a) Giá trị kiến trúc điêu khắc
3.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, làm rõ chức năng quản lý giữa
Hiện nay, khu di tích Yên Tử có Trung tâm quản lý di tích - danh thắng Yên Tử, Trung tâm này đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý của UBND thị xã Uông Bí, chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ kĩ thuật của Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ văn hoá thể thao và du lịch, chịu sự kiểm tra giám sát của các ngành chức năng có liên quan.
Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa Sở Văn hoá thông tin với lực lượng an ninh và nhiều ban ngành khác để góp phần đảm bảo trật tự cho khu di tích.
Nhà chùa quản lý việc chi tiêu, hương khói và các hoạt động trong chùa, nhưng nhà chùa cũng chịu sự quản lý giám sát, chi tiêu của sở tài chính và chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của sở trực thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Từ đó cho thấy sự bất cập trong công tác quản lý ở đây là khu di tích chịu sự quản lý, điều chỉnh của nhiều cơ quan. Mặc dù có ưu điểm là nắm rõ được hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận một cách nhanh chóng và chặt chẽ, tuy nhiên với cách quản lý trên không tránh khởi những hạn chế là sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, hiện nay việc quản lý chi tiêu của các nhà chùa chưa thực sự mạnh mẽ.
Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý dẫn đến chưa có bộ máy điều hành thống nhất, chưa quản lý tốt các mức giá kinh doanh của các doanh nghiệp để tình trạng họ tự phát giá ảnh hưởng đến du khách, ngoài ra họ còn vì lợi ích của bản thân nên xảy ra nhiều hành động gây ảnh hưởng đến du khách tham quan.
Việc quản lý chỉ tập trung vào mùa lễ hội. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của bộ máy quản lý trình độ chuyên môn chưa cao, nên vẫn xảy ra hiện tượng chốn thuế, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Trung tâm cần kết hợp chặt chẽ với các đơn vị, các ban ngành có liên quan để giữ gìn trật tự, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho hoạt động của khu di tích. Mặt khác để tránh tình trạng quản lý chồng chéo và để tạo ra hiệu quả quản lý cao về mọi mặt, cần thúc đẩy hơn nữa vai trò của đơn vị quản lý trực tiếp đối với khu di tích Yên Tử.