Nguyên lí chung của văn học so sánh

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 25)

Văn học so sánh hiện nay đã trở thành một bộ môn khá ổn định và có triển vọng trong giới nghiên cứu văn học. Tuy vậy, không phải văn học nào cũng là văn học so sánh, nó hoàn toàn khác với thao tác so sánh văn chương.

So sánh văn chương là một phương pháp nghiên cứu văn học có đối tượng bất kì. Chúng ta có thể so sánh hai hay nhiều đoạn văn, đoạn thơ với nhau; hoặc có thể so sánh tác phẩm này với tác phẩm kia; tác giả này với tác giả khác; giai đoạn văn

học này với giai đoạn văn học kia; so sánh trào lưu với trào lưu; so sánh niên đại, lịch đại,..và các hiện tượng tương đồng hoặc tương phản…Thông qua so sánh văn chương người nghiên cứu rút ra được quy luật vận động, phát triển của văn học.

Văn học so sánh khác so sánh văn học ở chỗ đối tượng nghiên cứu. Theo đó, đối tượng của văn học so sánh là nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học, vượt qua ranh giới quốc gia, dân tộc. Văn học so sánh nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học, văn hóa của các dân tộc khác nhau cũng như sự giao lưu văn học, văn hóa của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy mà văn học so sánh vừa có tính dân tộc lại vừa có tính quốc tế. Để phân biệt rõ hơn giữa văn học so sánh và so sánh văn học, người nghiên cứu cần chú trọng đến những nguyên lí, đặc trưng riêng của văn học so sánh.

Văn học so sánh vừa tìm cái chung, cái tương đồng của các thực tại văn học

có tính phổ quát với phương pháp loại hình, vừa tìm cái độc sáng, cái bản sắc, cái

đa dạng, cái khác biệt trong cái chung đó với phương pháp khu biệt” [58, tr.30].

Vì văn học so sánh có những nguyên lí riêng, có những đối tượng riêng nên khi tiến hành nghiên cứu theo hướng văn học so sánh người nghiên cứu cần xác định rõ đối tượng của mình. Theo đó, có ba đối tượng chính của văn học so sánh như sau:

Thứ nhất, văn học so sánh nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền

văn học dân tộc khác nhau. Khi nghiên cứu đối tượng này nhà nghiên cứu cần chỉ ra được sự vay mượn hay ảnh hưởng qua lại cũng như nguồn gốc của sự ảnh hưởng và vay mượn để đánh giá sự đóng góp của cả hai bên. Ví dụ Nguyễn Du vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc để sáng tạo nên Đoạn trường tân thanh; truyện Nửa đêm của Nam Cao chịu ảnh hưởng cuốn Thérèse Raquin của Emile Zola một cách rõ rệt; Ghen của Đoàn Phú Tứ được viết theo vở La Jalousie của Shacha Guitry…[80, tr.389]

Thứ hai, văn học so sánh nghiên cứu những điểm tương đồng (hay còn gọi là

hay phong cách .v.v. giữa hai đối tượng không có mối liên hệ trực tiếp dựa trên tính phổ quát và khác biệt giữa văn hóa của các quốc gia.

Việc nghiên cứu theo hướng này nhằm rút ra những đặc điểm chung giữa hai đối tượng từ đó tìm ra đặc điểm của nền văn hóa cũng như hệ thống văn học giữa các quốc gia khác nhau. Đồng thời làm nổi bật đặc trưng của mỗi nền văn học.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đi nghiên cứu kiểu truyện Tấm Cám ở các quốc gia Đông Nam Á, hay đề tài “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp” trong truyện cổ Đông Nam Á .v.v.

Thứ ba, văn học so sánh nghiên cứu các điểm khác biệt độc lập. Hướng nghiên cứu này xuất phát từ thực tế văn học. Bởi vì trong thực tiễn đôi khi chúng ta cần phải nghiên cứu, so sánh hai hiện tượng văn học khác nhau để chứng minh sự khác nhau giữa hai đối tượng đó qua đó nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu cụ thể nào đó của nhà nghiên cứu.

Ví dụ so sánh truyện Con chó săn của dòng họ Baskerville của Arthur Conan Doyle với tác phẩm Tên của đóa hồng của Umberto Eco để chứng minh Tên của đóa hồng không phải là tiểu thuyết trinh thám; so sánh tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe với Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật để thấy Qu dưa đỏchưa phải là tiểu thuyết phiêu lưu .v.v.

Như vậy, văn học so sánh có nhiệm vụ làm rõ cái đặc thù của dân tộc cũng như cái quốc tế, từ đó tìm ra bản chất của văn học, cũng như quy luật phát triển của văn học.

Tóm lại, “văn học so sánh vừa hướng tới cái thống nhất, cái đơn nhất trong sự đa dạng của những khác biệt, hoặc ngược lại nó khởi đi từ những hiện tượng khác

biệt để tiến đến khái quát các chuỗi (séries) của cái chung. Sự biện chứng giữa tính

loại hình và tính khác biệt cũng chính là sự biện chứng giữa cái chung và cái riêng,

cái phổ quát và cái độc đáo” [58, tr.30].

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du và thơ vương duy dưới góc nhìn so sánh (Trang 25)