Cảm hứng cá nhân

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 54)

“Thi dĩ ngôn chí” (dùng thơ để nói chí) là một quan niệm văn học của Nho gia xuất phát từ Trung Quốc. Quan niệm này có ảnh hưởng sâu sắc đến các thi nhân Trung Quốc cũng như Việt Nam, nhất là ở thời kỳ cổ trung đại. “Chí” ở đây ngoài cách hiểu thông thường là chí lập thân, tinh thần yêu nước thì còn có thể hiểu là tâm sự, suy nghĩ, cảm nhận của mỗi nhà thơ. Mỗi thi nhân dù muốn hay không đều chịu sự tác động của ngoại vật, ngoại cảnh, thời cuộc. Những sự kiện xảy ra trong cuộc sống có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của họ. Làm thơ là một cách để họ

có thể bộc bạch những tâm sự khó giãi bày cùng ai, và coi đó là một cách thức giải tỏa bớt nỗi lòng.

Lâm Ngữ Đường trong Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa cho rằng “

Trung Quốc thơ có nhiệm vụ thay thế tôn giáo, nghĩa là có nhiệm vụ làm cho tâm

hồn thanh khiết, cảm được cái bí mật cùng cái đẹp của vũ trụ, gây cho con người

tấm lòng thương đồng loại và mọi sinh vật” [16, tr.92]. Thơ có nghĩa vụ làm tâm

hồn con người thanh khiết, để làm được điều đó phải chăng nó cần phải đảm nhận việc thanh lọc cảm xúc của con người. Nó phải thể hiện được mọi cung bậc cảm xúc của riêng nhà thơ cũng như những cảm xúc ẩn sâu, những trạng thái tinh thần cần được chia sẻ.

Khảo sát thơ của Nguyễn Du và Vương Duy chúng tôi nhận thấy rằng, thơ là mảnh đất tâm hồn của họ, hai nhà thơ không ngần ngại bộc lộ con người cá nhân, chính cảm hứng cá nhân đã thôi thúc họ viết nên những vần thơ mang tâm sự riêng.

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 54)