Phân tích môi trƣờng bên ngoài của Công ty Cổ phần Giấy An Hoà

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần giấy an hòa từ năm 2015 - 2020 (Trang 49)

3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô (Mô hình PESTLE)

a. Môi trƣờng kinh tế

Dự báo trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011- 2015 đƣợc Chính phủ Việt Nam thông qua thì mức tăng GDP bình quân hằng năm là trên 7%, điều này nói lên rằng một nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển mạnh

41

trong tƣơng lai. Sự phát triển tổng thể của toàn bộ nền kinh tế sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Để có đƣợc điều này thì đóng góp của ngành công nghiệp là rất lớn, ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy cũng mở ra nhiều cơ hội trong mục tiêu chung của ngành công nghiệp. Tốc độ tiêu dùng tăng cao đặc biệt là tiêu dùng các vận dụng làm từ bột giấy và giấy. Nhu cầu bột giấy và giấy cho phát triển kinh tế là rất lớn từ phục vụ cho các ngành phụ trợ, y tế, giáo dục, báo chí, in ấn và cả sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời.

b. Môi trƣờng chính trị, pháp lý

Sự ổn định chính trị là yếu tố quyết định đầu tiêu đến sự phát triển của ngành sản xuất Giấy của Việt Nam. Hệ thống các văn bản liên quan đến ngành sản xuất Giấy, Giáo dục, Nông nghiệp, Báo chí,.. đã đƣợc Quốc hội Việt Nam ban hành tạo hành lang pháp lý cho ngành công nghiệp sản xuất giấy phát triển này. Ngày 04 tháng 9 năm 1998, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 160/1998/QĐ-TTG về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp giấy đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Ngoài ra còn nhiều văn bản liên quan đến việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để sản xuất giấy và bột giấy đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho ngành công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy phát triển.

c. Môi trƣờng nhân khẩu học

Theo Số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2011 dân số Việt Nam là 89 triệu dân, dự báo năm 2015 dân số là hơn 91,3 triệu dân; đƣợc đánh giá là dân số trẻ, nhu cầu về học tập, giải trí sách báo, vệ sinh hàng ngày vẫn tăng cao, kéo theo nhu cầu về sản xuất giấy. Khi có sự tăng trƣởng về kinh tế kéo theo sự tăng trƣởng về tiêu dùng về tất cả các lĩnh vực, trong đó có sự phát triển

42

của ngành giấy. Đây cũng chính là cơ hội tốt cho phát triển ngành sản xuất Giấy của Việt Nam hiện nay.

d. Môi trƣờng công nghệ

Trên thế giới hiện nay, công nghệ hiện đại sản xuất giấy và bột giấy đang đƣợc áp dụng rộng rãi cho việc sản xuất giấy và bột giấy với nồi nấu liên tục và nồi nấu gián đoạn, có hai trung tâm công nghệ cho sản xuất giấy và bột giấy là Nhật Bản và Châu Âu. Hiện nay, Việt Nam cũng đang áp dụng hai công nghệ này vào sản xuất giấy và bột giấy. Những nhà máy đƣợc xây dựng dƣới hình thức liên doanh chủ yếu là công nghệ Nhật Bản, còn các nhà máy khác chủ yếu nhập thiết bị từ Châu Âu từ các nƣớc: Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Phần Lan,…. Công nghệ của nhà máy giấy và bột giấy An Hoà của Phần Lan và Thuỵ Điển và do Tổng thầu Merubeni của Nhật Bản lắp đặt, vận hành chuyển giao. Còn công nghệ cho nhà máy giấy tráng phấn là của Đức và Thuỵ sỹ do tổng thầu Hansol của Hà Quốc lắp đặt, vận hành và chuyển giao.

e. Môi trƣờng toàn cầu

Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy trên thế giới đang trong giai đoạn bùng nổ. Nhu cầu về giấy và bột giấy là rất lớn, hiện nay đang tập trung vào khối các thị trƣờng Châu Á, Châu Âu, Châu Phi. Đây cũng chính là cơ hội tốt cho các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy của Việt Nam tham gia xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm của Công ty cổ phần giấy An Hoà ngoài việc tiêu thụ trong nƣớc thì cũng đang đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc Châu Á nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để chuyển sang các nƣớc Châu Âu.

g. Môi trƣờng văn hóa - xã hội:

Việt Nam ngày càng phát triển thì kéo theo sự phát triển của các ngành các lĩnh vực phụ trợ, giáo dục, báo chí, tiêu dùng. Có thể nói, trong đời sống

43

hiện đại ngày nay thì sản phẩm từ bột giấy và giấy là những vật dụng thiết yếu hàng ngày của đời sống con ngƣời.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần giấy an hòa từ năm 2015 - 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)