô khách trường bế quan Chung nhật vô tâm trường tự nhàn

(Đáp Trương ngũ đệ)

(Suốt năm không có khách cửa đóng hoài hoài Suốt ngày vô tâm lúc nào cũng nhàn rỗi)

Chúng ta có thể thấy rằng dường như không gian khép kín là một không gian bổ trợ cho quá trình đạt đạo của Vương Duy, đơn giản chỉ đóng cửa, không tiếp khách ngày ngày là “nhàn”, là thỏa nguyện.

Tại Võng Xuyên, nhà thơ an nhàn ca hát, làm thơ, học đạo, sống hòa vào tự nhiên. Vương Duy chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần một cánh cửa đóng kín tạo thành một không gian ngăn cách mỏng manh:

Đỗ môn bất phục xuất Cửu dữ thế tình sơ Dĩ thử vi trường sách

(Tống Mạnh Lục quy Tương Dương)

(Đóng cửa không ra ngoài nữa Từ lâu không thiết tha với đời Cho đó là sách lược hay)

Sách lược mà Vương Duy dùng để đối phó với thế sự phù phiếm là đóng cửa. Ông tự tạo cho mình một không gian riêng tư để quên sự đời. Đó là không gian để tu hành, để giấu mình chỉ đơn giản được tạo thành bởi một cánh cửa khép kín. Liệu có phải nhà thơ chỉ ở trong không gian ấy mà quên hẳn được sự đời? Sự thật thì một con người thông tuệ về tư tưởng nhà Phật cũng như Đạo là Vương Duy thì cách sống của ông chính là cao nhân ẩn dật. Không cần phải chạy trốn đến tận sâu trong núi rừng hay thôn quê xa vắng, chỉ với một cánh cửa khép kín đã là tu, là ẩn. Bên trong không gian ấy Vương Duy thong thả ngắm thiên nhiên:

Thâm viện trú dung khai Tọa khan thương đài sắc

(Thư sự)

(Viện sâu, ban ngày biếng không mở cửa Ngồi nhìn mầu rêu xanh)

Con người ấy ngồi một mình trong viện kín, biếng lười mở cửa sổ mà chỉ chú tâm ngắm nhìn màu rêu xanh. Bên trong không gian ấy là khoảnh khắc riêng để thi nhân và thiên nhiên hòa hợp:

Dục thướng nhân y lai

(Thư sự)

Lúc khác ở trong không gian ấy nhà thơ vui với sách vở, văn chương: Bế hộ trứ thư đa tuế nguyệt

(Phỏng Lã dật nhân bất ngộ)

(Đóng cửa, viết sách đã nhiều năm tháng)

Đóng cửa tức là đã có ý thức ngăn cản sự tác động bên ngoài đối với mình, thi nhân đóng cửa, tạo cho chính mình một không gian hoàn toàn yên tĩnh để ngẫm về đạo, để thưởng ngoạn thiên nhiên. Chỉ ngắm rêu thôi mà có thể ngắm đến màu rêu như muốn nhuộm màu áo người đang ngắm thì có thể thấy sự tập trung cao độ của nhà thơ. Dường như với một người có tâm Thiền sẵn như Vương Duy thì dù là ở không gian nào cũng tĩnh tâm, cũng ngộ đạo. Đối với Vương Duy, cánh cửa khép lại là không gian lí tưởng mà ông thích thú, là không gian tuyệt vời để ông vui với đạo.

Như vậy, không gian khép kín gợi cho Vương Duy một cảm hứng sáng tác khá dồi dào, ông thể hiện cảm hứng ấy qua những bài thơ trác tuyệt của mình, nhẹ nhàng giản đơn nhưng hàm chứa tinh thần của đạo sâu sắc. Cũng chính dạng thức không gian đặc biệt này có lẽ đã thể hiện phần nào cảnh giới đắc đạo của Vương Duy. Ở tại không gian hẹp ấy tưởng như con người sẽ bị gò bó, nhưng ngược lại chính tại không gian trú ngụ ấy người đọc lại nhận thấy tâm hồn rộng mở, phóng khoáng cùng thanh thoát của Vương Duy.

Đó là Vương Duy với không gian khép kín vô cùng hòa hợp với mình. Nguyễn Du không cầu tĩnh tại và tách biệt để tu đạo mà ông tìm đến với không gian ấy bởi nguyên nhân khác.

Khi cả gia đình Nguyễn Du mỗi người một nơi chạy loạn, cuộc sống lưu lạc, ăn nhờ ở đậu khiến nhà thơ dù muốn hay không cũng thường bó mình trong không gian chật hẹp, không gian tạo bởi cánh cửa khép kín:

Hoạn khí kinh trời hộ bất khai Thuân tuần hàn thử cố tương thôi

(Xuân nhật ngẫu hứng)

Mùa rét mùa nóng lần lữa theo nhau trôi qua)

Thời tiết xấu nên đóng cửa không ra ngoài, không mở cửa nhưng nhà thơ vẫn quan sát bước đi của thời gian, mùa rét, mùa nóng trôi qua lần lượt. Không biết bản thân nhà thơ đã sống trong không gian ấy bao lâu rồi:

Bế môn bất thức xuân thâm hiểm Đãn kiến đường lê lạc tận hoa

(Tạp ngâm)

(Đóng cửa nên không biết xuân đến sớm hay muộn Chỉ thấy cây đường lê hoa đã rụng hết rồi)

Trong không gian ấy, nhà thơ đối mặt với cuộc sống khốn khó, bệnh tật: Sài phi dạ tĩnh bế thân ngâm

Thập niên túc tật vô nhân vấn

(Ngọa bệnh 2)

(Cửa sài đóng kín trong đêm vắng nằm rên than Bệnh cũ mười năm không ai thăm hỏi)

Cửa sài giản đơn nhưng đóng kín, chỉ còn một mình Nguyễn Du với nỗi đau của bệnh tật đang hành hạ cơ thể. Tuy thế nỗi đau ấy sao sánh bằng sự cô độc mà nhà thơ đang trải qua. Không chỉ đối diện với nghèo khó, bệnh tật mà nhà thơ còn đối diện với nỗi cô đơn, bệnh đã nhiều năm nhưng không có ai thăm hỏi, đêm vắng chỉ có tiếng than thở của chính mình. Cánh cửa đóng kín chia cách thế giới bên ngoài càng khiến nỗi cô đơn ấy nhiều thêm. Nguyễn Du luôn có ý thức khép cửa, tránh tiếp xúc với bên ngoài. Thậm chí trước non xanh nhà thơ cũng vẫn khép cửa:

Thiên Thai sơn tiền độc bế môn

(Ký Huyền Hư Tử)

(Trước núi Thiên Thai mình ta đóng cửa)

Chỉ có một mình, chỉ có cô độc, người đọc tưởng rằng Nguyễn Du sẽ “khai song” cùng hòa vào cảnh vật để khuây khỏa nỗi cô đơn, nhưng không, ông lại đóng cửa dẫu có một mình. Hành động của nhà thơ thể hiện điều gì? Vì nguyên nhân gì mà ông thường xuyên giam mình trong không gian kín ấy? Phải chăng vì cuộc đời

nhiều biến hóa, mối tâm sự khó ngỏ cùng ai. Cho nên nhà thơ tự khép mình lại rồi tự hỏi mình, tự vấn bản thân mình. Nhà thơ đóng cửa không tiếp cả bạn thân:

Bế môn tạ tri giao

(Ngẫu thư công quán bích)

(Đóng cửa tạ từ không tiếp bạn thân)

Vương Duy đóng cửa ở nhà sâu, ngõ vắng nên khách ít lui tới. Thế nhưng nếu có khách đến thì ông vẫn tiếp, vui cùng khách hỏi chuyện đời nơi chú tiểu. Suốt năm nhà thơ không có khách thì cảm nhàn, ở trong nhà viết sách làm vui. Còn Nguyễn Du ở trong không gian ấy làm những gì? Có được thư thái như Vương Duy chăng? Khi thì nhà thơ đóng cửa chịu bệnh, khi thì trời xấu nên không muốn mở cửa, lúc thì đóng cửa tránh tiếp khách.

Đôi khi Nguyễn Du không trực tiếp nói đến hình ảnh cánh cửa khép kín, nhưng trong không gian mà ông sống cụ thể là ngôi nhà lại tối mờ, thiếu ánh sáng:

Thâm đường xuất khâu dận

(Bất mị)

(Nhà tối giun bò ra)

Ngôi nhà thiếu ánh sáng nên rơi vào khoảng tối, trong khoảng tối ấy là khoảng lặng u sầu của thi nhân. Có phải thật sự ông muốn khép hẳn bản thân, co mình lại trong không gian chật hẹp, ẩm mốc và tù túng ấy không? Tất nhiên nếu người đọc hiểu con người Nguyễn Du sẽ biết được hoàn cảnh nghèo khó lúc này đã đẩy ông đến tình cảnh này. Dường như nếu không đóng cửa thì Nguyễn Du cũng như Vương Duy đều kéo rèm che ánh sáng:

Thâm đường tiễu tiễu há liêm lung

(Ngẫu đề)

(Nhà sâu lặng lẽ rèm buông xuống)

Có thể nói đối với Nguyễn Du, không gian khép kín, không gian nhỏ hẹp và thiếu ánh sáng ấy là môi trường mà ông dùng để trốn tránh mọi sự bên ngoài và cũng là để nhìn nhận hiện thực cuộc sống của bản thân. Ngôi nhà lặng lẽ buông rèm, tối đến mức “đom đóm ma sẽ hiện ra”. Người thường sẽ muốn mở cửa để ngôi

nhà được thông thoáng, Nguyễn Du đóng cửa một cách có chủ ý, ông tạo cho mình một không gian không có nhiều ánh sáng (chỉ mờ mờ chiếu qua hoặc tối hẳn). Như ở trên chúng ta thấy có nhiều lý do để thi nhân đóng cửa, thế nhưng nếu Nguyễn Du không đóng mà mở cửa thì biết đâu tâm trạng của ông sẽ thoải mái hơn chăng? Vậy mà không, Nguyễn Du vẫn đóng, và dù đã đóng nhưng vẫn không ngăn cách được những biến động của cuộc sống. Ông vẫn cảm nhận mọi sự qua cánh cửa ngăn cách ấy, chỉ vì với tâm trạng u sầu, nỗi buồn héo hắt nên nhà thơ đóng cửa để tự mình vật lộn với muôn ngàn tâm tư đan xen. Có biết bao nỗi niềm Nguyễn Du không thể tỏ cùng ai và cũng không dễ dàng để bày tỏ, cho dù có muốn bước ra hòa nhập với cuộc đời thì trong Nguyễn Du vẫn có một điều gì đó kéo ông lại với u sầu. Ngoài những lý do mà Nguyễn Du bày tỏ thì có lẽ người đọc vẫn nhận thấy sự lấn cấn khó giải thích. Có phải đây là bản tính chân như của thi nhân, nên dẫu có muốn đến đâu cũng không thể giao cảm với đời. Có phải vì vậy mà ông chọn đóng cửa để tự mình chịu đựng, giày vò và khắc khoải theo năm tháng? Không gian vốn đã nhỏ nay lại càng nhỏ hơn bởi sự ngột ngạt của rèm, của cửa kín, hành động khép kín cửa chính là Nguyễn Du từ chối hòa nhập với thế giới, với vũ trụ.

Trần Đình Sử trong công trình viết về thi pháp không gian nghệ thuật đã cho rằng trong thơ cổ không gian ngôi nhà hay được miêu tả bằng hình ảnh cánh cửa, vì cánh cửa mở đường cho con người vào vũ trụ. Do vậy, con người vũ trụ trong thơ cổ trung đại tương ứng với không gian vũ trụ thường xuất hiện cánh cửa mở. Nhưng Nguyễn Du lại chọn miêu tả ngôi nhà mình sống với cánh cửa khép kín, không mở cửa, rèm cũng không vén. Có lẽ ông muốn tạo nên một không gian ngăn cách bản thân mình với vũ trụ bao la, rộng lớn bởi với những tâm sự riêng mang nhà thơ không thể hòa mình, hay để cảm xúc thăng hoa, tan vào không gian vũ trụ rộng lớn. Chỉ riêng mình đối diện khắc khoải với không gian, thời gian và chính mình. Có thể ban đầu do hoàn cảnh mà Nguyễn Du không mở cửa nhưng càng về sau chúng ta cảm nhận rõ ràng Nguyễn Du là đang tự tạo nên một không gian để “bao” chính mình lại.

Như vậy, qua tìm hiểu thơ Vương Duy và Nguyễn Du chúng ta thấy được sự gặp gỡ thú vị giữa họ trong cảm hứng trước hai dạng thức không gian. Không gian lữ thứ và không gian khép kín, trước mỗi dạng thức không gian là một chiều sâu tâm tưởng và tình cảm của nhà thơ bộc lộ. Nếu không gian lữ thứ đem lại nỗi nhớ nhung quê nhà và ý thức về sự lưu lạc của bản thân Vương Duy và Nguyễn Du thì không gian khép kín với ánh sáng hiu hắt là không gian riêng để mỗi người trải nghiệm cuộc sống với tất cả những nỗi niềm riêng tư nhất. Cả hai dạng thức không gian này đều gắn liền với cảm xúc, tâm tư và quan niệm nhân sinh của thi nhân, nó cho chúng ta hiểu sâu hơn về Nguyễn Du và Vương Duy.

Tiểu kết chương 2

Vương Duy và Nguyễn Du là hai nhà thơ sinh ra vào hai thời đại khác nhau. Vương Duy sinh sống vào thời kì Thịnh Đường, là thời kỳ mà cả Nho – Phật và Đạo đều đạt đến vị trí hoàng kim và có sức ảnh hưởng tới hầu hết tầng lớp trí thức và Nho sĩ. Việt Nam với mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc về văn hóa lẫn tư tưởng tất nhiên không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của hệ thống ba học thuyết lớn Phật, Nho và Đạo, nhất là thời kỳ trung đại. Nguyễn Du sinh sống vào thời kỳ mà lịch sử, chính trị xã hội đất nước Việt Nam có nhiều biến đổi, song sức ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo không vì thế mà suy giảm. Đồng thời Việt Nam nằm trong khu vực văn hóa chữ Hán cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)