a) Giá trị kiến trúc điêu khắc
3.11. Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững
Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị của khu di tích và tạo cho di tích thành điểm đến an toàn tin cậy cho du khách. Góp phần quảng bá hình ảnh tốt đẹp của mảnh đất và con người vùng đất có di tích linh thiêng đến với mọi người, thu hút du khách đến với Yên Tử ngày một đông hơn.
Tài nguyên, môi trường là yếu tố sống còn đối với hoạt động du lịch ở Yên Tử; vì vậy, cần chú trọng giữ gìn và bảo môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội du lịch.
Thứ nhất, bảo vệ môi trường tự nhiên là công tác đảm bảo vệ sinh môi
trường và bảo vệ cảnh quan tự nhiên, tạo nên một môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, không gây ảnh hưởng đến các di tích trong khu vực, góp phần nâng cao giá trị của khu di tích. Để làm được điều này, Trung tâm quản lý di tích Yên Tử cần duy trì và phát huy hơn nữa công tác đảm bảo vệ sinh trong khu vực di tích. Tăng cường kiểm tra giám sát việc bảo vệ môi trường, nghiêm cấm mọi hành vi gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh các di tích và khu vực rừng đặc dụng đã được khoanh vùng như: Xây dựng quy hoạch hoạt động du lịch để khai thác cảnh quan môi trường bền vững, tôn tạo và xây dựng mới nhiều công trình nhưng không được làm mất đi vẻ mỹ quan cũng như gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Có biện pháp hữu hiệu thu gom và xử lý rác, nước thải… Việc xây dựng thêm các công trình vệ sinh là rất cần thiết, vì một khi di tích lớn trải dài tới gần 20km nhưng các khu vệ sinh thì rất hạn hữu, việc này tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại có tác động lớn tới thái độ
của du khách. Và khi tiến hành xây dựng các khu vệ sinh cần lưu ý không nên xây quá gần với các công trình di tích nhưng cũng không nên ở quá xa, cũng cần có biển chỉ dẫn rõ ràng.
Thứ hai, bảo vệ môi trường xã hội tức là tạo nên môi trường du lịch lành
mạnh, trong đó việc đảm bảo an ninh, trật tự và chấm dứt các tệ nạn xã hội đang hoành hành tại khu di tích như: nạn cờ bạc; nạn bói toán mê tín dị đoan; nạn trộm cắp, móc túi; nạn lừa đảo buôn bán thuốc, hàng dược liệu giả… Song song với việc cần chấm dứt các tệ nạn trên của cư dân địa phương thì việc nâng cao ý thức của du khách hành hương về Yên Tử cũng cần được đẩy mạnh và làm triệt để, đó là nâng cao ý thức bảo vệ các di tích nghiêm cấm tỳ sát, sờ vào các hiện vật gây bào mòn các di tích, các công trình kiến trúc.
Yêu cầu đặt ra đối với Ban quản lý di tích là cần có những giải pháp chặt chẽ hơn trong việc nâng cao ý thức của cư dân và du khách hành hương trong việc bảo vệ môi trường tại khu di tích, đồng thời cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu và kiên quyết hơn để ngăn chặn và chấm dứt các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở đây nhằm đảm bảo sự linh thiêng nơi chốn thần Phật vừa đảm bảo an toàn và tạo ra môi trường lành mạnh cho phát triển du lịch ở Yên Tử.
Bên cạnh việc bảo vệ môi trường thì giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững được coi là giải pháp tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển du lịch lâu dài của Yên Tử:
Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể và bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên trong khu di tích - danh thắng đảm bảo cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.
Để phát triển du lịch bền vững cần có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của du khách trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, giá trị lịch sử, giá trị văn hoá tâm linh của Yên Tử.
Trước tiên, cần nhận thức được vai trò và ý nghĩa của định hướng phát triển du lịch bền vững. Đây là vấn đề không chỉ đối với phát triển du lịch Yên Tử mà còn là vấn đề đối với phát triển du lịch của thị xã Uông Bí và cả tỉnh Quảng Ninh nói chung. Nhận thức này cần bắt đầu từ các cấp quản lý ở tỉnh Quảng Ninh đến các nhà quản lý, các đối tác tham gia hoạt động du lịch ở khu vực Yên Tử. Điều này càng trở nên ý nghĩa khi Yên Tử là khu di tích tâm linh, nơi tồn tại các giá trị vật thể và phi vật thể của dân tộc đã hàng trăm năm nay và nó đang phải đối mặt với nguy cơ bị thu hẹp không gian sống hoặc bị xâm lấn, biến mất... Việc khai thác các giá trị to lớn đó để phát triển du lịch Yên Tử nói riêng, du lịch Quảng Ninh và vùng phụ cận nói chung là cần thiết, tuy nhiên cần thận trọng và có những luận chứng đầy đủ về khoa học đảm bảo để phát triển du lịch ở Yên Tử tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành và sẽ góp phần tích cực vào bảo tồn và phát triển bền vững ở khu vực này.
Vấn đề về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ bền vững của hoạt động phát triển du lịch ở một điểm du lịch. Đối với hoạt động phát triển du lịch ở Yên Tử, mặc dù bước đầu đã có sự tham gia của cộng đồng, tuy nhiên nếu nhìn một cách tổng thể thì sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn hạn chế cả về nội dung và quy mô, đặc biệt chưa có được mô hình về du lịch cộng đồng cũng như chưa có sự hướng dẫn, và giúp đỡ nâng cao năng lực cộng đồng từ phía các cơ quan quản lý du lịch. Cần xây dựng các dự án phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng cư dân ở Yên Tử. Đây là giải pháp
quan trọng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển du lịch bền vững và góp phần xoá đói giảm nghèo ở khu vực này.
Vấn đề cạnh tranh trong phát triển du lịch Yên Tử đã, đang và sẽ đứng trước một thách thức không nhỏ là sự cạnh tranh thu hút khách từ các điểm du lịch khác. Mặc dù lợi thế về một quần thể di tích vào loại bậc nhất cả nước, nhưng Yên Tử mới được mọi người biết đến là điểm du lịch tâm linh gắn với hoạt động lễ hội trong ba tháng đầu năm. Vì vậy, để thu hút đông đảo du khách hơn nữa thì việc kết hợp phát triển du lịch văn hóa tâm linh vơi phát triển du lịch danh thắng đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí với khí hậu vùng núi mát mẻ là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức phát triển hoạt động du lịch quanh năm ở Yên Tử. Đây là vấn đề cần được đặt ra nghiên cứu để có những giải pháp thích hợp, đặc biệt là phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nhằm tăng cường cạnh tranh, góp phần sự phát triển du lịch bền vững của Yên Tử.
Vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch cần có một quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch bền vững ở Yên Tử trong mối quan hệ với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, các giá trị cảnh quan…
Đối với quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở Yên Tử cần lưu ý ba vấn đề rất quan trọng sau:
Thứ nhất, xác định được không gian du lịch với sản phẩm du lịch đặc
thù trên cơ sở phân tích có khoa học đặc điểm và sự phân bố tài nguyên du lịch trong toàn bộ khu di tích đã được giới hạn và mở rộng. Có thể xem xét phát triển không gian du lịch động, cho phép tổ chức tổ chức các loại hình du lịch như vui chơi giải trí, thể thao (leo núi, cắm trại…), bổ sung cho những không gian du lịch tĩnh như khôi phục lại các tuyến đường sang khu vực các di tích ở Đông Triều (Am Ngọa Vân, Chùa Hồ Thiên), phục dựng lại đường sang Am Diêm, Am Hoa, Am Dược, hoàn thành dự án đúc tượng Trần Nhân Tông tạo
nên một không gian linh thiêng mới… Những không gian du lịch này sẽ bổ sung cho nhau, tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn du lịch Yên Tử.
Thứ hai, với mô hình quản lý phát triển du lịch như hiện nay, theo đó
Trung tâm quản lý Yên Tử cần xem xét phương án thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch để cùng đầu tư phát triển du lịch.
Thứ ba, cần tạo ra môi trường thuận lợi hơn để cộng đồng địa phương
sống trong khu vực được tham gia tích cực hơn vào hoạt động phát triển du lịch. Hiện nay, hình thức tham gia của cộng đồng mới chỉ dừng phần lớn ở dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm với quy mô hạn chế, trong khi cộng đồng còn có thể tham gia vào nhiều dịch vụ khác nữa như sản xuất hàng lưu niệm, dịch vụ lưu trú tại nhà, hướng dẫn du khách, cung cấp các sản phẩm văn hoá địa phương, tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian mang đậm sắc thái của đồng bào dân tộc vùng núi Yên Tử… Việc chia sẻ lợi ích trong phát triển du lịch ở khu vực Yên Tử sẽ làm giảm đáng kể sức ép trong hoạt động mưu sinh của cộng đồng với các giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường khu vực, đặc biệt là khi rừng đặc dụng Yên Tử cũng đang trong quá trình xúc tiến nâng cấp thành vườn Quốc gia Yên Tử, góp phần tích cực đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở khu vực này.
Như vậy, khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở khu vực Yên Tử cần xác định rõ vai trò của cộng đồng địa phương và các hình thức dịch vụ du lịch mà cộng đồng có khả năng tham gia cũng như đề xuất các mô hình quản lý phù hợp; các biện pháp nhằm nâng cao năng lực và kĩ năng tham gia của cộng đồng phù hợp với các điều kiện cụ thể. Việc nhận diện những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững nói chung, quy hoạch phát triển du lịch bền vững khu vực Yên Tử nói riêng trên đây sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần hạn chế những tác
động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực trong quá trình phát triển du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác, cũng như đối với vấn đề môi trường và phát triển cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực này.
Yên Tử là nơi kết tinh chứa đựng những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của nền văn minh Đại Việt kéo dài tới nay đã hơn 700 năm lịch sử. Có thể khẳng định đây là một điểm di tích có tài nguyên du lịch văn hoá nhân văn vô cùng phong phú và đa dạng vào loại bậc nhất của nước ta. Nhưng Yên Tử mới chỉ được mọi người biết tới như một điểm hành hương tín ngưỡng tâm linh tôn giáo, chưa phải là một điểm du lịch văn hóa.
Xuất phát từ những tiềm năng phát triển du lịch văn hoá nhân văn độc đáo, phong phú và thực trạng phát triển du lịch ở Yên Tử chưa tương xứng với
tiềm năng thế mạnh. Khoá luận nghiên cứu với đề tài “Giải pháp phát triển du
lịch văn hoá nhân văn Yên Tử - Quảng Ninh”. Cấu trúc đề tài gồm ba vấn đề
chính, thể hiện rõ ràng chi tiết trong ba chương, giữa chúng có sự tương quan, liên kết chặt chẽ móc xích với nhau làm cho đề tài nghiên cứu trở thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.
Đề tài này đi sâu nghiên cứu những tiềm năng phát triển du lịch vô cùng phong phú, đa dạng ở Yên Tử và mang đến cái nhìn cụ thể, chi tiết về thực trạng du lịch ở Yên Tử. Đặc biệt đề tài có đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Yên Tử, nhằm góp phần quan trọng trọng việc thúc đẩy du lịch văn hóa nhân văn ở Yên Tử phát triển.
Tuy nhiên, Yên Tử là một khu di tích - danh thắng, nên bên cạnh những tài nguyên du lịch văn hoá nhân văn thì nơi đây còn là một danh thắng có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, có sự đa dạnh sinh học cao với hệ động - thực vật phong phú thuận lợi cho phát triển du lịch tự nhiên: tham quan vãng cảnh, nghỉ dưỡng, leo núi, cắm trại… nhưng đề tài mới chỉ đi sâu nghiên cứu về tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Yên Tử, chưa có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ về tài nguyên cũng như giải pháp phát triển du lịch tự nhiên ở Yên Tử. Hi vọng sau khi đề tài này hoàn thành, dựa
trên những đóng góp về nghiên cứu “Giải pháp phát triển du lịch văn hoá
nhân văn ở Yên Tử” sẽ có thêm nhiều đề tài nghiên cứu mới góp phần xây
dựng và hoàn thiện giải pháp phát triển du lịch Yên Tử cả về du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên, thúc đẩy hoạt động du lịch ở YênTử phát triển, đưa Yên Tử trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng trong nước và quốc tế.
1. Vũ Thế Bình (1988), Non nước Việt Nam, Nxb Hà Nội.
2. Lê Văn Hưu - Phan Phu Tiên - Ngô Sĩ Liên... soạn thảo (1272 - 1697),
Viện Khoa học xó hội Việt Nam dịch (1985 - 1992) (1993), Đại Việt sử ký
toàn thư toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Trương Khánh (2007), Hoàng đế triều Trần: Cội nguồn - ấn tượng dân
gian, Nxb Văn hoá dân tộc.
4. Trần Trọng Kim (2001), Việt Nam sử lược, Nxb Tổng hợp TP HCM. 5. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường di lịch Việt Nam,
Nxb Giáo dục.
6. Trần Thị Mai (chủ biên) (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Lao
động xã hội.
7. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học.
8. Lê Quang (2009), Yên Tử - Di tích lịch sử và danh thắng, Nxb Văn hoá dân
Tộc, Hà Nội.
9.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục. 10. Đoàn Huyền Trang (2008), Sổ tay du lịch Việt Nam, Nxb Lao động. 11. Trần Trương (1996), Chùa Yên Tử, Nxb VHTT Hà Nội.
12. Trần Trương (2007), Chùa Yên Tử - Lịch sử - Truyền thuyết di tích danh
thắng, Nxb VHTT Hà Nội.
13. Trần Trương (2007), Danh nhân Yên Tử, Nxb VHTT Hà Nội.
14. Trần Trương (2009), Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Nxb VHTT Hà Nội. 15. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
Văn học.
16. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
17. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình “Khoa học quản
lý”, Nxb Chính trị Quốc gia.
19. Yên Tử non thiêng (2008), Sở VHTT Quảng Ninh.
20. Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội(1988), Giáo trình “Hỏi và đáp về văn hóa
Việt Nam”, Nxb Văn hóa dân tộc.
21. Pháp lệnh: Bảo vệ và sử dụng Di tích lịch sử văn hoá và Danh lam thắng cảnh,
công bố ngày 04/04/1984.
22. Website: http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/208852 23. Website: http://viettravel.com
24. Website: http://vietnamnet.vn
PHỤ LỤC
1.Chùa Suối Tắm
Nằm kề sát ngay bên đường hành hương vào Yên Tử, cách Chùa Trình